Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Nhiễm chất độc mầu da cam – 12 căn bệnh hoành hành anh đã hoàn toàn khỏi nhờ Pháp Luân Công

Nhiễm chất độc mầu da cam – 12 căn bệnh hoành hành anh đã hoàn toàn khỏi nhờ Pháp Luân Công https://ift.tt/2PZOxTY

Cống hiến tuổi thanh xuân cho tổ quốc. Trở thành bia đỡ đạn của thầy cô. Sống trong sự dày vò của bệnh tật... Về nghỉ mất sức tiền được lĩnh không đủ mua lá cọ để sửa mái nhà... đấy là hình ảnh của anh Nguyễn Văn Bái, Phường Yên Ninh, Thành phố Yên Bái. Một quân nhân cả đời vất vả, sống vì lý tưởng nhưng cuối cùng anh vẫn phải đối mặt với nhiều mất mát không gì bù đắp.

Bị nhiễm Dioxin đối mặt với tử thần

Thời anh sinh ra là thời bom đạn, 18 tuổi đã lên đường nhập ngũ, đó là năm 1973, người ta vẫn thường nói là đi B. Vào mặt trận Tây Nguyên bằng đường bộ Tây Trường Sơn, anh thuộc Sư 320 lính bộ binh. Nhiệm vụ của anh là liên lạc và làm cần vụ ở sư đoàn bộ, rồi chuyển về đơn vị chiến đấu. Anh cùng Sư đoàn vượt đường Tây Trường Sơn khi chất độc hóa học hủy hoại những cánh rừng. Một thế hệ cây mới đã vươn cao nhưng chưa che khuất được những thân cây cổ thụ to lớn trơ trụi chết khô bạt ngàn. Vào mùa khô đường Trường Sơn bụi mù đất đỏ bazan nhiễm dioxin với những con suối chết. Lâu lâu mới tìm được chút nước tồn đọng họ chen nhau gạn đám tảo đỏ múc đầy bình tông rửa ráy, uống rồi mang đi... anh bị nhiễm chất độc mầu da cam từ đó. Rồi sốt rét, muỗi độc... nhiều thử thách cam go với một thanh niên mới lớn.

Anh tham gia chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh rồi chiến đấu tại Củ Chi Đồng Dù canh cửa sắt tây bắc Sài Gòn. Vào sinh ra tử, nhìn đồng đội ngã xuống anh may mắn sống sót lành lặn sau chiến tranh. Cuối năm 1976 anh được lệnh rời Sài Gòn quay lên Tây Nguyên truy quét Phuro. Khi đó anh mới 22 tuổi nằm vùng tại Buôn Ma Thuật tỉnh Đắc Lắc, anh bị thương khi chuẩn bị đi tuần thì trúng đạn M79 của Phuro. Cuối năm 1977 anh xuất ngũ quay ra Bắc mang thương tật loại 4. Năm năm đi chiến trường anh trở về Yên Bái là thương binh với tấm huân chương chiến sĩ giải phóng, huy chương chiến sĩ vẻ vang và nhiều kỷ niệm chương khác.

Thời điểm này trên thân thể anh xuất hiện một số nốt như mụn cóc nhưng mỏng dẹt rất khó chịu, rồi lan rộng ra. Anh có đi điều trị bác sĩ nói rằng đó là u tuyến mồ hôi hay hạt cơm phẳng. Lúc đó anh cũng không biết đó là biểu hiện của phản ứng thân thể với chất dioxin mà anh đã vô tình phơi nhiễm trong quá trình sống và chiến đấu ở Tây Nguyên.

Trở thành bia đạn của thầy cô

23 tuổi anh bắt đầu dựng nghiệp, vào học trong trường Cơ khí 1 ở Vĩnh Yên với chuyên ngành chế tạo máy. Anh được phân công là lớp trưởng kiêm bí thư chi đoàn vì là người xuất ngũ chín chắn và từng trải. Anh cũng là học sinh giỏi và được cử đi thi môn điện của khối kỹ thuật chuyên nghiệp. Thời bao cấp đói khổ, nhà ăn cho sinh viên chỉ có hạt bobo, mùa đông những xoong bo bo được bày lên các bàn ăn đã lạnh cứng. Lũ chuột thoải mái nhảy “vũ khúc” từ nồi này sang nồi khác, đám sinh viên đứng ngoài cửa sắt xem như chuyện bình thường.

Vì sống kham khổ thiếu thốn đủ đường nên sinh ra nhiều bệnh tật, anh cho biết: “Tôi bị viêm đại tràng co thắt, nó tắc lại chỉ còn nhỏ như cái “đũa cái” khoảng 20cm, bị co nhỏ lại làm cho tôi đau đớn và bị táo bón liên miên nên mới sinh ra bệnh trĩ...” về sau đau quá anh phải đứng để ăn và làm việc vì không thể ngồi được.

Khi thân thể còn đau đớn anh bị bồi thêm một cú sốc tinh thần. Anh bị lưu ban tốt nghiệp cho dù những năm học của anh hoàn toàn đạt loại xuất sắc. Đồ án cũng được làm cẩn thận, tuy nhiên do mâu thuẫn cá nhân giữa cô giáo chủ nhiệm và cô giáo bộ môn nên anh trở thành “bia đạn”. Câu hỏi của cô ngày ấy cho đến tận hôm nay, gần hết đời làm thợ anh vẫn không thể có câu trả lời...

Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng

Chán nản, anh tự ái bỏ trường bỏ lớp về làm công nhân. Năm 1984 anh lấy vợ, may mắn những đứa con không bị di chứng nặng của chất độc mầu da cam. Điều đó cũng an ủi động viên anh khi nhìn đồng đội sinh con chết yểu hoặc dị tật bẩm sinh phải chăm sóc nuôi nấng hết đời. Vất vả hai mươi năm bộ đội, công nhân, cuối cùng anh xin về 176 ngậm ngùi với số tiền hơn một triệu đồng. Ngần ấy năm cống hiến sinh tử, ngần ấy năm công tác, số tiền nhận được không đủ mua lá cọ để sửa nhà. Một năm sau chính sách nhà nước lại thay đổi, những người ít năm công tác hơn, tuổi ít hơn người ta lại được về hưu, được lĩnh lương hưu hàng tháng. Anh chỉ còn biết oán trách số phận hẩm hiu. Hai bàn tay trắng quay lại lập nghiệp từ đầu, giải bài toán kinh tế để thoát nghèo... Anh đầu tư mua máy móc dựng lập nghề cơ khí, cái nghề chính gốc của anh tuy vất vả nhưng không lúc nào hết việc.

[caption id="attachment_230089" align="aligncenter" width="800"]anh mái lá Anh xin về 176 ngậm ngùi với số tiền hơn một triệu đồng - số tiền nhận được không đủ mua lá cọ để sửa nhà. (Ảnh mang tính minh họa, nguồn ảnh Internet.)[/caption]

Cũng tìm tòi học hỏi cách làm giàu từ nhiều hướng. Năm sau anh bước vào kinh doanh chế biến chè đen xuất khẩu, khoản đầu tư mà ai cũng cho là chắc ăn vì không bao giờ lỗ. Anh bỏ tiền ra thu mua chè tươi nguyên liệu và máy móc, thuê lao động. Cuối năm chè khô chất đầy kho với giá thành thấp hơn dự kiến chờ ngày xuất khẩu báo hiệu một hướng làm ăn phát đạt. Nhưng bất ngờ, chiến tranh Trung Đông nổ ra, chè của anh không bán được và thiệt hại lớn về kinh tế.

Di chứng của chất độc mầu da cam – Bệnh bắt đầu khởi phát

Do ảnh hưởng của dioxin lục phủ ngũ tạng cũng như những mầm bệnh âm ỉ trong anh bắt đầu bộc phát. Vất vả vật lộn với khó khăn, bệnh trĩ, bệnh viêm đại tràng còn chưa khỏi, anh lại bị thêm viêm đa khớp, đau dây thần kinh khiến anh phải bán máy tiện bỏ nghề cơ khí, nghề mà người ta muốn gây dựng cũng khó khăn. Các khớp xương sưng tấy, chụp X quang thì thấy tràn dịch và mọc gai. Anh không thể ngoái cổ hay giơ tay cao được, vai lúc nào cũng co ro lại vì đau chỉ mong được mổ khớp để thay khớp hay làm gì đó.

Mỗi lần nằm xuống hay ngủ dậy anh phải từ từ lựa mình nằm úp rồi mới trườn chân xuống khỏi gường. Mặc dù rất hạn chế uống Meeloxcam (là một loại thuốc xương khớp) nhưng anh vẫn bị viêm loét hang vị dạ dày. Bác sĩ khuyên uống thêm Gattotat có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tiêu diệt vi khuẩn HP. Anh đeo đồng hồ tay cứ ba giờ đồng hồ lại uống thuốc một lần, uống thuốc vào say như say xe. Tuy nhiên anh vẫn không thấy thuyên giảm chút nào.

Anh bị viêm họng mãn tính, những cơn ho rũ rượi suốt đêm làm cả nhà mất ngủ. Bệnh ho này bị liên miên nên anh không dám uống đồ lạnh. Rồi viêm kết mạc mắt nó tồn tại trong anh hơn hai mươi năm. Nếu một đến hai tháng mà không có thuốc đặc trị thì mắt nhòa đi không nhìn được.

Hồi thực tập ở xưởng cơ khí anh bị tai nạn một ống sắt to rơi xuống đầu, di chứng để lại là những cơn co giật. Kỳ lạ ở chỗ anh hay bị co giật những lúc ngủ, kể cả ngủ gật vào những ngày người không khỏe. Mỗi lần lên cơn động kinh thì toàn thân co giật, sùi bọt mép khiến người khác khiếp đảm không ai dám ngủ cùng.

Anh bị viêm gan B mà không biết mình đã lây nhiễm từ đâu. Thời ấy bệnh này hiếm gặp và nếu mắc thì coi như xong... anh về Hà Nội khám ở Y Cao Cầu Giấy, bác sỹ Mạo - Giáo sư đầu ngành gan mật khám và cấp cho anh giấy xét nghiệm với 5 cái gọng vó. Mỗi xét nghiệm đều rất đắt tiền, vào những năm 80 thu nhập của một công nhân như anh là quá sức. Rồi tiền mua thuốc riêng vỉ zeppic chống hội tụ tế bào có 10 viên nhỏ xíu giá đã hơn 1 triệu đồng. Mỗi ngày 1 viên theo giáo sư kê đơn và uống trong nhiều tháng.

Sau một đợt điều trị bệnh không đỡ mà tiền lại tốn nhiều nên anh quyết định dừng lại phó mặc cho số phận. Năm 2012 anh lại phát hiện có khối u 2cm ở gan phải, đi khám ở viện K sau rất nhiều xét nghiệm máu và chụp cắt 64 lớp vẫn chưa có kết quả. Bác sỹ ở 108 chỉ định phải chọc vào gan để lấy sinh tiết rồi tiêm hóa chất vào. Hoảng sợ anh bỏ về.

Căn bệnh đeo đẳng anh lâu nhất từ năm ở chiến trường 1976, là những nốt sần mầu thâm đen cứ dần dần lan toàn thân mà bác sỹ gọi là u tuyến mồ hôi cũng không có cách nào chữa được ngoài cách dùng tia laze để đốt cháy. Các bác sỹ ở bệnh viện da liễu TW mất gần hết buổi sáng đốt từng nốt khắp người anh. Mỗi lần tia lửa khoét lõm vào da làm anh giật thót, đến trưa thì người anh như con bò thui. Đành rằng sau đó những nốt nhỏ lại dần dần mọc lên, nhưng dẫu sao anh cũng cảm thấy tự tin khi mặc áo cộc hay cởi trần.

Hành trình gian khó chữa bệnh nan y

Anh vốn nhiều bệnh nên một nốt ngứa bằng đồng xu mọc lên ở thái dương cũng không làm anh bận tâm. Khi xuất hiện vài nốt nữa trên đầu anh quyết định đến Y sỹ Định chuyên khoa da liễu trung tâm phòng chống bệnh xã hội Yên Bái là chỗ người nhà để khám. Kết luận anh bị viêm da hay nấm gì đó, Y sỹ pha cho anh thứ thuốc màu đỏ, có vẻ quý lắm để về bôi và còn xét nghiệm xem có nhiễm HIV hay không. Thuốc bôi vào các vết ngứa của anh sưng tấy và vẫn lan rộng thêm.

Chuyển sang bệnh viện đa khoa. Bác sỹ Nguyên chuyên khoa da liễu - trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện tỉnh Yên Bái bà kết luận: đây là viêm da cơ địa. Bác sỹ khuyên anh mua thuốc chống lao con nhộng, trộn với cồn ASA (dùng bôi hắc lào). Những thuốc độc dược bôi vào đầu càng làm sưng tấy và vết ngứa lan tiếp xuống cổ, mặt và tai. Anh chuyển đến bệnh viện tỉnh khám tiếp lần nữa. Được bác sỹ Nhâm Thị Ngọc Hòa kết luận: Viêm chân tóc - Ban đỏ dị ứng - Bệnh nấm da!

[caption id="attachment_230453" align="aligncenter" width="618"]anh mờ Các nốt đỏ lan khắp người, anh Nguyễn Văn Bái buộc phải cắt trọc đầu để bôi thuốc và không dám ra khỏi nhà. Ảnh do anh Bái cung cấp.[/caption]

Điều trị một thời gian không thuyên giảm, anh chuyển sang các loại thuốc nam và bôi rất nhiều thứ thuốc mỡ Việt Nam lẫn Trung Quốc, hễ ai mách gì là anh dùng thứ đó. Rồi các nốt đỏ bằng nửa hạt lạc lan khắp người. Anh bắt đầu phải cắt trọc đầu để bôi thuốc và không dám ra khỏi nhà. Các nốt ngứa tạo vảy rất nhanh ngồi đâu anh cũng bóc vảy đầy đất. Một người bạn đồng ngũ cho anh địa chỉ về bà Tín ở chợ Ninh Hiệp và khẳng định sẽ khỏi. Chẳng có lối thoát anh chuyển về cầu Đuống ở với con trai và đến nhà bà Tín, một nhà buôn thuốc bắc từ Trung Quốc về bán lẻ. Bà cắt cho mười thang thuốc, thuốc pha nước tắm và cả thuốc bôi. Anh mừng thầm và hy vọng nghe bà nói rằng uống ba bốn thang sẽ khỏi dần. Anh mang về và bận bịu từ sáng đến nửa đêm theo lời dặn của bà. Đun thuốc uống, đun nước tắm, pha chế thuốc, tắm gội và bôi thuốc.

Hết bảy thang thuốc rồi mà bệnh chẳng đỡ. Anh đến bà Tín và được cấp thêm thuốc bắc và các thứ thuốc bôi gồm một cục tinh thể trắng rất hắc, một lọ chất lỏng như mỡ nước cũng rất hắc. Cả mấy tuýp thuốc bôi trĩ của Trung quốc... và dặn thêm tắm bằng lá xoan. Tóm lại có gì độc nhất thì bà cấp cho anh bôi và tắm.

Bàng hoàng tiền mất tật mang anh vội đi cấp cứu

Trầm ngâm anh ngồi kể lại những ngày tháng kinh hoàng nhất về bệnh tật của mình. Nồi thuốc bắc ngày đêm sùng sục. Rồi đun nước tắm và tắm gội. Ngày hai lần pha trộn thuốc và bôi. Con trai anh thường đi công tác vắng nhà hoặc về muộn nên anh thường tự nấu ăn, soi gương bôi thuốc nhưng khớp vai đau buốt không giơ tay lên được, kiệt sức vì đau và mệt. Bôi thuốc xong từ đầu đến chân thì đã khuya rồi anh còn phải chờ thuốc se se lại mới dám nằm xuống, tay cầm chiếc que nhựa để chọc khắp chân, tay, đầu, mặt... thay cho gãi ngứa vì sợ dùng móng tay mà gãi thì mất đi lớp thuốc quý báu vừa bôi.

Cứ như vậy suốt hai tuần hầu như anh không ngủ được vì ngứa, mặc dù đã uống thuốc ngủ liều cao. Anh nằm một mình trong căn nhà trống vắng hai mắt mở trừng trừng trong đêm tối nhìn nỗi cực khổ đang hành hạ thân xác mình... Có khi cơn ngứa nổi lên điên cuồng anh vùng dậy lao đầu vào vòi nước lạnh mà gãi...

Anh quay lại bà lang ấy mặc dù không còn hy vọng gì. Vừa vào đến sân trông anh khiếp quá bà đã nhanh mồm xua: “Anh về mà đi viện, thú thật là tôi cũng chưa chữa bệnh này bao giờ!” Tiền mất tật mang, lúc này các chân móng tay anh sưng đỏ và há hoác. Lại còn sốt vì viêm tai giữa do tắm lá thuốc bị õng nước vào tai lâu ngày. Anh vội đi cấp cứu ở bệnh viện da liễu TW, trước đây anh đã đến đây khám lấy thuốc về điều trị nhưng không kết quả. Lần này vào khoa điều trị có nhiều loại biệt dược đặc trị hơn gồm bôi đầu riêng, bôi mặt riêng bôi người riêng nhưng rất đắt. Anh còn phải dùng kèm theo các loại thuốc về khớp và dạ dày...

Vào viện thấy nhiều cảnh khổ, biết bệnh của mình cũng khó lành

Vào viện thấy nhiều cảnh khổ, có bệnh nhân trẻ nói với anh rằng năm nay cháu đi điều trị bảy lần rồi. Một bệnh nhân ở giường bên cạnh điều trị vảy nến ở TP Hồ Chí Minh không khỏi chuyển ra. Cả người anh ta như một con tôm tẩm bột rán trên mâm cỗ. Suốt ngày vợ ngồi bóc vảy cho chồng. Vảy gãi đầy giường, dưới đất, còn bắn cả sang giường bên cạnh. Anh chồng thì kêu rên thảm thiết mỗi khi thấy bác sỹ đến và mắng chửi vợ xa xả. Anh ta kêu rên để được bác sỹ cấp thêm thuốc và bán lại cho bệnh nhân khác...

[caption id="attachment_230105" align="aligncenter" width="665"]các loại thuốc Anh phải mua hàng tá, đủ các loại thuốc mang về đầy một cái vali như một tay buôn thuốc tây. Ảnh mang tính minh họa, nguồn ảnh Internet.[/caption]

Điều trị trong viện anh được bác sỹ tiêm kháng sinh liều cao 16 ngày thì các vết thương tạm thời co lại. Nhưng đến ngày thứ 21 các nốt mới đã bắt đầu xuất hiện. Ngày thứ 24 khi cầm giấy ra viện thì thực tế bệnh đã đang phát triển đợt mới rồi. Thuốc anh phải mua mang về đầy vali như một tay buôn thuốc tây, nhiều loại ở Yên Bái không có, anh phải mua cả nước gội đầu đặc chủng KÈLOAL 100ml giá gần 400.000đ/lọ... Về anh tắm bằng rất nhiều thứ lá, ai mách thứ gì thì anh tắm thứ đó, từ cây Xuyến Chi, lá Ba Gạc, lá Đơn đỏ, bẹ Cau, lá Sấu, lá Chè tươi... và cuối cùng là lá Giềng. Mỗi lần tắm anh mất nửa ngày cật lực băm lá, rửa lá rồi đun một nồi to. Đông qua hè tới anh tắm hàng tấn lá Giềng, bệnh cũng đỡ nhiều nhưng không khỏi. Âu cũng là hạnh phúc lắm rồi, lâu lâu anh không quên mang quà đến lễ người mách cho anh thứ lá quý báu này.

Điều tưởng như bình dị lại trở nên phi thường

Tưởng rằng số phận anh cứ vậy mà trôi đi, sẽ phải gắn chặt với lá Giềng và các loại thuốc chữa bệnh khác cho đến khi làm bạn với anh 6 tấm. Dần dần anh bắt đầu buông đi ý định chạy chữa các nơi và chấp nhận với số phận. Hàng ngày anh vẫn thường ra công viên Yên Hòa thành phố Yên Bái, đứng sau một bác cao niên tập mấy chục động tác thể dục. Đã quen như thế bao lâu nay bỗng dưng hôm nay bác ấy tập cái gì đó, cứ ngồi im như vậy. Anh đành tập một mình với những động tác mà anh cho là cơ bản và mạnh mẽ nhất trong bài của ông trước đây.

[caption id="attachment_230111" align="aligncenter" width="2592"]DSC03223 Anh Bái đang luyện bài Công pháp số 5 của Pháp Luân Công cùng mọi người ở công viên Yên Hòa thành phố Yên Bái (người áo trắng cộc tay ở giữa). Ảnh do anh Bái cung cấp.[/caption]

Vì tò mò anh bắt chước các động tác mà ông đang tập cùng một nhóm người. Anh được những người này hướng dẫn rất tỉ mỉ, bác cao niên nói anh nên tìm hiểu và tu luyện môn này rất tốt. Cứ như vậy anh đã đến với Pháp Luân Công như thế. Với kho tàng bệnh tật của anh bao năm đi chữa bệnh chẳng lành, không có lối thoát thì tu luyện chẳng tốt quá sao. Anh chuyên cần vào luyện, khi luyện bài công Pháp số hai khớp vai đau nhức anh lấy tay trái kéo tay phải lên tập trạm trang mà mồ hôi nhỏ thành dòng. Luyện thì tốt rồi, nhưng tu thì phải có sách, anh mua cuốn Chuyển Pháp Luân về tò mò giở phụ lục xem sách dạy những gì trong đó. Anh đọc ngay vào nội dung mà thu hút anh nhất: Vấn đề sát sinh, vấn đề ăn thịt, uống rượu” đọc hết mới quay lại đọc từ đầu. Vốn là dân kỹ thuật nên anh đọc sách tỉ mỉ từng chữ và xem chú thích tường tận. Đọc hết một lượt anh mới biết cần phải đọc sách lần lượt, không quá soi xét từng chữ, giữ sách Đại Pháp nghiêm minh.

Thần tích đã xuất hiện

Anh chăm chỉ đọc Chuyển Pháp Luân rồi lại đến Kinh Văn... Toàn bộ sách của Pháp Luân Đại Pháp anh đọc gần hết trong thời gian ngắn. Anh nghiêm túc thực hành theo những gì trong sách dạy, buông bỏ chấp ngã cố gắng trở thành người thật tốt. Anh phát hiện ra rằng, sống quá nửa đời người trải nghiệm nhiều đau thương, vào sinh ra tử... nhưng để trở thành một người tốt thật sự như Pháp Luân Công dạy thì bây giờ rất hiếm. Anh hiểu được rằng Pháp Luân Công chính là miền đất tịnh độ, nên anh nỗ lực hướng thiện, tu tâm. Anh luyện công cũng đã thấy nhẹ nhàng hơn, tay ôm trang pháp cũng không còn đau đớn như trước. Anh tăng cường luyện năm bài công pháp hai lần một ngày, thật là kỳ diệu một số bệnh trong thân thể anh biến mất sau nửa năm tu luyện.

Kể đến đây nước mắt anh rưng rưng nghẹn ngào nói tiếp, anh không thể tin cho dù sự thực đang hiện hữu. Bệnh động kinh, viêm mắt, ho mãn tính, dạ dày, kiết lỵ đã khỏi hẳn. Giờ anh có thể ăn kem, uống nước đá, ăn chua thoải mái mà không bị làm sao thật hạnh phúc. Bệnh viêm đại tràng co thắt hành hạ anh mấy chục năm còn tạo thành bệnh trĩ nay cũng không cánh mà bay, anh không còn bị táo bón nữa, nước da của anh trở nên sáng sủa nhuận hồng.

Căn bệnh viêm đa khớp đỡ nhiều chỉ còn một chút khó chịu ở vai phải. Một năm sau tu luyện Pháp Luân Công anh đi kiểm tra lại cái u gan thì được bác sĩ cho biết nó đã nhỏ đi và mờ rất nhiều, phải soi mãi mới thấy được. Anh cảm nhận giờ bụng không còn bị trướng như xưa, ăn thấy ngon miệng và hệ tiêu hóa rất tốt. Anh đã khỏe mạnh hoàn toàn.

[caption id="attachment_230139" align="aligncenter" width="852"]anh cắt Thật kỳ diệu căn bệnh mà y học đã đầu hàng anh buộc phải chung sống với nó. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công đã biến mất. Ảnh do anh Bái cung cấp.[/caption]

Điều kỳ diệu nhất là căn bệnh vẩy nến khiến anh sống dở chết dở đã biến mất, chỉ còn lại vài nốt nhỏ trên đầu. Các nốt vảy nến trên thân thể anh đã bay sạch không còn một nốt nào. Anh không phải hì hụi băm chặt suốt ngày đun nấu những nồi nước lá để tắm và làm dịu bớt cơn ngứa. Anh đã có thể tự tin bước ra đường với áo cộc điều mà ngày xưa anh không bao giờ dám nghĩ đến.

[caption id="attachment_230112" align="aligncenter" width="320"]Photo0189 Thật hạnh phúc khi anh lại có thể quay lại làm công việc cơ khí mà anh yêu thích và đặc biệt hơn anh có thể tự tin mặc áo cộc tay điều mà anh tưởng chỉ có thể trong mơ mới có. Ảnh do anh Bái cung cấp.[/caption]

Cuối năm 2015 khi dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón năm mới, anh chợt nhận ra cái tủ nơi anh để hàng tá thuốc từ các loại rượu ngâm thâm niên, thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc, thực phẩm chức năng... đang phủ một lớp bụi mờ. Anh bồi hồi tổng thanh lý toàn bộ các ngăn tủ thuốc, nhìn lại mỗi thứ thuốc là một loại bệnh mà trước đây ngày nào cũng phải dùng đến. Anh trịnh trọng lau dọn sach sẽ, chọn ngăn tủ cao nhất kính cẩn đặt sách Đại Pháp.

Cảm ân đối với Đại Pháp

Từ ngày tu luyện anh ăn uống đơn giản và đạm bạc nhưng lại có sức khỏe tốt hơn. Anh đi lại chủ yếu bằng xe đạp và vẫn sống tốt bằng nghề sửa chữa đồ điện và trợ cấp thương binh ít ỏi. Anh không còn tâm oán trách bất bình với sự hy sinh đóng góp của mình và vui vẻ với cuộc sống đang có. Anh đã tìm lại được sự thanh thản trong tâm hồn.

[caption id="attachment_230109" align="aligncenter" width="697"]anh chơi đàn Anh lại có thể theo đuổi niềm yêu thích chơi nhạc của mình. Pháp Luân Công thật nhiệm mầu, điều này chỉ có thể được triển hiện vì Pháp Luân Công chính là Phật Pháp chân chính. Ảnh do anh Bái cung cấp.[/caption]

Anh là tay đàn nghiệp dư của CLB nghệ thuật Cựu Chiến binh tỉnh Yên Bái, do trọng bệnh mà ít có cơ hội được biểu diễn. Nay tu luyện Đại Pháp sức khỏe được phục hồi, trí nhớ tốt hơn, tiếng đàn cũng trong trẻo nhẹ nhàng bay bổng như thoát khỏi cõi u mê. Anh hồ hởi mang cây đàn Oocgan dạo cho tôi nghe những giai điệu của bài “Tạ ân Sư”. Vừa đàn nước mắt anh vừa tuôn rơi vì lòng biết ơn vô hạn đối với người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp đã vớt anh lên từ đau khổ của bệnh tật, ban tặng cho anh cuộc đời thứ hai.

Anh nói với tôi rằng quãng đời còn lại anh nguyện một lòng giúp đỡ những người có thiện duyên với Đại Pháp, những người đang chìm ngập trong đau khổ, dù giàu hay nghèo, khi bệnh tật cảm giác đau đớn là như nhau. Anh tình nguyện hỗ trợ giúp đỡ bằng cả tấm lòng.

Mộc Miên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét