Từ cô gái gốc Hà Thành đến cán bộ nhà ở Liên Hợp Quốc:
Không bao giờ là muộn để tìm thấy 'ngôi nhà' của chính mình
Vượt qua 700 hồ sơ, ứng viên duy nhất được tuyển dụng vị trí cán bộ chương trình nhà ở Liên Hợp Quốc, câu chuyện của chị Nguyễn Thuỳ Trang kể về hành trình đi tìm ngôi nhà thực sự bình an trong một thế giới bất ổn và bất an ngay chính trong bản thân mình.
Trở thành cán bộ Liên Hợp Quốc có gì đặc biệt đối với chị?
Đó cũng là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Khoảng 700 hồ sơ ứng tuyển, mình đã lọt vào danh sách 20 cán bộ dự bị; nhưng chỉ một người được tuyển dụng chính thức. Mình may mắn có được vị trí đó cùng hợp đồng lao động vô thời hạn ở Kenya.
Công việc tại Liên Hợp Quốc của mình chủ yếu về môi trường toàn cầu, bình đẳng giới, phát triển đô thị bền vững… Môi trường quốc tế có đặc thù riêng, liên quan đến rất nhiều châu lục và các quốc gia khác nhau, tiếp xúc với nhiều nhà khoa học trên thế giới, nhiều nền văn hoá. Công việc ở một tổ chức toàn cầu khiến mình cảm thấy ý nghĩa vì được đóng góp cho một thế giới tốt đẹp và ổn định hơn.
Nhưng, như một trò đùa của số phận, điều đó lại khiến cuộc sống cá nhân mình trở nên bất ổn.
Môi trường toàn cầu, làm việc với các đồng nghiệp quốc tế giỏi, khối lượng và tiến độ công việc yêu cầu rất cao. Có những thời gian khi hoàn thành dự án, chuẩn bị cho các chương trình nghị sự, mình và nhóm phải làm việc 7 ngày một tuần, mỗi ngày gần như chỉ có 3-4 tiếng ngủ, rất căng thẳng.
Cô gái gốc Hà Nội, trở thành cán bộ Liên Hợp Quốc, với người chồng ngoại quốc và 2 con xinh xắn. Cuộc sống của chị là niềm mơ ước của nhiều người?
Thật ra thì cuộc sống của mình mọi người nhìn vào thấy rất hoàn hảo, nhưng đằng sau nó có rất nhiều sóng gió. Mình không chỉ có những áp lực từ phía công việc, mà bản thân trong một cuộc hôn nhân đa văn hoá, đa quốc gia giữa những người đến từ hai châu lục khác nhau, thì mình và chồng cũng có nhiều sự khác biệt về suy nghĩ, cách sống. Là một phụ nữ châu Á mình muốn tập trung thật nhiều cho gia đình, còn anh đến từ châu Âu thì suy nghĩ cũng rất khác biệt, anh vẫn thiên về cái phong cách sống độc lập, cá nhân nhiều hơn.
Mình luôn cảm thấy tự ti vì ngoại hình không có được những tiêu chuẩn của một cô gái đẹp: da trắng, eo thon, tóc đen và mượt. Không tin vào bản thân nên thường tự dằn vặt, lo lắng anh sẽ có người phụ nữ khác xinh đẹp hơn. Mình đâm ra mặc cảm, đa nghi và tuy không tỏ thái độ ghen tuông nhưng mình dễ tủi thân và cảm thấy bị tổn thương.
Chưa kể chồng và con trai mình là hai người có tính cách rất xung khắc. Anh và bé thường xuyên xảy ra những cuộc xung đột hết sức gay gắt nảy lửa, mình cảm thấy vô cùng khó xử và khổ tâm không biết làm thế nào. Chính vì thế nên mình mệt mỏi và hay cáu gắt với chồng con, luôn luôn đòi hỏi cao với mọi người là để cho mình nghỉ ngơi, và ít quan tâm tới gia đình.
Người phương Tây hay nói về giai đoạn khủng hoảng "nửa cuộc đời" (mid-life crisis). Có vẻ như nó đúng với chị?
Vâng, đó là một trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc đời. Công việc căng thẳng và rất nhiều áp lực, mâu thuẫn trong gia đình giữa chồng và con trai ngày càng tệ hại, sức khoẻ của mình suy sụp nặng nhất là bệnh hen phế quản và viêm gan B. Xét nghiệm của bệnh viện cho thấy mật độ lượng virus trong cơ thể mình tăng vọt hơn 1.000 lần so với 6 tháng trước đó. Mình rơi vào trạng thái trầm cảm, tâm trạng nặng nề. Đến lúc không thể chịu đựng được thêm nữa, trong bế tắc cùng cực, mình đã xin cơ quan cho nghỉ phép để về nhà bố mẹ đẻ tĩnh dưỡng một thời gian.
Chuyến trở về nhà ấy dường như đã thay đổi cuộc sống của chị.
Không thể tin là chị đã từng tuyệt vọng đến mức trầm cảm nặng nề như vậy?
Chuyến trở về nhà ấy dường như đã thay đổi cuộc sống của chị. Không thể tin là chị đã từng tuyệt vọng đến mức trầm cảm nặng nề như vậy?
Vâng, mọi việc như được an bài và nghĩ lại thì mình vô cùng biết ơn sự an bài cứu rỗi cuộc đời mình lúc đó.
Khi mình về Việt Nam sống cùng bố mẹ để tĩnh dưỡng, một buổi tối mình thấy mẹ bật nhạc và tập những bài tập nhẹ nhàng. Nhìn thấy mẹ luyện tập, tự nhiên mình bị thu hút, tiếng nhạc êm đềm và hình ảnh mẹ chuyển động, thần thái an hoà, tĩnh tại. Mình cảm thấy đó chính là sự thư thái, an bằng mà mình đang tìm kiếm, khi thân thể rã rời vì mệt mỏi bệnh tật và tâm hồn tràn ngập nỗi tuyệt vọng.
Mình đứng cạnh, bắt đầu tập theo mẹ. Thân và tâm mình chìm trong tiếng nhạc êm dịu. Luyện xong 5 bài tập thì mình thấy người nóng bừng lên, đặc biệt là ở 2 lòng bàn tay. Lúc ấy không hiểu sao mẹ mình cảm động đến độ rơi nước mắt. Sau này khi thực sự bước vào tu luyện rồi mình mới hiểu vì sao lúc ấy mẹ lại xúc động như vậy.
Chỉ sau một tuần luyện 5 bài công pháp của Pháp Luân Công, khi quay trở lại để bác sỹ đọc kết quả chụp MRT gan, bác sỹ soi hình ảnh lên đèn, cười và nói ngắn gọn: "Không có vấn đề gì, em yên tâm mà đi công tác".
Khi nghe bác sỹ nói như vậy thì mình rất vui mừng, và có một sự chấn động nhất định. Mình thấy có niềm tin vào Pháp Luân Công. Quay trở lại Kenya, mình lại tiếp tục luyện tập và dành thời gian để đọc nhiều lần cuốn Chuyển Pháp Luân - cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp.
Cuốn sách đó có gì đặc biệt với chị như vậy?
Làm việc với các nhà khoa học trên khắp thế giới và nghiên cứu các vấn đề biến đổi toàn cầu, nhưng những gì viết trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân thực sự mở ra những hiểu biết về vũ trụ theo cách vô cùng khác với những gì mình biết trong nhiều năm nghiên cứu khoa học và công tác. Rất nhiều thắc mắc chưa giải đáp được thì mình đã tìm thấy câu trả lời trong những bài giảng uyên thâm về vũ trụ, sinh mệnh của Pháp Luân Đại Pháp.
Những bất ổn của thế giới, những vấn đề về môi trường, khí hậu hay bình đẳng giới mà mình nghiên cứu suốt bao nhiêu năm nhưng chưa bao giờ hiểu được rằng thực ra lời giải của nó chính là đạo đức.
Cuốn sách Chuyển Pháp Luân chỉ ra việc nâng cao đạo đức xã hội mới là cái gốc cho giải pháp đối với các vấn đề xã hội và môi trường.
Những hiểu biết đó vượt ngoài giới hạn nghiên cứu khoa học mà mình biết. Bởi các quốc gia trên thế giới đã tốn rất nhiều tiền của và thời gian cho nghiên cứu, hội nghị, ứng dụng nhằm tìm ra các giải pháp giảm lượng khí nhà kính, giảm ô nhiễm nước, khai thác bền vững tài nguyên, quản lý rác thải và chất thải, tái sử dụng tài nguyên rác, v.v. Tuy nhiên, tất cả các giải pháp ấy đều không thể thực hiện được nếu cộng đồng không có ý thức nâng cao đạo đức, xoá bỏ các suy nghĩ đầu cơ hoặc tiêu dùng tham lam, lãng phí. Giải pháp chỉ giải quyết vấn đề ở bề mặt. Cái gốc thực sự của vấn đề là đạo đức đã suy thoái.
Mình cũng từng nghiên cứu rất nhiều về bình đẳng giới. Là một phụ nữ, sinh vào đúng ngày quốc tế phụ nữ, đây là một chủ đề mà mình rất tâm đắc. Tuy nhiên, sau nhiều năm làm việc tại địa phương và nghiên cứu chính sách về bình đẳng giới, mình không thể tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi: Thế nào là bình đẳng giới? Liệu có phải cứ chia đều mọi thứ 50-50% và nam nữ đều làm các việc giống nhau thì gọi là bình đẳng?
Kinh nghiệm ở các vùng quê, nông thôn (Việt Nam, Ấn Độ, châu Âu) cho thấy không phải cứ nam nữ đều làm các việc giống nhau thì sẽ mang lại kết quả tốt và đời sống hạnh phúc cho phụ nữ. Khi gánh vác các vai trò trong gia đình và xã hội, mình thấy phụ nữ và nam giới đều có những ‘thiên chức' của mình.
Cuộc đấu tranh giành bình đẳng nam nữ diễn ra trên toàn cầu vài chục năm qua, và đã mang đến những biến đổi lớn trong xã hội phương Tây cũng như ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin. Phụ nữ đã có mặt ở trên mọi lĩnh vực ngành nghề và có thành tích rất tốt. Tuy nhiên, song song với phong trào nữ quyền mạnh mẽ là những hiện tượng như: phụ nữ hút thuốc, uống rượu, giải phóng quan hệ tình dục...
Kết quả là phụ nữ độc thân nhiều hơn, tỉ lệ ly hôn cao hơn, phụ nữ trẻ phá thai trở nên phổ biến hơn, tình trạng sức khoẻ của họ và những đứa trẻ do họ chăm sóc cũng không được đảm bảo. Tất nhiên, mình cũng biết rằng ở nhiều nơi trên thế giới rất nhiều phụ nữ đang chịu những áp lực và đau đớn do bị bạo hành, xâm hại, lạm dụng và chịu thiệt thòi so với nam giới. Sau khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân thì mình hiểu ra rằng bình đẳng về quyền chỉ là giải pháp về bề nổi, tức là tạo thêm một khung chính sách mới để người dân tuân theo. Tuy nhiên, giáo dục về đạo đức về cách ứng xử nam nữ, tôn trọng truyền thống và ‘thiên chức' của mỗi thành viên trong gia đình mới là cái gốc để mang đến cuộc sống hoà hợp và hạnh phúc.
Việc phát triển đô thị tràn lan và thiếu quy hoạch đang dẫn đến các vấn đề: thiếu cơ sở hạ tầng, chất lượng cuộc sống của người dân bị giảm nghiêm trọng (ô nhiễm, thiếu không gian cho trẻ em...). Nhiều người sống trong điều kiện chật chội và thiếu ánh sáng, nước sạch trong khi nhiều khu nhà mới xây lại bị bỏ trống; ách tắc giao thông, ô nhiễm không khí, v.v.
Mình nhận ra là, nếu tất cả mọi người dân đều sống theo chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn thì điều kiện sống ở các thành phố sẽ khác. Ví dụ, không đầu cơ nhà ở (Chân), không đổ rác bừa bãi, không tham gia các hoạt động tội phạm như trộm cắp, cướp giật (Thiện) thì mọi người sống trong thành phố sẽ đều thấy an toàn hơn, trọn vẹn hơn.
Vậy là chị đã tìm ra lời giải cho những bất ổn toàn cầu mà chị nghiên cứu. Còn sự bất ổn trong gia đình và nội tâm chị thì sao?
Vâng, cuối cùng mình đã tìm được lời giải cho những bất ổn của thế giới và của chính mình nhờ những bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp.
Mình nhận ra những giá trị đích thực của cuộc sống và giá trị của bản thân, và mình hiểu rằng Chân-Thiện-Nhẫn là cái gốc căn bản của sinh mệnh và vũ trụ
Những chân lý của vũ trụ và đạo lý sống mà mình học được từ Pháp Luân Công khiến mình trở nên bao dung với cuộc đời và với chính mình.
Dần dần tâm tính mình thay đổi. Mình không còn vướng bận quá nhiều vào sự hoàn hảo và cầu toàn nữa. Cách mình đối xử với mọi người khác đi, trân quý nhiều hơn tình cảm của họ, trân quý hơn cuộc sống mình đang có, và tự dưng nhiều điều tốt đẹp đến với mình hết sức tự nhiên, và mình cảm nhận được hạnh phúc trong những thay đổi bản thân từ sâu thẳm.
Khi trong lòng mình bớt đi những căng thẳng, những đòi hỏi cao, những bức xúc trong tâm thì tự dưng mình thấy khoẻ ra và căn bệnh trước đây ít hành hạ mình, dần dần biến mất. Trước đây có những giai đoạn mình ho và lên cơn hen liên tục, phải uống kháng sinh trường kỳ, nhưng 2 năm nay mình không cần một viên kháng sinh nào cả. Bác sỹ người Đức đã nói với mình là ông không nghe thấy tiếng rít hen ở trong phế quản của mình nữa.
Chân-Thiện-Nhẫn có giúp được chị hoá giải được những bất hoà trong gia đình?
Khi hiểu được về Chân-Thiện-Nhẫn, mình có những thước đo và cách nhìn mới, cách cư xử khác hơn đối với những mối quan hệ trong gia đình. Gặp những mâu thuẫn do khác biệt về suy nghĩ và văn hoá, mình không áp đặt suy nghĩ của cá nhân với chồng như trước đây mà chỉ cố gắng tôn trọng ý muốn của anh hơn. Khi đó thì, ngược lại chồng mình cũng hiểu ra sự hoà hợp, hoà thuận trong gia đình là phải đến từ hai phía và anh cũng dần dần nhận ra là mình có thành ý thực sự làm anh hạnh phúc. Vợ chồng mình trở nên rất hoà hợp với nhau.
Chồng chị là một người Hà Lan, anh có thấy xa lạ khi chị tu luyện theo một môn khí công Phật gia?
Không, khi chứng kiến những thay đổi trong tính cách và sức khoẻ của mình thì chồng mình và các con dần dần đã được cảm hoá và họ cũng tin vào sự kì diệu của Pháp Luân Công và những giá trị về Chân-Thiện-Nhẫn, bây giờ thì các con và chồng đều tập Pháp Luân Công cùng mình. Rất may mắn là cuốn sách Chuyển Pháp Luân được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ nên cả nhà mình cùng học được.
Hàng ngày trước khi đi ngủ, đôi khi chồng mình và con trai chủ động kêu gọi cả nhà đứng ra luyện công.
Và khi cả nhà đứng thành một vòng tròn như vậy và luyện 5 bài công pháp, thì thực sự mình cảm thấy niềm hạnh phúc dâng trào đến nghẹn ngào khi cảm nhận sự kết nối giữa những thành viên trong gia đình.
Không thể tin là có lúc mình đã từng trầm cảm vì tuyệt vọng và bế tắc vào cuộc đời và cuộc hôn nhân này.
Trở thành một người tu luyện, cuộc sống của chị thay đổi như thế nào?
Giờ thì mình là một người thực sự hạnh phúc, giống như con chim được sổ lồng, được thoát ra khỏi cái lồng cũ chật hẹp.
Mình thấy cuộc đời đẹp, và trong mắt mình thì khác trước đây rất nhiều. Khi chụp ảnh hoặc chơi đàn, mình cũng cảm thấy có sự khác biệt trong cái cách mình thể hiện âm nhạc hay là thể hiện cuộc sống qua các bức ảnh. Mình luôn luôn thấy là dù ở bất cứ một thành phố nào, miền đất nào, trong thời tiết nào thì cuộc sống vẫn đẹp.
Điều mà mình thực sự muốn chia sẻ với mọi người là có rất nhiều trường hợp, bản thân mình cũng vậy, đã bị dồn đến bước đường cùng, trong một cái hoàn cảnh bế tắc, thực sự là bế tắc, và cảm thấy không còn gì có thể giúp được mình nữa, thì lúc ấy mình mới mở lòng mà đón nhận.
Mình thấy rằng điều đó thực sự không cần thiết, vì nếu như mình hiểu được Pháp, hiểu được ý nghĩa của Chân-Thiện-Nhẫn sớm hơn, thì có thể sẽ tránh được những đau khổ không đáng có. Thật ra cuộc sống chứa đựng rất nhiều điều huyền diệu, kỳ diệu mà mình còn chưa thể biết hết được, và mình chỉ có thể cảm nhận được nó, trải nghiệm được nó nếu như mình thực sự biết cách lắng nghe, lắng nghe những dấu hiệu đến trong cuộc đời của mình. Hạnh phúc luôn ở cuối con đường, chỉ là mình có mở lòng để đón nhận nó hay không....
Bài viết: Lam Phong
Thiết kế: Họa Nhiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét