“Khi học đại học, em mong muốn được làm trong các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Liên Hợp Quốc. Nhưng khi vào Harvard, năm thứ nhất khi đã được vào thực tập trong Ngân hàng Thế giới rồi, em lại thấy mình cần làm nhiều hơn nữa, ví dụ như mơ ước làm đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp chẳng hạn”.
- Nguyễn Hoàng Khánh
Nguyễn Hoàng Khánh là sinh viên Việt Nam xuất sắc đang theo học tại trung tâm học thuật hàng đầu thế giới. Trải qua bài thi LSAT (Law School Admission Test) dành cho các học sinh ngành Luật dài gần 5 tiếng, trong đó yêu cầu rất nhiều kĩ năng đọc hiểu nhanh và suy luận logic về tất cả các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, xã hội và pháp luật, cùng bài luận chính về thách thức và cơ hội của hệ thống pháp luật Việt Nam khi tham gia TPP, Khánh đã nhận được hỗ trợ tài chính 80% của Đại học Harvard, Hoa Kỳ cho chương trình Juris Doctor (hệ cử nhân Luật).
Ở Mỹ, để học ở trường Luật, sinh viên phải tốt nghiệp một đại học khác trước đó, nên trước khi nộp hồ sơ vào Harvard, Khánh đã đăng ký học ngành Tâm lý học, chuyên ngành phụ là Kinh tế và Triết học tại đại học St. John’s, New York, Hoa Kỳ. Tại đây, Khánh đã nhận được học bổng 100% Presidential Scholarship khi vào trường và là một trong ba sinh viên được nhận bằng khen của hiệu trưởng với điểm tốt nghiệp 3,93/4 (điểm trung bình gần tuyệt đối). Cùng với những đóng góp tích cực cho hoạt động của trường, Khánh được vinh danh và tiếp tục được cấp thêm học bổng 100% cho chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh về Tài chính.
Ngôi trường danh giá nhất thế giới có gì đặc biệt với Khánh?
Tất cả giáo sư trong trường đều là những chuyên gia đầu ngành của họ. Họ là những người có kinh nghiệm thực tiễn, là những luật sư thành công nổi tiếng, chứ không phải chỉ chuyên nghiên cứu, nên những vấn đề được đưa ra bàn luận trong các lớp học vô cùng chuyên sâu (Tại sao chúng ta có nhà nước toà án? Luật đặt ra nhằm mục đích gì? Những luật như thế có tốt hay không? Nếu không thì dựa vào đâu để xây dựng những bộ luật như thế?...).
Khánh cùng các bạn thực tập viên ở World Bank.
Các bạn sinh viên quanh em thì thông minh sáng dạ, lý luận sắc sảo, đến từ khắp mọi nơi trên thế giới, nên em có thể học hỏi được rất nhiều. Độ tuổi trung bình của sinh viên trường Luật Harvard là 27, rất nhiều người đã đi làm nhiều năm hay thậm chí đã có bằng tiến sĩ trong các lĩnh vực khác. Và cơ sở vật chất thì không có gì để chê. Mỗi buổi trưa, các câu lạc bộ trong trường đều tổ chức rất nhiều sự kiện và mời các diễn giả, chuyên gia về từng lĩnh vực đến chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm của mình. Ở mỗi sự kiện đó đều có thức ăn đồ uống miễn phí cho học sinh nên sinh viên Luật ở Harvard cũng không phải lo về ăn uống, ngủ nghỉ. Em hay nói đùa với mẹ em rằng đi học ở đây sướng lắm, sinh viên chẳng phải lo việc gì ngoài việc học.
Nhưng chương trình học cho năm đầu rất nặng, môi trường học cực kỳ cạnh tranh, điểm ở trong lớp phụ thuộc vào mặt bằng chung, khả năng của mình so với các bạn xung quanh. Thông thường, như tất cả các ngành học khác, nếu mình làm đúng trong các môn thì mình sẽ được 10 điểm, riêng các trường luật ở đây không thế. Ví dụ, có thể sẽ chỉ luôn có 15% bài thi tốt nhất được điểm A, 30% được điểm B rồi dần dần xếp xuống.
Các công ty tuyển dụng sẽ dựa vào thang điểm đó, vì họ biết điểm này đã dựa trên sự so sánh lẫn nhau giữa các sinh viên. Điều đó tạo thành áp lực cạnh tranh đối đầu rất lớn. Trong năm học của em đã có một bạn học sinh tự tử vì môi trường căng thẳng quá. Và rất nhiều bạn học sinh xung quanh em không thể tận hưởng cuộc sống một cách bình thường.
Em chinh phục đỉnh cao mới trong sự nghiệp học hành ở Harvard như thế nào?
Trước đây học ở đâu, trường nào em cũng phải là một trong những người đứng đầu lớp. Khi em nhận được vào Harvard, em đã nghĩ đây là một trong những môi trường tốt nhất về mặt học thuật rồi, mình sẽ không cần quá căng thẳng tranh đấu, không cần quan trọng về thứ bậc. Những tưởng như vậy, nhưng cuối cùng, em dễ dàng bị cuốn vào cuộc đua khốc liệt bào mòn về thể chất cũng như tinh thần.
Khánh và bạn cùng lớp ở Law School sau vòng tranh biện Mock Trial, mùa xuân 2017.
Như khi học đại học, em mong muốn được làm trong các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Liên Hợp Quốc. Nhưng khi vào Harvard, năm thứ nhất em đã vào thực tập trong Ngân hàng Thế giới rồi, em lại thấy mình cần làm nhiều hơn nữa.
Em như bị cuốn vào vòng xoáy không ngừng nghỉ. Vô hình trung tạo thành áp lực cho bản thân cực kì lớn. Em luôn có tâm lý phải đạt được thành tích cao nhất có thể trong mọi việc mình làm. Ví như khi tốt nghiệp ra trường thì cũng phải đi làm trong những công ty luật danh tiếng nhất, rồi khi đi làm thì lại muốn thăng tiến.
Có lúc em tự hỏi, tại sao mình lại phải khổ sở, phải dằn vặt, ép bản thân đến mức căng thẳng, cực đoan như thế? Rồi em nhận ra việc mình nỗ lực là đúng, nhưng tự tạo áp lực tới mức cực đoan thì chưa hẳn đã đúng bởi vì bản thân mình cũng không hạnh phúc. Lúc nào mới là điểm dừng của mình? Lúc nào mình mới hài lòng đây? Điều đó làm cho em suy nghĩ.
Như vậy có khi cả cuộc đời không bao giờ mình cảm thấy hạnh phúc, thoả mãn với những cái gì mình đã có. Em chưa kịp cảm thấy thoải mái vì đã được vào Harvard, thì lại có những mục tiêu mới. Càng lên đỉnh cao mới em lại càng ép bản thân trèo lên đỉnh cao hơn.
Có khi nào em hoài nghi lựa chọn của mình tại Harvard?
Không ạ, khi học về Luật, em đã học được cách nhìn nhận sự việc rất thấu đáo, nhìn theo nhiều hướng. Mình không bao giờ đưa ra kết luận ngay cho đến khi mình xem xét tất cả những khía cạnh, góc độ liên quan. Chính điều đó đã giúp em tiếp nhận được những chân lý mới, và một trong số đó đã khiến em có lý giải tốt hơn về tâm tranh đấu và quá đặt nặng vào cái “danh” của mình. Thoát khỏi “gánh nặng” đó, cuộc sống của em ở Harvard đã “dễ thở” hơn rất nhiều.
Khánh trong buổi lễ tốt nghiệp của bạn cùng nhà ở Boston 2018.
Chân lý mới nào đã giúp cuộc sống ở Harvard của em “dễ thở” hơn?
Hồi đại học em được học rất nhiều về triết học và tôn giáo, như kiểu trường Công giáo ở bên này. Em không phải là người theo Công giáo, em cũng đi chùa, kính Phật như bao người Việt Nam, nhưng em cũng hay tìm hiểu các câu hỏi về triết học như vì sao con người ở đây, sống để làm gì? Em cũng tìm hiểu rất nhiều hệ tư tưởng triết học, từ Hy Lạp cổ đại, Plato hay Aristote, triết học phương Đông và cả tôn giáo phương Đông, phương Tây… Dù vậy thì càng đọc em lại càng có thêm nhiều câu hỏi về chân lý cuộc đời và ý nghĩa sinh mệnh đời người rốt cuộc là gì? Sau con người thì có gì cao lớn hơn không? Về mặt khoa học thì con người biết được đến đâu, và còn điều gì chưa biết?...
Dường như rất nhiều câu hỏi của em từ trước đến giờ như có Thần Phật hay không, có Chúa hay không, Tại sao có Chúa mà con người vẫn có nhiều khổ đau và tai hoạ như thế? Đọc cuốn sách ấy thì em đã giải thích được mọi thứ, cảm thấy thông suốt và hệ thống ấy thật mạch lạc và logic.
Trong một dịp về nhà chơi, bà ngoại có kể cho em nghe về môn tập mà em cũng không chú ý lắm, chỉ biết đó là môn tu luyện Phật gia theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Nhưng sau đó em nhận thấy sự khác biệt rõ rệt ở bà ngoại. Trước đây, mỗi khi về nước, em đều phải mua cho bà rất nhiều loại thuốc. Từ khi tu luyện Pháp Luân Công, bà em đã khỏi hẳn bệnh đau nửa đầu, không còn mất ngủ ban đêm, không cần đến thuốc tim hay thuốc khớp mà vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, còn có thể tự đi một mình sang Mỹ thăm em.
Sau đó trong một lần đi mua sách Chuyển Pháp Luân cho bà ngoại ở New York, em thấy tò mò nên mở cuốn sách ra đọc, và em đã ngồi đọc ở hiệu sách 3 tiếng liền không nghỉ.
Điểm em thấy cuốn hút nhất ở trong cuốn sách đó là hệ thống tư tưởng cực kì mạch lạc xuyên suốt, mọi dẫn chứng trong đó đều rất hợp lý. Càng đọc em càng hiểu nhiều và minh bạch ra những điều trước đây mình đã học, thắc mắc và trăn trở…
Khánh cùng bà ngoại ở New York, tháng 5 – 2017.
Với những khái niệm mà nhiều người cho là mê tín, vì sao em lại cảm thấy nó khoa học và logic?
Trước hết, không thể phủ nhận là nền văn minh nhân loại và khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, đã tạo ra được rất nhiều công cụ phục vụ đời sống con người. Tuy vậy, đồng thời, khoa học càng phát triển thì chúng ta lại càng thấy rằng hiểu biết của chúng ta về vũ trụ, không gian và thế giới xung quanh ta còn hạn chế và nhỏ bé. Quả vậy, những phát hiện của vật lý học hiện đại đã cho thấy rằng sự tồn tại của thế giới xung quanh chúng ta dường như phức tạp, và thậm chí khác xa với thế giới quan con người có thể cảm nhận được qua mắt thấy, tai nghe. Bản thân khoa học hiện đại đã khám phá ra được những điều mà nhiều người có thể coi là huyền hoặc, viễn tưởng. Ví dụ, trong thế giới lượng tử, thế giới của các hạt siêu nhỏ, một hạt vật chất dường như có thể “phân thân”, đồng thời tồn tại ở nhiều nơi cùng một lúc, hay là thông tin dường như có thể dịch chuyển tức thời.
Hay lấy một thí dụ đơn giản khác là thời gian. Chúng ta hay nghĩ về thời gian với một dòng chảy không ngừng, không thể đảo ngược, và thời gian là như nhau đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, thuyết tương đối của Einstein khẳng định rằng tốc độ của thời gian là khác nhau ở từng vị trí khác nhau và có những nơi trong vũ trụ, thời gian ngừng chảy, tạo nên các không-thời gian (spacetime) khác nhau. Tuy nhiên, khoa học của chúng ta vẫn luôn phát triển và không ngừng cập nhật. Tất cả những điều đã được khoa học công nhận này, nói ra chẳng phải là huyền hoặc hay “mê tín”?
Khánh đang đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân.
Em thấy rằng là những tri thức của khoa học cũng không có gì mâu thuẫn với nguyên lý và Pháp lý được đề cập tới trong cuốn Chuyển Pháp Luân.
Thứ hai, có rất nhiều thứ rõ ràng tồn tại mà khoa học phương Tây vẫn chưa dám công nhận, phần lớn vì họ chưa hiểu rõ và cũng chưa có đủ thời gian cũng như động lực để nghiên cứu. Chẳng hạn, chúng ta đã được chứng kiến tác dụng hiệu quả nhất định của Đông y, châm cứu hay là khí công. Em nhớ, hồi trước trong chương trình “Chuyện lạ Việt Nam”, có một nhà sư dùng khí công chống lại lực đâm của một mũi khoan điện lên đỉnh thái dương, hay có người dùng cây giáo đặt vào yết hầu để mà đẩy vật nặng. Các chiến sĩ bộ đội, công an Việt Nam cũng thường xuyên sử dụng khí công để rèn luyện thể chất, nâng cao sức mạnh với những hiệu quả nhất định. Vậy mà khoa học phương Tây lại không hề dám kết luận về tác dụng của khí công. Cùng với đó là sự tồn tại vô vàn những hiện tượng siêu nhiên, những người có các công năng đặc dị mà khoa học vẫn chưa thể lý giải được, như hiện tượng các nhà ngoại cảm tìm mộ ở Việt Nam hay thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp có thể sống mà không cần ăn uống trong nhiều năm liền.
Về vấn đề này, trong ngành Luật, có một khái niệm gọi là “kiến thức truyền thống,” mà các nước phương Tây đau đầu bàn cãi không biết nên bảo hộ sở hữu trí tuệ cho những kiến thức đó như thế nào, bởi vì khoa học phương Tây vẫn chưa có một cái nhìn toàn diện và hiểu biết hết về các thành tựu của khoa học truyền thống, bao gồm y học cổ truyền phương Đông.
Và cuối cùng, có thể nói Pháp lý của Pháp Luân Công không bác bỏ những điều của khoa học hiện tại, mà cho em lời giải từ hệ quy chiếu rộng lớn hơn và bổ sung được những chỗ khoa học hiện hữu chưa giải đáp được.
Những lý giải mới mẻ này đã giúp em vượt qua áp lực tại Harvard như thế nào?
Tại đây vấn đề đi tìm việc làm để thực tế hóa những lý thuyết được học cũng quan trọng không kém so với kết quả học tập. Có một thời gian, khi rất nhiều bạn cùng lớp đã kiếm được công việc thực tập tốt rồi mà mình vẫn giậm chân tại chỗ. Lúc đó em đã thấy rất ghen tỵ với họ, thấy bản thân mình thật kém cỏi.
Khánh trong một chuyến đi đến Gyeongbukung, Seoul, tháng 7-2018.
Nhưng rồi, tĩnh lại, em nhớ đến những lời dạy trong Chuyển Pháp Luân, cần hành xử theo Chân Thiện Nhẫn, em đã nhìn vào nội tâm mình và cảm thấy mình đang bị ham muốn và suy nghĩ tiêu cực dẫn dắt. Tại sao mình cứ băn khoăn lo lắng và ép bản thân phải là số một. Khi mình luôn muốn hơn người khác thì sẽ sinh ra tâm tranh đấu, đố kỵ, nếu thành công thì sẽ tự mãn. Đều là những việc làm hao tâm tổn sức, không Thiện mà cũng chẳng Nhẫn.
Khi nghĩ như vậy, em bỗng nhiên xin được việc một cách dễ dàng. Em xin được cả 2 công việc tốt trong mùa hè, một là làm cho Accion International, một tổ chức phi lợi nhuận đa quốc gia chuyên cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo, người có thu nhập thấp, một việc khác là trong nửa hè còn lại em sẽ về Hàn Quốc làm cho công ty luật. Đó là một trong những công ty luật lớn chuyên đại diện cho các tập đoàn của Hàn Quốc trong việc đầu tư ra nước ngoài.
Khánh đang luyện công ở Washington DC, tháng 3 – 2018
Học các Pháp lý rồi thì em hiểu rằng: Cứ cố gắng làm được tốt nhất trong khả năng của mình với tâm vô tư không truy cầu thì kết quả tốt sẽ tự đến, nếu chưa đến thì cũng là vì chưa hội đủ yếu tố. Mọi việc đều có quan hệ nhân quả.
Sau lần đó, em càng nhắc nhở mình trong cuộc sống hàng ngày cần biết đối xử chân thành thiện lương với người khác, rèn tính nhẫn nại, biết “lùi" khi mâu thuẫn đến và hướng vào trong nội tâm xem mình còn điều gì thiếu sót. Đặc biệt phải loại bỏ tâm đố kỵ, lòng tham, tính tự mãn và sự cực đoan, cố gắng hoàn thiện bản thân trên mọi phương diện và không quên tập 5 bài công pháp nhẹ nhàng, tĩnh tại. Tu luyện với em đơn giản chính là như vậy.
Được biết nước Mỹ rất đón nhận Pháp Luân Công, vì sao vậy?
Bản thân những người tu luyện Pháp Luân Công ở xung quanh em đều có học vị cao, có những người học tiến sỹ ở MIT (Học viện Công nghệ Massachusetts), có người là luật sư quốc tế. Họ đều thể hiện một nội tâm thân thiện, hoà ái, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Không có ai nghĩ mình có vị trí này nọ trong xã hội thì mình phải có được sự nể trọng hay sao đó. Họ đều rất khiêm nhường giúp đỡ nhau, kể cả người mới tập hay người cũ. Những công việc, tổ chức sự kiện, hội thảo tự do tín ngưỡng nào, họ cũng sẵn sàng chung tay vào làm dù họ rất bận mà không cần ai đốc thúc.
Cộng đồng dân cư và tri thức ở Mỹ rất đón nhận Pháp Luân Công. Nước Mỹ tự do về tín ngưỡng và tư tưởng, mọi thứ không vi phạm pháp luật và đạo đức đều được chào đón. Hàng năm, ở các thành phố lớn đều tổ chức diễu hành, biểu diễn của các học viên Pháp Luân Công để thể hiện vẻ đẹp của Chân Thiện Nhẫn, giúp mọi người hướng Thiện và nâng cao đạo đức. Cảnh sát hỗ trợ hết mức, các trường đại học lớn ở Boston hay MIT đều có câu lạc bộ những người tu tập Pháp Luân Công.
Bởi kể cả ở một xã hội có luật pháp nghiêm minh đến đâu, nhưng không thể ngăn chặn người ta có những suy nghĩ xấu. Luật pháp chỉ răn đe và trừng phạt chứ không khiến con người thay đổi được suy nghĩ từ trong tâm họ.
Cá nhân em thấy, sự đón nhận của người Mỹ là dễ lý giải. Chỉ khi nào tự họ có đạo đức cao, câu thúc trong mọi hành động, suy nghĩ thì công việc của pháp luật sẽ dễ dàng hơn, xã hội tốt đẹp hơn. Và pháp luật dù có kiện toàn đến đâu, chi tiết đến đâu thì sẽ vẫn luôn có kẽ hở, không bao giờ hoàn hảo được. Bởi luật là do con người nghĩ ra sau khi đã xảy ra những việc xấu. Nó sẽ mãi chạy sau những việc xấu để giải quyết hậu quả.
Khánh trong ngày kỉ niệm Pháp Luân Đại Pháp thế giới ở Boston, tháng 5 – 2018
Pháp Luân Công lại mang đến giải pháp cải biến con người từ gốc, khiến đạo đức mỗi người được đề cao theo tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn. Nếu mỗi người đều có tâm Pháp để ước thúc hành vi của bản thân mình thì chẳng phải xã hội sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều mà không cần sự can thiệp quá nhiều của luật pháp sao?
Thế nên người Mỹ tôn vinh và trao tặng rất nhiều giấy khen cho Pháp Luân Công là bởi họ tin tưởng rằng Pháp môn này sẽ mang lại hy vọng về sự đề cao đạo đức trong xã hội của họ, từ đó chính họ là người được hưởng lợi.
Là sinh viên Luật xuất sắc của trường Luật danh giá nhất thế giới, em nghĩ gì về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc?
Việc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc là một sự vi phạm nghiêm trọng quyền cơ bản của con người. Đây không chỉ là một mất mát to lớn đối với chính đất nước Trung Quốc mà còn là một nỗi đau của nhân loại vì Pháp Luân Công hướng con người đến cái thiện, làm người tốt trong xã hội. Khi mà người ta dùng quyền lực để đàn áp thiện lương thì điều gì sẽ xảy ra?
Đó là lý do mà chính phủ rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ đã nhiều lần lên án hành vi trái với các cam kết quốc tế cũng như vi phạm đạo đức này. Riêng ở trong nước Mỹ, không chỉ nhà nước liên bang mà rất nhiều chính phủ tiểu bang cũng đều ban hành các sắc lệnh lên án chính phủ Trung Quốc về hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo của con người.
Khánh cùng các học viên Pháp Luân Công khác ở Seoul, tháng 7 – 2018.
Nguy hiểm hơn nữa là dường như chính phủ Trung Quốc đang có những động thái “xuất khẩu” sự đàn áp này ra các đất nước khác. Một ví dụ tiêu biểu là việc các viện Khổng Tử của Trung Quốc (được tài trợ của chính quyền Bắc Kinh), ngay khi hoạt động ở các nước phương Tây như Mỹ hay Canada, vẫn duy trì chính sách phân biệt tôn giáo, cấm đoán nhân viên được tham gia hay tu luyện Pháp Luân Công dưới mọi hình thức. Đây là một sự vi phạm rõ rệt luật lao động cũng như luật bảo vệ tự do tín ngưỡng ở những đất nước văn minh. Chính vì vậy, trong năm 2000, Hội đồng giáo dục thành phố Toronto ở Canada đã chính thức hủy bỏ hợp tác giữa các viện Khổng Tử với tất cả các trường học trong khu vực quản lý của mình.
Trong năm vừa rồi, lần lượt các trường đại học danh tiếng ở Mỹ như trường đại học Michigan, đại học Texas A&M cũng đều tuyên bố ngừng hợp tác với viện Khổng Tử. Sắp tới, dường như rất nhiều tổ chức giáo dục ở Mỹ cũng sẽ xem xét lại mối quan hệ hợp tác của mình với viện Khổng Tử trước những lo ngại về việc vi phạm nhân quyền này. Rất nhiều luật sư quốc tế đã yêu cầu Trung Quốc tôn trọng các cam kết quốc tế về quyền con người.
Thuần Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét