Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

Đệ Tử Quy: Dạy con biết kính trọng, học tập và noi gương người tài đức

Đệ Tử Quy: Dạy con biết kính trọng, học tập và noi gương người tài đức http://bit.ly/2ETLqXO

Ngày nay, các bậc cha mẹ thường trăn trở, không biết phải dạy con thế nào và bắt đầu từ đâu cho đúng. Họ cũng lo rằng những tệ nạn và hiện tượng xấu ngoài xã hội có thể ảnh hưởng không tốt đến sự trưởng thành của con trẻ…

Đồng cảm với nỗi băn khoăn trăn trở đó, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những bài học dạy con quý giá của người xưa thông qua tác phẩm: ‘Đệ tử quy’ do Lý Dục Tú thời vua Khang Hy soạn thảo. Đây là cuốn sách cơ bản nhất về đạo lý đối nhân xử thế: dạy con biết hiếu kính với cha mẹ, dạy anh em phải biết thương yêu nhau, dạy cách ứng xử cho mọi người – đặc biệt là trẻ nhỏ, để có được cuộc sống và mối liên hệ tốt đẹp nhất trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Nguyên văn:

Đồng thị nhân, loại bất tề.
Lưu tục chúng, nhân giả hi.   
Quả nhân giả, nhân đa úy.
Ngôn bất húy, sắc bất mị.

Dịch thơ:

Cùng là người, khác tộc loại.
Thô tục nhiều, nhân từ ít.
Đúng người nhân, người kính sợ.
Nói thẳng lời, không dẻ nịnh.

Thời cổ đại người ta cũng có quan niệm rằng, trong xã hội có rất nhiều loại người, nhưng điểm khác biệt lớn nhất giữa người với người là lòng nhân đức. Bởi vì, dù có rất nhiều loại người cùng sinh sống nhưng nói chung người thô tục thì nhiều còn người nhân đức bác ái thì ít. Vì vậy, khi gặp được người nhân đức, mọi người phải kính trọng và cố gắng học hỏi theo họ.

Những người nhân từ bác ái lại có tài năng thực sự, chúng ta thường gọi họ là người tài đức. Ông cha ta vẫn thường khuyên con cháu lấy họ làm gương để tu dưỡng chính mình. Bởi không những họ là người có lòng nhân từ mà bởi họ còn có tài năng, chính trực, thẳng thắn, không nịnh bợ người khác. Trong cuộc sống thực tế, những người có phẩm đức quý giá như vậy rất đáng được mọi người nể trọng và học hỏi.

[caption id="attachment_1070361" align="alignnone" width="660"] Xưa nay, những người có phẩm đức quý giá luôn được mọi người nể trọng và học hỏi. (Ảnh: sohu.com)[/caption]

Vì sao lại nói như vậy? Trong xã hội hiện nay, khi phải quyết định các vấn đề liên quan đến lợi ích, nhiều người lựa chọn cách hùa theo, nịnh bợ lẫn nhau chỉ vì chút đỉnh lợi ích cá nhân. Nếu quan sát kỹ mọi người sẽ thấy rằng, những người cơ hội như vậy dù có giành được lợi ích trước mắt cũng không bền lâu, có thể hậu vận còn trắng tay. Duy chỉ có người chính trực, sống ngay thẳng, thực sự cầu thị mới có được danh tiếng bền vững, mới dành được sự tôn trọng của mọi người.

Có thể thấy rằng, tôn trọng và học theo người tài đức có ý nghĩa vô cùng to lớn. Vậy cha mẹ phải làm gì, con cái mới có phẩm đức tốt?

Cha mẹ làm tấm gương sáng cho con

Là người thầy đầu tiên của con, mọi hành vi của cha mẹ đều phải chuẩn mực để con học hỏi theo. Vì vậy, muốn con biết tôn trọng và học hỏi người tài đức, thì trong cuộc sống hằng ngày cha mẹ cũng phải biết tôn trọng người có tài lại có phẩm hạnh.

Ngày nay, do ảnh hưởng từ những tiêu cực trong xã hội, nhiều phụ huynh nghĩ rằng trẻ nhỏ nếu quá nhân từ bác ái sẽ dễ phải chịu thiệt khi ra ngoài xã hội. Nên họ không coi trọng việc dạy con về lòng nhân từ, thậm chí bỏ ngỏ vấn đề này, biểu hiện là:

Cha mẹ hay bàn tán về những hiện tượng tiêu cực của người lớn trước mặt con, hoặc dùng những lời lẽ không chuẩn mực để bàn luận.

Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến con. Ví như, khi cha mẹ bày tỏ sự ngưỡng mộ trước một ông sếp giàu có nhờ tham ô, hoặc việc cha mẹ bài xích các tổ chức từ thiện, cho rằng đó là những tổ chức lừa đảo, không quyên góp cho họ. Đương nhiên, thực tế xã hội vẫn luôn có những mặt trái của nó, những tiêu cực như thế vẫn tồn tại nhưng những điều tốt đẹp vẫn luôn hiện hữu. Để con tiếp xúc sớm với những mặt tiêu cực, những cái nhìn bi quan về xã hội có thể hình thành nhân sinh quan và giá trị quan tiêu cực ở trẻ.

Cha mẹ làm ngơ trước những hành vi không đúng của con.

Khi trẻ thờ ơ với những mảnh đời bất hạnh, có khi còn phán xét rằng vì họ lười lao động nên mới giả vờ nghèo khổ để cầu xin sự trợ giúp của người khác, cha mẹ không những không góp ý để con hiểu đúng mà còn khen con thông minh vì đã nhận ra bản chất của người khác thì quả thực là điều đáng lo ngại. Điều đó sẽ làm trẻ mất đi cơ hội thể hiện tình yêu thương với người bất hạnh hơn mình, mất đi cơ hội để con học cách là người nhân từ đức hạnh, thậm chí có thể biến đứa trẻ thành người lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại.

Muốn con lớn lên thành người nhân đức, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

- Phải kịp thời khen ngợi khi con có hành vi tốt. Nếu thấy con làm được việc tốt như biết giúp đỡ bạn, biết nhường ghế cho người già khi ở trên xe buýt, cha mẹ hãy động viên khích lệ con tiếp tục phát huy.

- Kịp thời chỉ ra và giúp con điều chỉnh hành vi chưa đúng. Khi phát hiện con có hành vi sai, ví như: con chế giễu bạn giỏi hơn mình thì cha mẹ không được nóng giận trách phạt mà hãy giúp con thay đổi quan niệm sửa chữa hành vi đó để con có suy nghĩ đúng đắn hơn.

- Phải kiên trì khơi gợi bản tính lương thiện vốn có của con. Cha mẹ hãy khen ngợi động viên khi con biết hành thiện, làm việc nghĩa, biết tôn trọng và học hỏi những người sống nhân nghĩa.

[caption id="attachment_1070362" align="alignnone" width="696"] Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con, mọi hành vi của cha mẹ cũng đều được con học hỏi noi theo. (Ảnh: giaoduc.net)[/caption]

Rèn luyện cho con những phẩm chất đạo đức cần có

Có rất nhiều cha mẹ cũng muốn con trở thành người tài đức, được mọi người trọng vọng, nhưng lại không biết phải bắt đầu dạy con từ đâu, phải chuẩn bị cho con những gì. Tất nhiên trong cuộc sống có rất nhiều thói quen con trẻ có được là do bắt chước nhưng cũng có những phẩm chất cần phải do đích thân cha mẹ truyền thụ thì con mới học hỏi được. Muốn con có được những phẩm chất tốt đẹp, con cần phải hội tụ được những yếu tố sau:

1. Hòa đồng: Sống hòa đồng, cởi mở, bình đẳng, cùng tôn trọng lẫn nhau.

2. Vui vẻ: Hài hước, vui vẻ, lạc quan, yêu cuộc sống.

3. Lễ phép, lịch sự: Có lời nói và cử chỉ văn minh lịch sự, đúng mực trong giao tiếp.

4. Hiếu thuận: Tôn trọng người già, thương yêu trẻ nhỏ, quan tâm đến người thân, biết vâng lời.

5. Nhân từ: Lương thiện, tốt bụng, chủ động giúp đỡ người khác, biết đồng cảm với người yếu thế, với đồng loại.

6. Trung thực, thẳng thắn: Trung thực, chân thành, biết giữ chữ tín.

7. Tiết kiệm: Biết trân quý đồ vật, không kén chọn trong ăn mặc, không lãng phí đồ ăn thức uống, biết giữ gìn và bảo vệ tài sản chung.

8. Cần cù, chịu khó: Chủ động làm việc nhà, tích cực tham gia những việc vừa sức, tự giác, tự lực làm việc của chính mình.

9. Dũng cảm: Không ngại khó ngại khổ, không bợ đỡ cường quyền mà dũng cảm bảo vệ chân lý.

10. Có lý tưởng: Sống có mục tiêu, có chí hướng rõ ràng, biết kiên trì theo đuổi lý tưởng của mình.

11. Có trí tuệ: Chăm chỉ, chịu khó, có tinh thần ham học hỏi, tích lũy tri thức.

12. Kiên trì: Nhẫn nại, bền bỉ đến cùng trong mọi việc không vì ngoại cảnh bất lợi mà bỏ cuộc.

13. Có tinh thần chịu khó chịu khổ: Có thể chịu được gian khổ, áp lực, không so bì với người khác.

Muốn con thành người nhân đức, được muôn người kính trọng cha mẹ hãy hình thành cho con những đức tính trên. Tất nhiên, để con làm được như vậy, cha mẹ cũng phải nỗ lực không ngừng và luôn đồng hành, sát cánh bên con.

Hồng Ân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét