Mục Điểm tin thế giới sáng thứ Sáu (31/7) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả những tin sau:
73% người Mỹ cho rằng Bắc Kinh đã gây ra họa Covid
Một cuộc khảo sát mới của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy hơn 3/4 người Mỹ trưởng thành cho rằng chính quyền Trung Quốc đã làm virus Vũ Hán lây lan ra toàn cầu, và hơn 60% số người được hỏi cho biết Bắc Kinh đã có cách xử lý yếu kém khi đại dịch Covid bùng phát, theo bản tin hôm thứ Ba của Fox News.
Cuộc khảo sát đã thăm dò ý kiến của 1.003 người trong khoảng thời gian từ ngày 16/6 đến ngày 14/7. Kết quả cho thấy, 73% người Mỹ trưởng thành được hỏi có chung cảm nhận không tốt về chính quyền Trung Quốc. Đây là mức đánh giá tiêu cực nhất trong 15 Trung tâm nghiên cứu Pew tiến hành các khảo sát về thái độ của người Mỹ đối với Bắc Kinh.
Tỷ lệ người Mỹ có cách nhìn không thiện cảm với chính quyền Trung Quốc cũng đã tăng 7% trong bốn tháng qua và đã tăng 26% từ năm 2018.
Nghị sĩ Mỹ đề nghị điều tra Zoom và Tik Tok
Hai thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã yêu cầu Bộ Tư pháp điều tra hai ứng dụng Zoom và TikTok của Trung Quốc trong bối cảnh có nhiều cáo buộc hai ứng dụng này đánh cắp thông tin tình báo phục vụ chính quyền Trung Quốc, SCMP đưa tin sáng thứ Sáu.
Hai thượng nghị sĩ John Demers và Richard Blumenthal viết trong thư: "Dựa trên nhiều báo cáo, chúng tôi vô cùng lo ngại rằng Zoom và TikTok đã tiết lộ thông tin cá nhân về người Mỹ cho [chính quyền Trung Quốc] và tham gia kiểm duyệt thay mặt chính quyền Trung Quốc". (Chi tiết)
Mỹ đang cân nhắc tiếp nhận người tị nạn Hồng Kông
Hoa Kỳ đang cân nhắc các biện pháp để cho phép người Hồng Kông định cư tại Hoa Kỳ sau khi Bắc Kinh áp dụng luật an ninh quốc gia một cách sâu rộng đối với thành phố đặc khu, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói với các nghị sĩ Mỹ hôm thứ Năm, theo SCMP.
"Chúng tôi đang rà soát, đang cân nhắc", ông Pompeo nói khi được hỏi liệu Mỹ có tạo điều kiện tị nạn cho người Hồng Kông hay không. Ngoại trưởng Mỹ cũng đưa ra đánh giá rằng Vương quốc Anh đã thực hiện "một quyết định tốt" cho người dân Hồng Kông khi tạo điều kiện để người dân đảo nhập tịch.
Tổng thống Trump đã "xem xét một cách tích cực về cách mà chúng ta nên đối xử với những người xin tị nạn đến với chúng ta từ Hồng Kông, hoặc một chương trình về thị thực cho vấn đề này", ông Pompeo cho biết thêm.
EU trừng phạt các thực thể tin tặc thuộc Nga- Trung-Triều
Hôm thứ Năm, Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt lệnh trừng phạt tài chính và du lịch đối với phòng công nghệ đặc biệt (DST) trực thuộc tình báo quân sự Nga, và hai công ty của Triều Tiên, Trung Quốc, với cáo buộc các thực thể này đã tham gia vào những cuộc tấn công mạng lớn trên toàn thế giới, theo Reuters.
EU cho rằng DST đã thực hiện hai vụ tấn công mạng vào tháng 6 năm 2017, và đã tấn công mạng một số công ty ở châu Âu dẫn đến tổn thất tài chính lớn. Dịch vụ này cũng bị cáo buộc hai vụ tấn công mạng nhằm vào lưới điện của Ukraine trong năm 2015 và 2016.
Công ty Chosun Expo của Triều Tiên cũng bị xử phạt vì nghi ngờ đã hỗ trợ Tập đoàn Lazarus, tập đoàn bị coi là đối tượng thực hiện một loạt các cuộc tấn công mạng lớn trên toàn thế giới, bao gồm một vụ trộm 81 triệu đô la từ tài khoản của Ngân hàng Bangladesh tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York năm 2016.
Các lệnh trừng phạt của EU cũng nhắm vào công ty phát triển công nghệ Haitai của Trung Quốc, vốn bị cáo buộc đã hỗ trợ các cuộc tấn công mạng trong Chiến dịch Cloud Hopper với mục tiêu đánh cắp dữ liệu nhạy cảm thương mại từ các công ty đa quốc gia trên toàn thế giới.
Nghị sĩ Mỹ giới thiệu luật hỗ trợ Ukraine
Hôm thứ Năm, các nghị sĩ lưỡng đảng Hoa Kỳ đã giới thiệu một đạo luật nhằm hỗ trợ Ukraine 300 triệu đô mỗi năm để Kiev dùng cho hoạt động quân sự và các hoạt động khác, theo Reuters.
Dự luật cũng đề xuất khoản tài chính lên tới 4 triệu đô la dùng trong chương trình đào tạo sĩ quan cho quân đội Ukraine.
Đòng thời, dự luật yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Mỹ báo cáo về các nguyện vọng của lực lượng vũ trang Ukraine, cùng kế hoạch cung cấp hỗ trợ an ninh cũng như yêu cầu bổ nhiệm một đặc phái viên về Ukraine.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét