Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

Thảm họa nối tiếp thảm họa tại Trung Quốc phơi bày điều gì?

Thảm họa nối tiếp thảm họa tại Trung Quốc phơi bày điều gì? https://ift.tt/39Nj12p

Lịch sử chứng minh, những lần thiên tai, thảm họa ở Trung Quốc đã phơi bày điều này.

Trong khi virus corona chủng mới vẫn đang hoành hành ở Trung Quốc, 26 tỉnh của Trung Quốc lại bị lũ lụt nghiêm trọng. Suốt một tháng xảy ra lũ lụt, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không có mấy hành động hay phản ứng gì, truyền thông nhà nước cũng không mấy khi đưa tin .

Một số cư dân mạng thắc mắc trên mạng xã hội: “Làm sao các kênh truyền thông lớn lại nhất loạt câm lặng trong khi hơn 10 triệu dân đang phải chịu khổ như vậy? Vì sao truyền thông cứ đưa tin mãi về Hoa Kỳ mà không nói về lũ lụt trong nước? Đài truyền hình trung ương phục vụ cho ai vậy?”

Cho đến nay, sự hỗ trợ duy nhất của chính quyền là khoản cứu trợ 150 triệu Nhân dân tệ chi cho ba tỉnh, tức là mỗi người ở các khu vực này chỉ nhận được khoảng 0,5 đến 2 Nhân dân tệ (khoảng 16.000 - 66.000 VND), còn chưa đủ cho một bữa ăn. Tuyên truyền của ĐCSTQ lợi dụng đại dịch như một cái cớ để không cung cấp cứu trợ và nguồn lực khẩn cấp để chống lũ.

Đầu tháng 6, chính quyền Trung Quốc đã hoãn việc trả nợ cho 77 quốc gia. Theo Thời báo Hoàn cầu, Trung Quốc đã cho vay hơn 6.000 tỷ Nhân dân tệ trong bốn năm gần đây cho các nước đang phát triển ở Châu Phi. Con số này gấp 40.000 lần số tiền được phân bổ để chống lũ.

Mỗi cấp chính quyền ở Trung Quốc đều có một tấm biển treo trên tòa nhà trụ sở của họ ghi “Chính phủ Nhân dân”. Tuy nhiên, những tấm biển này chỉ là cái lốt, chẳng qua chính là chính quyền ĐCSTQ, mà nó cũng chỉ phục vụ lợi ích của ĐCSTQ mà thôi. Lịch sử đã cho chúng ta thấy điều này quá rõ ràng.

Vụ vỡ đập bị lãng quên 45 năm trước

Năm 2005, một chương trình truyền hình của kênh Discovery đã tiết lộ một loạt thảm họa do con người tạo ra. Đứng đầu danh sách không phải là vụ nổ hạt nhân Chernobyl, mà đó là sự cố của Đập Bản Kiều năm 1975 mà người dân Trung Quốc hiếm khi biết tới.

Theo Discovery, ngày 8/8/1975, Đập Bản Kiều ở tỉnh Hà Nam bị sập do mưa lớn đã làm ngập 9 quận của một khu vực rộng 150km x 75km. Hơn 100.000 thi thể trôi nổi đã được vớt lên, và 140.000 người khác đã chết vì nạn đói và ôn dịch xảy ra sau trận lụt.

Tại thời điểm đập cần xả nước khẩn cấp, chính quyền địa phương đã gọi điện cho cấp trên của họ để xin phép nhưng không nhận được phản hồi. Theo tiết lộ của ông Kỷ Pha Dân, con trai của Phó Thủ tướng lúc đó là ông Kỷ Đăng Khuê, một quan chức địa phương đã gọi điện cho Đặng Tiểu Bình (bấy giờ là Tổng Tham mưu trưởng của Quân đội Giải phóng Nhân dân) và báo cáo về tình trạng khẩn cấp này, nhưng người nhà của Đặng nói với quan chức rằng ông ta đi ngủ rồi. Họ nói ông thấy không khỏe nên không thể bị đánh thức.

Nhưng sau đó ông Kỷ phát hiện ra rằng Đặng lúc đó không bị mệt, cũng không phải đang ngủ, mà là đang chơi mạt chược với mấy người nữa tại dinh thự của ông Vạn Lý, một quan chức cấp cao khác của ĐCSTQ. Đặng đã chơi tới năm giờ sáng hôm sau.

Sau nhiều lần gọi điện khẩn cấp xin phép xả lũ không được hồi đáp, thảm họa cuối cùng đã xảy ra và con đập đã bị sập.

Ngoài sự chậm trễ không cần thiết trong việc xả lũ, bản thân con đập cũng bị lỗi. Đập Bản Kiều là một trong nhiều đập được xây dựng vào đầu những năm 1950 như một sản phẩm của phong trào Đại Nhảy vọt. Theo chính sách vô trách nhiệm đó, con đập được xây dựng vội vàng mà không được kiểm soát chất lượng đầy đủ, thiếu công tác bảo trì thường xuyên từ khi xây dựng xong. Tại thời điểm khẩn cấp, chỉ có 5 trong tổng số 17 cửa lũ có thể nâng lên được, những cửa còn lại đều bị kẹt cứng vì han gỉ.

Tin tức về thảm họa do con người gây ra này đã bị chính quyền ĐCSTQ bưng bít. Không có đài tưởng niệm nào được xây dựng để lưu tên những người bị thiệt mạng. Thay vào đó, chính quyền lại xây một đài tưởng niệm để biểu dương và ghi nhớ chiến công của ĐCSTQ trong công tác chống lũ.

72 giờ sau khi xảy ra trận động đất ở Vấn Xuyên cứu hộ mới đến nơi

Ngày 12/5/2008, một trận động đất chết người đã xảy ra tại huyện Vấn Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên. Trong khi nhiều người đang theo dõi sát sao diễn biến, 42 giờ sau đó mới có 1.000 bộ đội tay không đến nơi để giải cứu hơn 100.000 người bị chôn vùi dưới đống đổ nát.

Ngay cả khi kết thúc trận động đất sau 72 giờ vàng này, tổng số binh sỹ ở khu vực tâm chấn chỉ chưa tới 10.000. Trong hầu hết các trường hợp, trung bình tối thiểu ba người được yêu cầu để kéo một người ra khỏi đống đổ nát.

Khoảng 79 giờ sau trận động đất, đội kỹ thuật của quân đội cuối cùng cũng bắt đầu sửa chữa và khôi phục những con đường dẫn vào huyện Vấn Xuyên. Khi đó, hầu hết những người bị chôn vùi dưới đống đổ nát đã thiệt mạng. Ngoài ra, 34 trong số 58 thị trấn bị ảnh hưởng không có cán bộ cứu hộ nào đến.

Giống như những gì đã từng xảy ra trong các thảm họa trước đó, ĐCSTQ đã ra lệnh cho tất cả các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc ca ngợi chính quyền trong nhiều ngày sau trận động đất. Cái chết của hơn 100 nghìn người Trung Quốc bằng cách nào đó đã biến thành một tập phim tôn vinh sự cai trị của ĐCSTQ.

Theo Tỉnh Dân, Minghui

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét