Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

Truyền thông Trung Quốc nói nông nghiệp ‘được mùa bội thu’, nông dân nói thế nào?

Truyền thông Trung Quốc nói nông nghiệp ‘được mùa bội thu’, nông dân nói thế nào? https://ift.tt/3hIjQMo

Dưới nhiều áp lực nặng như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, đại dịch viêm phổi Vũ Hán, lũ lụt và nạn châu chấu, chính quyền Trung Quốc mới đây lại tuyên bố rằng nông nghiệp nước này năm nay được mùa bội thu. Ngôn luận này vừa được đưa ra đã làm dấy lên sự nghi ngờ và chế giễu của người dân.

Truyền thông rêu rao "lương thực vụ chiêm cao kỷ lục", người dân kêu khổ, hạn hán khiến mất mùa trầm trọng

Gần đây, sau khi ông Tập Cận Bình đến Cát Lâm để khảo sát vấn đề an ninh lương thực, các kênh truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày 26/7 đã xuất bản bài viết có tiêu đề "Nhân dân Nhật Báo lần nữa nhấn mạnh lương thực được đảm bảo!", bài viết nói rằng, "kho lương đầy đủ, thiên hạ an tâm", đồng thời nhấn mạnh rằng thu hoạch vụ chiêm năm nay lần nữa được mùa bội thu, sản lượng đạt 142,8 tỷ tấn, tăng 1,21 tỷ tấn, tương đương tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao kỷ lục mới.

Báo cáo cũng cho biết, “nông nghiệp của Trung Quốc được mùa bội thu liên tục trong nhiều năm với trữ lượng lương thực dồi dào, hoàn toàn có khả năng đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp các mặt hàng nông sản quan trọng, củng cố vững chắc tuyến phòng thủ đảm bảo lương thực quốc gia”.

Nhưng tuyên truyền của phía chính quyền dường như trái ngược hoàn toàn với tình cảnh chân thật của người dân.

Ông Trương Nhất Quần, một nông dân trồng ngô ở Thiết Lĩnh thuộc tỉnh Cát Lâm, tiết lộ với đài quốc tế rằng những cánh đồng ngô xung quanh nhà ông không tốt như ngô được các kênh truyền thông nhà nước tuyên truyền. “Năm nay vùng đông bắc hạn hán nghiêm trọng, căn bản không có mưa”. Những cây ngô mà ông trồng cao đến thắt lưng liền bị chết khô, căn bản không có thu hoạch, đành phải vứt đi. Do hạn hán nên thân ngô cũng không trổ hạt được.

Ông nói thẳng rằng tình hình miền nam Trung Quốc lũ lụt trầm trọng, miền bắc hạn hán không mưa đến nay vẫn chưa được giải quyết, các công trình khổng lồ điều tiết nước từ miền nam vào miền bắc vốn không mang lại lợi ích gì cho vùng đông bắc này.

Miền nam lũ lụt không ngừng, cây nông nghiệp bị hư hại gần như toàn bộ

Miền nam Trung Quốc, lưu vực sông Dương Tử cũng là khu sản xuất lương thực quan trọng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, những trận mưa lớn và lũ lụt thường xuyên kéo dài gần hai tháng nay khiến cho mực nước đến nay vẫn chưa rút. Những người nông dân phải gánh chịu thiệt hại nặng nề. Huyện Toàn Châu được xem là huyện nông nghiệp lớn của tỉnh Quảng Tây lại gặp phải nạn châu chấu, toàn bộ cây nông nghiệp đều bị ăn sạch.

Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng một cuộc khủng hoảng lương thực có thể nổ ra ở Trung Quốc trong nửa cuối năm nay, tuy nhiên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trung Quốc ngày 16/7 đã đưa ra tuyên bố rằng nguồn cung cấp lương thực trên cả nước vẫn được đảm bảo và hứa hẹn vụ mùa bội thu trong cả năm. Còn về khủng hoảng do thảm họa mang lại, các kênh truyền thông lại không đề cập đến.

Trước những ngôn luận tuyên truyền “nông nghiệp Trung Quốc hứa hẹn được mùa bội thu cả năm” của ĐCSTQ, người dân không khỏi chế giễu, tranh nhau để lại lời bình: “Thật quá lợi hại, đất nước tôi nhờ có kỹ thuật canh tác hoàn toàn mới, vậy nên không sợ lũ lụt, không ngại hạn hán, vẫn đạt sản lượng cao kỷ lục hàng năm!”, "Một bước nhảy vọt lớn trong sản xuất lương thực ngay trong mưa lũ", "Lũ lụt hoành hành rồi lại thêm nạn châu chấu, vậy mà vẫn được mùa bội thu?" "An ninh lương thực có được nhờ bắt tay thực hiện, chứ không phải đạt được bằng những lời rêu rao", "ĐCSTQ còn có lời khoác lác nào chưa từng nói, thật đúng là vô sỉ cùng cực".

Trước đó, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ngày 23/7 cho hay, Trung Quốc bất ngờ mua lượng lớn ngô và đậu nành từ Hoa Kỳ, trong đó đậu nành đạt 1.696 triệu tấn, được xem là mức cao nhất kể từ tháng 3 năm ngoái đến nay, lượng ngô là 1.967 triệu tấn, đây là con số nhiều nhất kể từ tháng 3 năm 2018 đến nay. Dữ liệu này phần nào đã xác nhận Trung Quốc đang trong nguy cơ khủng hoảng lương thực.

Theo Secretchina
Vũ Dương biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét