Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

Spectator: Gần 100 tội phạm tham nhũng trong quá trình xây dựng đập Tam Hiệp

Spectator: Gần 100 tội phạm tham nhũng trong quá trình xây dựng đập Tam Hiệp https://ift.tt/33h32Z8

"Dự án đập Tam Hiệp là một phép ẩn dụ tương xứng với Trung Quốc hôm nay", theo Spectator.

Tổ chức Spectator của Úc tiết lộ hôm thứ Năm (30/7) rằng đã có gần 100 khiếu nại tham nhũng trong quá trình xây dựng đập thủy điện lớn nhất thế giới - đập Tam Hiệp, hiện đang căng thẳng dưới áp lực của lũ lụt đạt mức kỷ lục thế kỷ.

Theo tác giả John Hayward, trên Breitbart, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không muốn thảo luận về việc có bao nhiêu phần của công trình này có thể đã bị cắt giảm do các khoản tiền bị ăn cắp từ dự án trị giá 30 tỷ USD.

Các quan chức Trung Quốc khẳng định đập Tam Hiệp là hoàn toàn an toàn, những sự xô lệch về kết cấu được thừa nhận gần đây đều nằm trong phạm vi an toàn của nó, và những lo ngại chỉ là sự sợ hãi vô trách nhiệm bởi những thế lực thù địch nước ngoài mong muốn phá hủy niềm tin của công chúng vào chính phủ Trung Quốc.

Spectator lưu ý một sự thật nghiệt ngã rằng, các quan chức ĐCSTQ đã từng khẳng định giống như vậy về một số con đập khác ngay trước khi chúng sụp đổ. ĐCSTQ cũng từng mạnh tay đàn áp các bác sĩ cố gắng thu hút sự chú ý đến virus Vũ Hán trong những ngày đầu của đại dịch, và tương tự “những lời chỉ trích dự án Tam Hiệp" đã từng bị cấm. Nhưng đến khi chính quyền này buộc phải thừa nhận vào đầu tháng 7 rằng những bức tường của đập Tam Hiệp đang bị “rò rỉ, dịch chuyển, và biến dạng” thì thực tế còn nghiêm trọng, đáng báo động hơn.

Đây là sự nghi ngờ hợp lý bởi vì trong quá trình xây dựng đã có gần một trăm trường hợp tham nhũng, hối lộ và tham ô được báo cáo, trong đó có 16 trường hợp liên quan trực tiếp đến việc xây dựng”, tổ chức Spectator cho biết.

Nhà bảo trợ chính của đập Tam Hiệp, cựu Thủ tướng Lý Bằng, đã sử dụng quyền lực của mình để bổ nhiệm người thân vào các vị trí cấp cao trong công ty xây dựng. Khi con đập hoàn thành, hàng trăm nghìn cư dân bị cưỡng bức di dời đã bị từ chối các quyền lợi tái định cư đầy đủ của họ. Gia tộc của ông Lý cuối cùng đã kiểm soát 15% ngành sản xuất điện của Trung Quốc”, báo cáo cho biết thêm.

Dự án đập Tam Hiệp là một phép ẩn dụ tương xứng với Trung Quốc hôm nay. Với đầy những lời hứa hẹn và phô trương vào thời điểm đó, nó đã thất bại trong mục tiêu ban đầu là giảm thiểu lũ lụt", Spectator kết luận.

Trong khi hoan nghênh tinh thần công dân và quyết tâm của một người tên Mei Junzhou ở phía đông tỉnh Giang Tây, hãng tin tức nhà nước Tân Hoa Xã đã vô tình thừa nhận tình trạng kiểm soát lũ là bấp bênh hơn những tuyên bố trước đây của ĐCSTQ:

Khoảng giờ ăn tối vào ngày 11/7, mực nước tại Dương Tử vượt quá mốc an toàn 22,4 mét, đặt ra mối nguy hiểm nghiêm trọng cho ngôi làng gần đó”, ông Mei nói. “Nước lũ đang dâng cao, và tôi thấy một chỗ rò rỉ ở mặt sau của bờ kè. Tôi đã gửi cho các chuyên gia ngay lập tức”.

Sau khoảng một giờ nỗ lực, các chuyên gia đã có thể ngăn chặn rò rỉ. “Nếu tôi phát hiện ra sự rò rỉ muộn một giờ, bờ kè sẽ gặp nguy hiểm”, ông Mei nói thêm.

Trạm số 85 là trạm nguy hiểm nhất ở Giang Tân Châu vì nước lũ được nắn dòng chuyển hướng ở vị trí đó. Con đê ở đó phải đối mặt với những con sóng dữ dội nhất. Kể từ tháng 7, Mei Junzhou hiếm khi được ngủ trước 2 giờ sáng.

Tờ Daily Mail của Anh đã ghi nhận, ​​sự căng thẳng trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc trở nên còn cao hơn vào tuần trước bởi sự lan truyền của một video không rõ nguồn gốc, mô phỏng những gì có thể xảy ra nếu đập Tam Hiệp sụp đổ hoàn toàn.

Tờ Asia Times hôm thứ Năm dẫn lời một giáo sư giấu tên tại Đại học Bắc Kinh, cho rằng sự thừa nhận “hiếm hoi” của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng đập Tam Hiệp “chỉ bị biến dạng một chút khi giữ nước mưa để bảo vệ các thành phố ở hạ lưu như Vũ Hán” có thể là một dấu hiệu thay đổi thái độ giữa các các quan chức hàng đầu của ĐCSTQ về các dự án lớn, đặc biệt là các nhà máy thủy điện dường như đã biến mất khỏi kế hoạch của Trung Quốc trong tương lai.

“... Liệu đây có thể là một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang thay đổi thái độ đối với con đập này và các dự án thủy điện lớn khác? Việc xây dựng con đập bắt đầu từ những năm 1990 trong nhiệm kỳ chủ tịch nước của Giang Trạch Dân. Thủ tướng Lý Bằng, cấp phó của ông ta, là người đề xướng hàng đầu. Các nhà lãnh đạo hàng đầu hiện nay có thể đã trở nên ít say mê với các dự án như thế này, đặc biệt là kể từ khi ông Lý qua đời năm ngoái, và lão trùm Giang Trạch Dân, giờ đã ở tuổi cao niên, cũng suy yếu dần”, giáo sư này suy đoán.

Ngoài việc Giang Trạch Dân không còn hợp thời, tờ Asia Times cũng lưu ý rằng các kỹ sư và nhà khoa học Trung Quốc đang ngày càng táo bạo khi đặt câu hỏi về giá trị của đập Tam Hiệp như là một biện pháp phòng chống lũ lụt.

Một kỹ sư Trung Quốc ước tính con đập chỉ có thể kìm hãm khoảng chín phần trăm trận lũ năm nay, điều này thực sự không thấm vào đâu trước các giả định về trường hợp xấu nhất mà Tam Hiệp được thiết kế để đối phó. Những người khác cho rằng con đập thực sự đã bị nứt lớn trước khi thời tiết cải thiện đôi chút trong vài tuần qua, và có thể đã thất bại thảm hại nếu mô hình mưa tháng Sáu vẫn tiếp tục không suy giảm.

Theo John Hayward, Breitbart
Minh Hòa biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét