Trung Quốc vừa xem xét lại dự luật cho phép cảnh sát biển Trung Quốc sử dụng vũ khí trong vùng biển nước này kiểm soát. Theo dự luật này, cảnh sát biển của Trung Quốc có quyền sử dụng vũ khí đối với các tàu nước ngoài được cho là vi phạm vào "vùng biển của Trung Quốc" trong đó có Việt Nam.
Theo Thanh Niên, Trung Quốc đã công bố dự thảo nói trên lần đầu tiên vào ngày 4/11, theo Đài NHK. Dự thảo nói rõ cái gọi là trách nhiệm của lực lượng hải cảnh, khẳng định lực lượng này có quyền dùng vũ lực xua đuổi các tàu nước ngoài xâm nhập cái gọi là lãnh hải Trung Quốc hoặc thẩm vấn các thuyền viên.
Dự thảo còn cho phép sử dụng vũ khí chống lại các tàu không tuân thủ những quy định về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Dự thảo được công bố trong bối cảnh tàu hải cảnh Trung Quốc gia tăng hiện diện ở Biển Đông, có những hành động phi pháp, quấy rối tàu của một số nước trong khu vực, trong đó có tàu của ngư dân Việt Nam.
Cảnh sát biển Trung Quốc được dùng vũ khí là hành vi đe dọa trực tiếp đến an nguy của ngư dân Việt Nam
Theo Tuổi Trẻ, nếu dự luật này được thông qua, nó sẽ trao cho cảnh sát biển một quyền lực lớn, đáng quan ngại và gây nguy hiểm cho các hoạt động đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam tại Biển Đông.
Khái niệm "vùng biển của Trung Quốc" là một khái niệm gây tranh cãi. Trung Quốc chỉ có các tuyên bố chung chung về các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình nhưng chưa từng nêu phạm vi địa lý cụ thể của các vùng biển này.
Nếu Trung Quốc dựa vào đường 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò) để ám chỉ "vùng biển của Trung Quốc", đây là một hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, vì tính pháp lý của đường 9 đoạn đã bị Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ.
Nếu Trung Quốc dựa vào các vùng biển được thành lập từ các thực thể tại Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) để xác định "vùng biển" của nước này, đây cũng là hành vi trái với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Nếu Trung Quốc dựa vào tuyên bố thành lập các chính quyền Tứ Sa để gián tiếp cho quyền kiểm soát các vùng biển trên Biển Đông, đây cũng là hành vi đi ngược lại các tập quán quốc tế thông thường khi một tuyên bố đơn phương gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của các quốc gia có liên quan không thể tạo thành một cơ sở pháp lý cho việc tuyên bố chủ quyền.
Do đó, chính sự mơ hồ trong việc xác định "vùng biển của Trung Quốc" sẽ dẫn đến sự tùy tiện của cảnh sát biển Trung Quốc trong việc sử dụng vũ khí đối với các tàu nước ngoài trong vùng biển mà họ tự cho đó là "vùng biển của Trung Quốc". Điều này đặc biệt nguy hiểm cho ngư dân Việt Nam.
Cảnh sát biển Trung Quốc từng nhiều lần đâm và cướp phá các tàu cá của Việt Nam. Nghiêm trọng là sự kiện tàu cá Việt Nam bị cảnh sát biển Trung Quốc bắt giữ, ngư dân Việt Nam bị đánh đập khi đang khai thác trong vùng biển tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (Trung Quốc đồng thời cũng tuyên bố chủ quyền) vào tháng 6 vừa qua.
Như vậy, việc trao một quyền lực lớn trong việc sử dụng vũ khí cho cảnh sát biển Trung Quốc có thể xem là một hành vi đe dọa trực tiếp đến an nguy của ngư dân Việt Nam trên Biển Đông.
Âm mưu của Bắc Kinh
Dự luật cảnh sát biển mới này của Bắc Kinh thể hiện rõ các tính toán khôn ngoan trong việc biến Biển Đông thành vùng biển nằm dưới sự kiểm soát của mình.
Với việc mở rộng thẩm quyền sử dụng vũ khí của cảnh sát biển Trung Quốc, Bắc Kinh nhắm vào các đối tượng dễ bị tổn thương là ngư dân của các quốc gia nhỏ hơn, trong đó có Việt Nam, hơn là các tàu chiến của các quốc gia đang đi lại tại Biển Đông.
Điều này sẽ giúp Trung Quốc tránh được việc sử dụng vũ lực, hành vi có thể dẫn đến sự phòng vệ chính đáng từ quân đội của các quốc gia trong khu vực hoặc cơ chế tự vệ tập thể có sự tham gia của các quốc gia ngoài khu vực, trong đó có Mỹ.
Như vậy, Bắc Kinh sẽ không cần phải tham gia vào một cuộc xung đột vũ trang không cần thiết nhưng vẫn có thể từ từ, theo thời gian, kiểm soát vùng Biển Đông, trước hết là thông qua lực lượng cảnh sát biển của mình.
Do đó, với một khái niệm chưa được thống nhất và đồng ý từ các quốc gia có liên quan, đặc biệt là các quốc gia có tranh chấp vùng biển với Trung Quốc trên Biển Đông (trong đó có Việt Nam), dự luật cho phép mở rộng quyền sử dụng vũ khí của cảnh sát biển Trung Quốc, sẽ làm trầm trọng thêm các mâu thuẫn giữa các bên, phức tạp hóa các tranh chấp tại đây, đi ngược hoàn toàn với tinh thần hòa bình và kiềm chế được nêu ra tại Tuyên bố ứng xử tại Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc luôn lớn tiếng kêu gọi các bên tôn trọng.
Việt Nam lên tiếng về dự luật cho phép cảnh sát biển Trung Quốc sử dụng vũ khí
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 5-11, phóng viên nêu câu hỏi đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam về việc hôm qua Trung Quốc vừa xem xét lại dự luật cho phép Cảnh sát biển Trung Quốc sử dụng vũ khí trong vùng lãnh hải của Trung Quốc.
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Dương Hoài Nam nhấn mạnh như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam luôn ủng hộ giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Tin hay nhất dành cho bạn:
Học tập ĐCSTQ, Đảng Dân chủ Mỹ chuẩn bị chiến dịch 'thanh trừng' người ủng hộ ông Trump
Bầu cử Mỹ: Lá phiếu qua thư được gửi từ Trung Quốc?
Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc phát hành báo cáo nhân quyền, 7 lần đề cập đến Pháp Luân Công
Vì sao chính quyền Trung Quốc hành xử trái ngược với thế giới tự do?
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/vi-sao-chinh-quyen-trung-quoc-hanh-xu-trai-nguoc-voi-the-gioi-tu-do_abc29bb9d.html"]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét