Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

Ý kiến: Pakistan đang chờ Joe Biden giảm áp lực cho Trung Quốc

Ý kiến: Pakistan đang chờ Joe Biden giảm áp lực cho Trung Quốc https://ift.tt/2UlUdHv

Các chuyên gia cho rằng chính quyền của Tổng thống được bầu Joe Biden sẽ mang lại lợi ích cho Pakistan bằng cách giảm bớt áp lực đối với Trung Quốc.

Theo phân tích của cây viết Adnan Aamir trên Nikkei Asia, các chuyên gia tin rằng, Pakistan đang mong ngóng lợi ích ngoại giao mà Joe Biden mang lại cho Pakistan bằng cách giảm bớt áp lực lên Trung Quốc.

Vào thời điểm ông Biden vội vã phát biểu diễn văn chiến thắng, Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã viết trên Twitter: "Chúc mừng @JoeBiden & @KamalaHarris. Hướng tới Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Dân chủ. … Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục làm việc với Hoa Kỳ và hòa bình ở Afghanistan và trong khu vực."

Trước khi ông Biden phát biểu, đại diện Văn phòng Ngoại giao Zahid Hafeez Chaudhri nói với các phóng viên rằng Karachi rất mong được làm việc với người chiến thắng cuối cùng.

Dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ tăng cường chỉ trích Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan, còn gọi là CPEC, dự án hàng đầu trị giá 50 tỷ của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, một làn sóng đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu đang tạo thuận lợi cho ảnh hưởng của Trung Quốc, xuất khẩu và thiết bị viễn thông.

Tháng 11 năm ngoái, bà Alice Wells, khi đó là trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách khu vực Nam Á, đã chỉ trích CPEC thiếu minh bạch và chi phí leo thang, ngụ ý rằng nó đang đặt ra một cái bẫy nợ cho Pakistan.

"Sự thiếu minh bạch có thể làm tăng chi phí CPEC và thúc đẩy tham nhũng, dẫn đến một gánh nặng nợ nần, thậm chí còn chồng chất hơn cho Pakistan." bà Wells cáo buộc trong một sự kiện của Trung tâm nghiên cứu Wilson ở Washington, một cơ quan nghiên cứu có bề dày 52 năm.

Đại sứ Wells đã lặp lại lời chỉ trích của bà nhiều lần, mặc dù nó đã bị Bắc Kinh và Islamabad bác bỏ.

Với một lễ nhậm chức của Biden vào tháng Một, các chuyên gia nhận thấy đây là cơ hội để Hoa Kỳ ủng hộ CPEC và chấm dứt những chỉ trích của họ.

Cây viết Adnan Aamir đã sử dụng một lối nói, gọi là "nói ngược để hiểu xuôi", rằng: những nỗ lực của Mỹ dưới chính quyền TT Trump nhằm ngăn chặn tham vọng bành trướng toàn cầu của Trung Quốc thông qua dự án xuyên lục địa Á-Âu đang đứng trước nguy cơ "xôi hỏng bỏng không" nếu Joe Biden cầm quyền.

Michael Kugelman, Phó giám đốc Chương trình Châu Á tại Trung tâm Wilson, tin rằng ông Biden sẽ cố gắng đưa ra quan điểm hòa giải hơn đối với Trung Quốc, điều này có thể kéo theo những nỗ lực thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề như biến đổi khí hậu.

Ông nói với Nikkei Asia: “Tôi có thể hình dung chính quyền Biden hỗ trợ những nỗ lực do khu vực tư nhân Hoa Kỳ dẫn đầu để cung cấp hỗ trợ cho các dự án năng lượng sạch liên quan đến CPEC."

Các chuyên gia tin rằng Biden sẽ chấm dứt hàng loạt sức ép ngoại giao và thương mại căng thẳng do chính quyền Tổng thống Trump thúc đẩy.

Malik Siraj Akbar, một nhà phân tích khu vực Nam Á ở Washington, nói rằng Đảng Dân chủ phần lớn không coi Trung Quốc là kẻ thù mà là một đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, chính quyền của Biden, ông tin rằng, có thể sẽ cố gắng sửa chữa mối quan hệ. Ông nói: "Mỹ cũng sẽ để Trung Quốc đóng vai trò lãnh đạo khu vực của mình mà không can thiệp vào các dự án giống như CPEC," ông nói, "bởi vì chúng phù hợp với mục tiêu của Mỹ để thấy một Pakistan ổn định và phát triển về kinh tế."

Akbar cũng có quan điểm rằng Pakistan sẽ giành được vị thế trong cuộc chiến chống lại loại virus viêm phổi Vũ Hán mới với Biden tại Nhà Trắng. Ông cho rằng dưới thời Biden, Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ hợp tác để chấm dứt đại dịch. Ông nói: “Pakistan sẽ là nước được hưởng lợi từ sự hợp tác như vậy giữa hai cường quốc kinh tế."

Các chuyên gia địa chính trị tin rằng nhiệm kỳ tổng thống của Biden sẽ cải thiện quan hệ Mỹ-Pakistan, họ cũng nói rằng điều đó sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ Pakistan-Trung Quốc.

Kugelman nói, quan hệ Mỹ-Trung có thể sẽ bớt căng thẳng hơn một chút, dẫn đến sự cải thiện trong quan hệ Mỹ-Pakistan nhưng không ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc-Pakistan đang bền chặt.

"Islamabad chưa bao giờ cần Trung Quốc hơn thế," ông Kugelman nói, "chủ yếu là do căng thẳng kinh tế của Pakistan, và vì vậy tôi thấy liên minh này vẫn vững mạnh."

Mohan Malik, một thành viên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Cận Đông Nam Á ở Washington, nói rằng Washington coi Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh là một cái bẫy săn mồi để gài bẫy các nước đang phát triển ngoại vi Trung Quốc. Ông tin rằng quan điểm này cũng định hình chính sách của Hoa Kỳ đối với CPEC, do sự thiếu minh bạch trong nhiều thỏa thuận cơ sở hạ tầng và các khoản vay lãi suất cao đã buộc Pakistan phải tìm kiếm một gói cứu trợ của Quỹ Tiền tệ thế giới.

Malik cũng lo ngại chính quyền của Biden có thể áp dụng một cách tiếp cận mới đối với Afghanistan và làm hỏng kế hoạch của Islamabad và Bắc Kinh đối với đất nước bị chiến tranh tàn phá. Gần đây, Islamabad và Bắc Kinh hợp tác với Washington để đảm bảo các cuộc đàm phán hòa bình ở Afghanistan thành công và chính phủ mới ở Kabul có thể thân thiện với Pakistan và Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong bối cảnh những cáo buộc gian lận bầu cử đang nổ ra và kết quả cuộc bầu cử 2020 chưa ngã ngũ, con đường tới Tối cao Pháp viện đang mở rộng, khả năng Pakistan sẽ không có được quả ngọt như mong ngóng của họ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét