Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

Số phận của 2 người Canada bị giam giữ được cho là ‘thân’ với Bắc Kinh

Số phận của 2 người Canada bị giam giữ được cho là ‘thân’ với Bắc Kinh http://bit.ly/2Sp1rIn

Tờ ‘Japan Forward’ gần đây cho đăng bài viết của nhà văn Akio Yaita, phó giám đốc bộ phận tin tức nước ngoài của tờ ‘Sankei Shimbun’, trong đó ‘mỉa mai’ cách đối xử phi lý của Bắc Kinh đối với 2 công dân Canada, được cho là luôn ủng hộ Trung Quốc.

Theo ông Yaita, chẳng bao lâu sau khi Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu (Wan Wanzhou), phó chủ tịch và giám đốc tài chính của tập đoàn viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei, an ninh Trung Quốc đã bắt giam 2 người Canada đang hoạt động tại Trung Quốc, một hành động trả thù rõ ràng.

Được biết, bà Mạnh bị Canada bắt giữ theo yêu cầu của chính quyền Mỹ vì bị nghi ngờ vi phạm các lệnh pháp trừng phạt khi làm ăn kinh doanh với Iran.

Sau đó, ngày 19/12, ấn bản trực tuyến tờ ‘National Post’ của Canada đưa tin rằng Trung Quốc đã bắt giữ một công dân Canada thứ ba, mặc dù tên của người này và bất kỳ mối liên hệ nào có thể xảy ra với vụ bắt giữ bà Mạnh vẫn chưa rõ ràng vào thời điểm đó.

Khi ông Yaita còn là phóng viên nước ngoài thường trú tại Bắc Kinh, ông có biết một số nhà hoạt động nhân quyền người Canada, những người vẫn kiên trì làm việc tại Trung Quốc mặc dù bị các cơ quan an ninh Trung Quốc theo dõi và giám sát. Tuy nhiên, ông Yaita không nhận ra tên của 2 người Canada đang bị giam giữ này.

“Hai người đó có thể là ai đây?”, ông Yaita tự hỏi. Sau khi đào bới, suy nghĩ một chút, ông Yaita nhận ra rằng, thật kỳ lạ, cả 2 người đàn ông này đều được coi là “những người bạn” của Trung Quốc, những người đã thiết lập được mối quan hệ hài hòa, lâu dài với chính quyền Trung Quốc.

Ông Michael Kovrig, tên tiếng Trung là Kang Mingkai, đã bị bắt giam tại Bắc Kinh vào đêm 10/12. Cựu viên chức ngoại giao Kovrig hiện là một giám đốc điều hành cấp cao của công ty tư vấn ‘’International Crisis Group’.

Rõ ràng, ông Kovrig đã thường xuyên đến các viện nghiên cứu có mối liên hệ với chính phủ Trung Quốc để trao đổi quan điểm, và đã đưa ra ý kiến thẳng thắn liên quan đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc trên trang mạng xã hội Twitter và các phương tiện truyền thông khác.

Tuy nhiên, những lời chỉ trích của ông Kovrig đối với Trung Quốc rõ ràng là rất nhẹ nhàng. Trên thực tế, quan điểm của ông Kovrig đối với những vấn đề như Biển Đông có thể được mô tả là sự ủng hộ đối với Bắc Kinh, ông Yaita nhận xét.

Theo ông Yaita, thực tế có rất ít những nước ngoài có khả năng liên hệ và gặp gỡ với những nhân vật quan trọng trong hệ thống chính trị Trung Quốc. Có vẻ như ông Kovrig đã được hưởng quyền tiếp cận tới tầng lớp lãnh đạo cấp cao của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Người bị giam giữ thứ hai là ông Michael Spavor, người đã cư trú tại Trung Quốc trong hơn một thập kỷ. Ông Spavor bị bắt tại thành phố Đan Đông, khu vực biên giới tiếp giáp với Triều Tiên. Ông Michael Spavor điều hành một tổ chức có tên gọi Trao đổi Văn hóa Paektu, chuyên thúc đẩy du lịch và đầu tư vào Triều Tiên. Ông Spavor được cho là có mối quan hệ thân thiết với Triều Tiên, là bạn của ông Kim Jong-un.

Xem xét cách Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của người nước ngoài, không thể tin được rằng ông Spavor có thể điều hành một hoạt động như vậy mà không có sự cho phép đặc biệt từ chính phủ Trung Quốc.

[caption id="attachment_1071203" align="alignnone" width="800"] Michael Spavor có các mối quan hệ đặc biệt với ông Kim Jong-un. (Ảnh: BBC)[/caption]

Theo ông Yaita, 2 người Canada này hầu như không phải là người nước ngoài thân Trung Quốc duy nhất bị chính quyền Trung Quốc bắt giam trong những năm gần đây.

Một nhà lãnh đạo Nhật Bản của Hiệp hội trao đổi văn hóa Nhật – Trung, người đã bị Bắc Kinh bắt giữ vào tháng 6/2016, từng là một nhân viên của Đảng Xã hội Nhật Bản (JSP). Do đó là một người quen của ông Yaita, nên ông Yaita biết rõ quan điểm của ông ấy về các sự kiện lịch sử gây tranh cãi, ủng hộ những yêu sách của chính quyền Trung Quốc chứ không phải ủng hộ cho Nhật Bản.

Ngoài ra, doanh nhân người Nhật, người vừa mới tháng này bị tòa án Trung Quốc kết án 12 năm tù vì tội gián điệp, chính là người thúc đẩy tích cực tình hữu nghị Trung - Nhật trong nhiều năm. Một số người Nhật khác cũng đã bị bắt giữ, được cho là vì tội làm gián điệp.

Ông Yaita vẫn tin rằng trong tất cả các trường hợp, những người Nhật này đều là nạn nhân của mối quan hệ Trung-Nhật đang xấu đi, những người bị bắt dựa trên những cáo buộc sai trái.

Vậy tại sao khi Bắc Kinh muốn chơi ‘trò ngoại giao’ lại chọn việc bắt giữ những người nước ngoài thân Trung Quốc, thay vì bắt các nhà hoạt động nước ngoài, những người công khai chỉ trích Trung Quốc? Ông Yaita đã đặt câu hỏi này cho một cựu quan chức ĐCSTQ.

“Bạn thấy đấy, nếu Trung Quốc bắt giữ một nhà hoạt động nhân quyền, thì sự ủng hộ cho người bị giam giữ sẽ phát triển lan rộng nhanh chóng trong cộng đồng quốc tế, và kết quả là sự náo loạn sẽ không thể kiểm soát được”, cựu quan chức Trung Quốc trả lời.

“Ngoài ra, họ sợ rằng sau khi người đó được thả, người đó sẽ công khai mọi thứ đã được nhìn thấy và nghe thấy”, cựu quan chức giải thích thêm, tóm tắt chiến lược của chính quyền Trung Quốc như sau: 'Những loại người thân Trung Quốc rất dễ kiểm soát, và mức độ rủi ro cho Trung Quốc trong việc giam giữ họ là thấp”.

Nghe như vậy, ông Yaita không thể làm gì, nhưng cảm thấy nhức nhối, và đồng cảm với những loại người thân Trung Quốc, những người rõ ràng bị xếp hạng rất thấp trong mắt chính quyền Trung Quốc.

“Tôi chân thành hy vọng rằng sau khi 2 người Canada bị giam giữ được thả ra, họ sẽ nói rõ với thế giới rằng chính phủ Trung Quốc đã hành động vô lý như thế nào”, ông Yaita nhấn mạnh.

Duy Nghĩa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét