Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

Dấu ấn tuần qua: Trump, nhà ‘vô địch’ bảo vệ sự sống của nước Mỹ

Dấu ấn tuần qua: Trump, nhà ‘vô địch’ bảo vệ sự sống của nước Mỹ https://ift.tt/2XiCUYi

US Today đưa tin, hôm thứ Năm (17/1), hàng ngàn người Mỹ đã không quản thời tiết giá lạnh tập trung ở Công viên Quốc gia trong một sự kiện thường niên để bày tỏ sự ủng hộ đối với 'quyền được sống', và sự không đồng tình với hành động phá thai. Tổng thống Trump đã có bài phát biểu thông qua video trước đám đông, cam kết ngăn chặn các hành động cản trở sự chào đời của "những món quà thiêng liêng tới từ Thiên Chúa”.

Phó Tổng thống Mike Pence và phu nhân đã tới tham dự sự kiện này và có bài phát biểu trước đám đông mang theo những khẩu hiệu chống nạn phá thai. Phát biểu trước những người ủng hộ việc bảo vệ những quan niệm truyền thống về sự thiêng liêng của thai nhi, trong sự kiện thường niên được tổ chức bắt đầu từ năm 1974, Ông Pence nói “chúng ta có mặt ở đây là vì sự sống, vì lòng trắc ẩn, vì chúng ta tin vào điều mà các tiền nhân đã tin và vì tất cả chúng ta, dù được sinh ra hay chưa chào đời đều là món quà của Sáng Thế Chủ trao cho với đầy đủ các quyền, trong đó có quyền được sống”.

Trong bài phát biểu của mình, ông Pence ca ngợi và cảm ơn các tình nguyện viên của trung tâm mang thai, các gia đình đã nhận nuôi những đứa trẻ bị bỏ rơi, và những người đàn ông và phụ nữ can đảm đã phục vụ trong văn phòng công cộng tại thủ đô của Hoa Kỳ và cơ quan lập pháp tiểu bang. Ông kêu gọi những người ủng hộ sự sống hãy “vững tin” và hãy chứng tỏ những hi vọng của mình về việc một ngày kia những sinh linh chưa ra đời sẽ được luật pháp bảo vệ là có lý với “lòng tốt và sự tôn trọng”.

Theo VOA, phá thai là hợp pháp tại Hoa Kỳ, tuy nhiên người Mỹ bị chia rẽ làm hai giới tuyến, một bên ủng hộ việc phá thai và coi đó là một quyền của phụ nữ, phía còn lại thì cho rằng phá thai là tội lỗi.

Quyền phá thai

Những tổng thống Mỹ ủng hộ quyền được phá thai dường như đa số là những người thuộc đảng Dân chủ. Theo Washington Post, Tổng thống B. Clinton chính là người đưa ra quyết định bác bỏ đạo luật chống phá thai ‘Rust v. Sullivan’ mặc dù trước đó nó đã được tòa án ủng hộ. Tổng thống Obama cũng có cùng quan điểm với Clinton, ông công khai ủng hộ quyết định cho phá thai của tòa án tối cao, ông nêu quan điểm, "mỗi người phụ nữ có quyền có những lựa chọn riêng về cơ thể và sức khỏe của mình''.

Những người Mỹ thuộc bên ủng hộ việc phá thai cho rằng phụ nữ cần có quyền lựa chọn có hay không hoàn thành một thai kỳ, vì thế họ còn được gọi là những người “Ủng hộ Lựa chọn” để phân biệt với nhóm người “Ủng hộ sự sống”, tức ủng hộ việc cần có một đạo luật chống lại việc phá thai.

[caption id="attachment_1085380" align="aligncenter" width="492"] Một người biểu tình đòi quyền phá thai với tấm biển ghi dòng chữ được hiểu là "thân thể của tôi, tôi có quyền lựa chọn". (Ảnh: Newscom)[/caption]

Để bảo vệ cho quan điểm người phụ nữ có quyền giữ hay không giữ thai nhi, nhóm những người “Ủng hộ lựa chọn” viện dẫn rất nhiều lý do, ví dụ họ cho rằng “Không thể chắc chắn là khi nào sự sống của con người được bắt đầu” vì thế không thể nói phá thai là hủy đi sự sống.

Hay “Bào thai chỉ là một phần thân thể của người phụ nữ mang thai mà thôi, cũng giống như cục a-mi-dan hay ruột thừa của họ vậy. Bởi vậy không thể nào nghiêm túc tin rằng một phôi thai đông cứng lại chính là một con người thật sự”.

Hoặc “Bào thai chưa được sinh ra chẳng khác nào một giọt nước của mô, tức là một sản phẩm của sự thụ thai – nó không phải là một đứa trẻ. Phá thai chính là việc chấm dứt một thai kỳ, chứ không phải giết chết một đứa trẻ”.

Và còn nhiều lập luận khác nữa, đa số nghe thoáng qua rất có lý vì họ nhân danh khoa học, nhân danh sự “nhân đạo” đối với phụ nữ, hay viện dẫn tới những điều lớn hơn như phá thai sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của quốc gia hay nhân loại. Vì vậy mà đối ngược với các cuộc tuần hành “vì sự sống” của nhóm những người phản đối phá thai, thì những người “Ủng hộ lựa chọn” ở Mỹ cũng có những cuộc meeting lớn gọi là “Tuần hành vì sự sống của phụ nữ”.

Nhiều nước trên thế giới có luật ủng hộ việc phá thai. Vào năm 1920, Liên Xô cũ là quốc gia đầu tiên ban bố luật cho phép phá thai, tiếp bước nước này, vào năm 1935 Iceland cũng thông qua một đạo luật tương tự. Vào năm 1973, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã hủy bỏ các điều luật về cấm phá thai, vì cho rằng cấm phá thai là vi phạm việc áp dụng quyền riêng tư trong Hiến pháp Mỹ.

Quyền được sống

Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, người ta có cách tính tuổi khác với người phương Tây, họ thường cộng thêm một tuổi theo cách tính tuổi thông thường, và gọi đó là “tuổi mụ” với ý nghĩa là một đứa trẻ sơ sinh đã có tuổi, vì đứa trẻ này đã nằm trong bụng mẹ được gần 1 năm, tức họ thừa nhận sự sống của một thai nhi.

Quan niệm thai nhi, dù nhỏ nhất, cũng là một sinh mạng không chỉ thấy trong văn hóa phương Đông như Việt Nam, trong các tôn giáo lớn với đông đảo các tín đồ trên khắp thế giới như Thiên chúa giáo hay Phật giáo cũng công nhận điều này.

[caption id="attachment_1085381" align="aligncenter" width="540"] Đoàn người tuần hành "Vì sự sống" hôm thứ Năm tại Công viên Quốc gia, Washington, Hoa Kỳ. (Ảnh: US Today)[/caption]

Thiên chúa giáo cho rằng khi trứng được thụ tinh đã tức khắc mang sinh khí sống động của một đời sống con người, và mỗi thai nhi là món quà của Thiên chúa vì thế phá thai chính là đi ngược lại với ý Chúa và không khác gì việc giết người.

Phật giáo cũng xem đời sống của một con người bắt đầu từ lúc phôi thai được hình thành, điều này được thể hiện rõ trong Kinh Trung bộ. Vì thế Tôn giáo này cho rằng việc loại đi mầm sống do chính mình tạo ra là một việc làm nhẫn tâm, và nếu nhìn từ khía cạnh người bị giết chết là người vô tội và không có khả năng tự vệ thì sẽ thấy đây là một tội ác. Bên cạnh đó, việc phá thai thể hiện sự ích kỷ của người mẹ, bởi vì họ không muốn gặp rắc rối, tức chỉ nghĩ cho mình mà không nghĩ cho sinh mệnh trong bụng mình.

Vì lẽ như vậy mà quyền được sống được nhắc đến ngay trong phần đầu của tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776, “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc”.

Trump: nhà ‘vô địch’ bảo vệ sự sống

Trong sự kiện tuần hành ‘Vì sự sống’ hôm thứ Năm, Phó Tổng thống Pence trong bài phát biểu của mình đã gọi ông Trump là "nhà vô địch" chống lại việc phá thai. "Tổng thống Donald Trump là tổng thống yêu mến 'sự sống' nhất trong lịch sử nước Mỹ", ông Pence nói trước đám đông.

Ông Marc Thiessen, thành viên của Viện nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ cũng có nhận xét tương tự như Phó Tổng thống Pence, ông cho rằng Tổng thống Trump ủng hộ quyền được sống của những đứa trẻ chưa sinh, không giống như bất kỳ một vị tổng thống nào trước đây. Và tổ chức chống phá thai SBA List cũng có một đánh giá giống như vậy, “Tổng thống [Trump là người] ủng hộ việc chống phá thai [mạnh mẽ] nhất trong lịch sử của dân tộc chúng ta”.

Không trực tiếp tham gia meeting cùng những người ủng hộ “quyền được sống” năm nay, nhưng ông Trump đã có bài phát biểu thông qua một video, ông nói với đám đông "Đây là một phong trào được xây dựng dựa trên tình yêu, dựa trên sự cao quý và phẩm giá của mỗi sinh mệnh. Tôi sẽ luôn bảo vệ quyền đầu tiên trong Tuyên ngôn Độc lập của chúng ta: quyền được sống".

Ông Trump quả quyết rằng sẽ bác bỏ bất kỳ luật nào "làm suy yếu việc bảo vệ sinh mạng con người". Và "Nếu họ gửi bất kỳ luật nào đến bàn của tôi [và luật đó] làm suy yếu việc bảo vệ sinh mạng của con người, tôi sẽ bác bỏ nó và chúng ta có sự hỗ trợ để duy trì sự phủ quyết đó".

[caption id="attachment_1085382" align="aligncenter" width="549"] Tổng thống Trump gặp gỡ những người ủng hộ. (Ảnh: Marshall Power Locke)[/caption]

Như đã đề cập, vào năm 1973 Hoa Kỳ cho phép phá thai, thời gian sau đó đã xảy ra một “cuộc chiến” thực sự giữa những người “Ủng hộ quyền lựa chọn” và những người “Ủng hộ quyền được sống”. 15 năm sau, năm 1988, Tổng thống Reagan đã ban hành một đạo luật chống phá thai nhưng nó bị những người Ủng hộ quyền lựa chọn phản đối tại tòa án. Tới năm 1991, đạo luật này được tòa án thông qua, nhưng ngay sau đó, khi lên nắm quyền, Tổng thống B.Clinton đã bác bỏ nó.

Trong suốt 2 nhiệm kỳ của mình, mặc dù rất nỗ lực, Tổng thống Cộng hòa George W. Bush đã không thể hiện thực hóa được đạo luật chống phá thai. Và khi Obama vào nhà trắng, vị tổng thống da màu đã công khai ủng hộ quyền phá thai.

Washington Post cho hay, kể từ khi nhậm chức, ông Trump đã thực hiện nhiều biện pháp để đảm bảo tiền thuế của người Mỹ không bị sử dụng để trợ cấp cho việc lấy đi những sinh mệnh vô tội. Ông Trump có được một số lượng kỷ lục các thẩm phán ủng hộ quan điểm của mình được phê chuẩn trong năm đầu tiên cầm quyền, điều này cho phép các tiểu bang chấm dứt tài trợ cho Tổ chức Kế hoạch hóa Gia đình; rút lại vốn từ Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc dành cho phá thai; phục hồi và mở rộng chính sách của Thành phố Mexico cấm các quỹ sử dụng tiền thuế của dân cho các nhóm thực hiện phá thai ở nước ngoài.

Bên cạnh bức tường biên giới, chống phá thai là một trong những lời hứa của ông Trump đối với cử tri trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình. Ở thời điểm đó ông Trump viết trên Twitter, "Hãy để tôi nói rõ điều này - Tôi là người bảo vệ 'sự sống'".

Với những gì chính quyền của Trump đã và đang làm, người ta thấy được quyết tâm giữ cam kết của vị tổng thống luôn trân quý các sinh mệnh. "Khi chúng ta nhìn vào mắt của một đứa trẻ sơ sinh, chúng ta thấy vẻ đẹp và tâm hồn con người và sự uy nghi của đấng Sáng Thế. Chúng ta biết rằng mọi sinh mệnh đều có ý nghĩa", ông Trump chia sẻ với đám đông trong bài phát biểu hôm thứ Năm.

Viễn Triết

[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/donald-trump-da-day-con-nhu-the-nao-de-chung-khong-hu-hong-du-song-trong-nhung-lua_5bacf3318.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét