Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2019

Nghệ thuật tả người và thần tiên trong hội họa Trung Hoa cổ xưa

Nghệ thuật tả người và thần tiên trong hội họa Trung Hoa cổ xưa http://bit.ly/2UCut89

Mấy ngàn năm qua, "truyền thần" là cốt lõi trong các tác phẩm hội họa về người của phương đông. Người họa gia không hề chú trọng vào việc mô tả chính xác vóc dáng người, mà đặt tinh hoa khí vận vào tinh thần nhân vật.

Trong "Luận họa" Cố Khải Chi từng nói: "Phàm là về hội họa, người là khó vẽ nhất, sau đó tới sơn thủy, rồi tới chó ngựa, khó vẽ thành nhưng dễ trở thành bức họa đẹp." Đại sư Tông Bạch Hoa đánh giá: "Trong hư không truyền ra sự hỗn loạn, thần linh thấm trong sâu thẳm, vượt qua vẻ bề ngoài, tất cả là cảnh giới của nghệ thuật Trung Hoa."

Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan ở New York đang trưng bày một số tác phẩm nghệ thuật của Trung Quốc, tập trung vào việc miêu tả sự truyền thần của các nhân vật trong nghệ thuật truyền thống, triển lãm mang tên gọi "Truyền thần: con người và thần tiên trong nghệ thuật Trung Hoa".

Tổng cộng có ba phòng trưng bày trong triển lãm. Chủ đề của phòng trưng bày đầu tiên là "Anh hí", thể hiện khái niệm văn hóa Trung Quốc về "đa tử đa phúc" (nhiều con trai thì càng nhiều phúc lộc); chủ đề của phòng trưng bày thứ hai là "sinh hoạt hàng ngày", triển hiện hình ảnh sinh hoạt hàng ngày của cổ nhân, lịch sử và những câu chuyện truyền kỳ của danh nhân dật sĩ; chủ đề của phòng trưng bày thứ ba là "Đạo Thích", phản ánh tầng diện tín thần tín phật của người xưa.

Số lượng văn vật triển lãm được trưng bày trong triển lãm này vượt quá 120 món. Bởi bộ phận hàng triển lãm này có niên đại rất xa xưa, không thích hợp cho việc trưng bày lâu dài, vì thế nó chỉ có thể được trưng bày 2 lần. Lần đầu tiên sẽ diễn ra từ ngày 9 tháng 8 năm 2018 đến ngày 26 tháng 5 năm 2019, lần thứ hai dự kiến vào ngày 1 tháng 6 năm 2019 đến ngày 23 tháng 2 năm 2020. Các triển lãm bao gồm hàng dệt may, đồ sơn mài, đồ ngọc bích, đồ sứ, đồ kim loại và đồ vật bằng tre, gỗ từ thời Bắc Tống đến cuối triều đại nhà Thanh. Trong số đó, có những kiệt tác nổi tiếng và các tác phẩm quý hiếm.

"Anh hí" hồn nhiên trong sáng hàng trăm biểu cảm

Tại Trung Quốc cổ đại, bất kể là gia đình quý tộc xa hoa, sĩ đại phu, học giả thơ ca, hay người thường dân cũng khao khát "đa tử đa phúc". Trên một phương diện nhất định, nhân khẩu thịnh vượng, con cháu mãn đường thì gia tộc phát đạt, vì thế đây là một phong tục dân gian của "hạnh phúc" trong văn hóa truyền thống nơi đây. Mấy ngàn năm qua, người Trung Quốc thường đưa những trông đợi và kỳ vọng "đa tử đa phúc" vào trong các tác phẩm nghệ thuật, ví như loại tranh tết "Anh hí đồ". Ngoài những bức tranh năm mới, chủ đề "Anh hí đồ" cũng thấy được trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các nhu yếu phẩm hàng ngày như vải vóc, đồ sơn màu, ngọc bích và sứ. Những đứa trẻ con trong các tác phẩm này thường mang dáng vẻ khả ái tinh nghịch, ngây thơ hồn nhiên, có thể là hình ảnh vui chơi, nô đùa v.v.

Lần triển lãm này có trưng bày một tấm thảm lụa lớn từ thời nhà Thanh mang tên "Bách tử đồ", loại thảm này được sản xuất tốn rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành, với những màu sắc tơ lụa rực rỡ nổi bật. Trên đỉnh của bức thảm là một đôi phượng hoàng đón mặt trời sát cánh bay lượn, với ngụ ý "cát tường" và "tiền đồ quang minh". Phía dưới đôi phượng là rất nhiều đám mây uốn lượn. Giữa đám tường vân là hình ảnh đứa trẻ vui đùa, môi cười chúm chím cưỡi kỳ lân.

[caption id="attachment_1092128" align="alignnone" width="600"] Tấm lụa "Bách tử đồ" chủ đề "Anh hí" triều đại nhà Thanh, cất giữ tại Bảo tàng nghệ thuật thủ đô New York. (Ảnh: metmuseum)[/caption]

Theo "Thập di ký" của Tấn Vương Gia ghi lại, đêm Khổng Tử được sinh ra, có một con kỳ lân nhổ ra viên ngọc trong nhà, phía trên có viết "thủy tinh chi tử tôn, suy chu nhi Tố Vương", ý muốn nói người này có đức hạnh của một nhà vua nhưng lại không tại vị. Dân gian cho là kỳ lân là tượng trưng cho nhân nghĩa, chính nghĩa, tích đức cho mọi nhà, vì thế người ta hay cầu lạy kỳ lân để xin đường con cái..

Phía dưới đám tường vân, có vài đứa trẻ bắn tên, chèo thuyền, hay câu cá, chơi với chim ưng, cưỡi ngựa, hay chơi đàn, trình diễn nhạc khí, đọc sách v.v. Tất cả hiện ra một thế giới hoạt bát ngây thơ, không buồn không lo của trẻ con. Tổng cộng có 83 đứa trẻ với những tư thái khác nhau và sống động trong bức tranh. Các đường nét được khắc họa đều rất đơn giản và mượt mà, màu sắc mềm mại, tay nghề tỉ mỉ, cho thấy thiết kế khéo léo của người thợ và các kỹ năng tuyệt vời.

[caption id="attachment_1092139" align="alignnone" width="700"] Tấm lụa "Bách tử đồ" chủ đề "Anh hí" triều đại nhà Thanh, cất giữ tại Bảo tàng nghệ thuật thủ đô New York. (Ảnh: epochtimes)[/caption]

Phong tục sống của danh nhân dật sĩ

Trong các tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc, cuộc sống hàng ngày của cố nhân khá thanh lịch: xuân hoa thu nguyệt, cầm kỳ thi họa, thưởng thức trà, du vườn chèo thuyền ngắm trăng, tái hiện cố nhân sống không vì để đạt được cái lợi trước mắt, không vội vã chạy theo cuộc đời, lối sống và thái độ sống vô cùng điềm nhiên tĩnh tại. Trong triển lãm lần này có một chiếc đĩa sứ của Cảnh Đức Trấn, miêu tả một vị văn nhân ngồi bên cạnh hồ sen dưới tàng cây, điềm nhiên nhìn thư đồng đang ngắt hoa sen. Hình ảnh rất mượt mà và tự nhiên, khiến mọi người cảm nhận được sự an tĩnh trong nội tâm của nhân vật.

Đồng thời, người xem lập tức sẽ liên tưởng tới văn nhân Chu Đôn Di nhà Tống. Ông ở "Ái liên thoại" có viết: "Hoa sen không bị nhuộm bởi bùn, những gợn sóng rửa sạch trong vắt, một cuống thẳng dọc, không nhánh không cành, hương thơm bay xa...người quân tử cũng như hoa sen vậy." Trăm ngàn năm quá, "Ái liên thoại" của Chu Đôn Di đều được thế nhân truyền tụng, hướng con người tới chân lý sống cùng đạo đức làm trụ, từ đầu đến cuối giữ được đức tính trong sáng như hoa sen.

Lễ hội cũng là một chủ đề thường gặp. Bức tranh lụa đua thuyền rồng từ thời nhà Thanh đã tái hiện một cách sinh động quang cảnh Lễ hội Thuyền rồng Trung Quốc cổ đại. Trong bức lụa là hình ảnh con sông nguy nga rộng lớn, năm chiếc thuyền rồng ngẩng đầu kiêu hãnh háo hức chạy đua, thuyền rồng với những trang sức hoa lệ, hiện lên vô cùng lộng lẫy. Trên thuyền có một tầng được thiết kế như mái đình, dùng để nghỉ ngơi, trong đình có vị quan ngồi xem cuộc đọ tài. Trong không trung phía trước có những lá cờ tung bay, rất nhiều nhân vật với những động thái khác nhau được mô tả, dường như ta có thể nghe thấy tiếng trống và cảm nhận được bầu không khí căng thẳng kịch liệt trong cuộc so tài này.

[caption id="attachment_1092140" align="alignnone" width="800"] Bản đồ đua thuyền rồng lụa Qinglong, cất giữ tại Bảo tàng nghệ thuật thủ đô New York. (Ảnh: metmuseum)[/caption] [caption id="attachment_1092141" align="alignnone" width="700"] Bản đồ đua thuyền rồng lụa Qinglong, cất giữ tại Bảo tàng nghệ thuật thủ đô New York. (Ảnh: metmuseum)[/caption]

Kính thần tu thân

Phật đà, La Hán, Quan Âm, Phúc Lộc Thọ và các vị thần tiên trong Phật gia và Đạo gia đều là những nhân vật phổ biến trong các tác phẩm nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc, phản ánh nội hàm tinh thần tôn kính thần phật của cổ nhân. Ngoài những bức tranh về thần tiên, còn thường xuất hiện những nơi gọi là chốn "tiên cảnh", cũng chính là lý tưởng về thế giới thiên quốc của cổ nhân Trung Hoa.

Trong triển lãm của Bảo tàng Metropolitan, có một có một bộ tượng "Phật đà niết bàn dữ thị tòng quần tượng" từ thời Đại Minh Hoằng Trị (niên hiệu của vua Hiếu Tông thời Minh ở Trung Quốc, 1488-1505) khiến cho người xem không khỏi rung động. Tác phẩm bao gồm một khối các bức tượng liền với nhau cùng với 5 pho tượng rời, tái hiện lại cảnh tượng Đức Phật niết bàn từ hơn 2500 về trước. Ngày là ngày 15 tháng 2 âm lịch là ngày tác phẩm này được ra đời, tức là "Ngày Phật Niết bàn". Lúc Đức Phật niết bàn, mười đại đệ tử vây quanh cùng chứng kiến cảnh tượng nổ ra trăm hạt xá lợi. Nhìn vào tác phẩm ta có thể thấy hình ảnh Đức Phật được điêu khắc với mặt mũi mượt mà đầy đặn, toàn bộ thân thể là màu vàng kim, thần thái yên lặng an tường. Tám đệ tử vây xung quanh mỗi người một tư thế, người đứng người ngồi người quỳ gối, người gạt lệ khóc bi ai, thần thái mang một sự thành kính tôn sùng trước Đức Phật.

[caption id="attachment_1092142" align="alignnone" width="700"] "Phật đà niết bàn dữ thị tòng quần tượng" (Ảnh: epochtimes)[/caption] [caption id="attachment_1092143" align="alignnone" width="700"] "Phật đà niết bàn dữ thị tòng quần tượng" (Ảnh: epochtimes)[/caption]

Tác phẩm được làm từ sứ tổ tam thái, chủ yếu bao gồm ba màu sắc chính là vàng, xanh lục và tím. Màu sắc rất thanh lịch, ưu nhã. Từ "tam" trong tổ tam thái mang hàm ý chỉ số lượng nhiều. Đời Minh, những tác phẩm sứ tổ tam thái còn tồn tại đến nay khá ít, vì thế mà những pho tượng này có thể nói là hiếm hoi, và hình ảnh một tác phẩm bao gồm nhiều pho tượng lại được giữ nguyên vẹn thế này thì càng khó gặp. Cho đến bây giờ, "Phật đà niết bàn dữ thị tòng quần tượng" là tác phẩm tồn đời hoàn hảo nhất đời Minh, nó đúng là một báu vật trong kho báu Minh triều.

Vào đầu triều đại nhà Minh, Trần Ngạn Thanh đã tạo ra một pho tượng Lão Tử bằng đồng mạ vàng, đây cũng là một vật phẩm trong triển lãm khác trong bộ sưu tập vàng đồng cổ đại. Trần Ngạn Khánh là một nghệ thuật danh gia nổi tiếng ở cuối triều đại nhà Nguyên đầu nhà Minh, là người Tiền Đường (Hàng Châu). Ông từng được phong vào kinh thành để chế tạo tượng Phật cho hoàng cung. Bức tượng đồng Lão Tử được chế tác rất tinh xảo, mạ vàng lộng lẫy, áo bào Đạo gia cùng với hình dáng được khắc họa rất tự nhiên. Trung Quốc cổ đại có truyền thống tu Phật và tu Đạo. Lão Tử thì có thói quen tĩnh tọa tu Đạo. Trên đầu tượng đồng Lão Tử có đội pháp quan, ngồi trên tọa thượng cùng thần thái trầm mặc tường tĩnh, gương mặt tường hòa trang nghiêm.

[caption id="attachment_1092145" align="alignnone" width="436"] Vào đầu triều đại nhà Minh, Trần Ngạn Khánh đã làm một bức tượng Lão Tử bằng vàng mạ đồng  (Ảnh: metmuseum)[/caption]

Ngoài Lão Tử, bát tiên cũng là những vị thần trong Đạo giáo được lưu truyền rộng rãi trong văn hóa Trung Hoa. Triển lãm này có "Bát tiên hạ thọ đồ thác bàn" là một ví dụ. Trong bức đồ trên chiếc khay, bát tiên cùng ở trên cây tùng bách đang tụ họp, ngửa mặt nhìn lên trời mây, miệng tụng những lời chúc. Trên chiếc khay này có cảnh vật tùng bách trăm thọ, tiên, chim, bàn đào, tường vân lấp lánh, tất cả đều mang hàm nghĩa "chúc thọ" trong truyền thống phong tục dân gian Trung Hoa.

[caption id="attachment_1092146" align="alignnone" width="700"] "Bát tiên hạ thọ đồ thác bàn" (Ảnh: metmuseum)[/caption]

Các hình tượng nhân vật và sự vật trong nghệ thuật phản ánh tín ngưỡng dân gian truyền thống của Trung Hoa, chứa đựng những lý niệm về kính thần, tu thân, hướng thiện, hiếu thảo v.v. Ở 5000 năm văn minh lịch sử, những nhân vật và hình tượng này thông qua hội họa, chức phẩm, ngọc khí, đồ sứ trở thành vật ký thác tinh thần của con người nơi đây.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét