Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

Zimbabwe bị chỉ trích vì kế hoạch xuất khẩu voi con sang Trung Quốc

Zimbabwe bị chỉ trích vì kế hoạch xuất khẩu voi con sang Trung Quốc https://ift.tt/2E7m7yv

Kế hoạch xuất khẩu 35 voi con của chính phủ Zimbabwe sang Trung Quốc đã gây ra làn sóng phản đối của các nhà bảo vệ động vật hoang dã, theo The Epoch Times.

Theo các cuộc điều tra của các nhà bảo vệ động vật hoang dã, những chú voi con, trong đó có một số con mới chỉ 2 tuổi, đã bị tách khỏi mẹ của chúng và hiện đang bị nhốt tại công viên quốc gia Hwange của Zimbabwe trong khi đang hoàn tất các công tác chuẩn bị để gửi chúng đến Trung Quốc, nơi chúng sẽ được đưa vào sở thú.

Kế hoạch xuất khẩu đã bị các nhà bảo tồn động vật hoang dã ở Zimbabwe và quốc tế lên án gay gắt. Các nhà bảo tồn động vật nói rằng những con voi con bị đưa ra khỏi đàn sẽ gây ảnh hưởng đến cả đàn voi.

Theo Sharon Hoole, một nhà hoạt động vì quyền động vật nói rằng đạo luật động vật hoang dã quy định rằng một số tiêu chí phải được tuân thủ trước khi bán động vật hoang dã và chính phủ Zimbabwe đã không tuân thủ điều đó.

“Việc bắt giữ và xuất khẩu voi con này là bất hợp pháp vì một số tiêu chí đã không được đáp ứng, nhưng chính phủ không quan tâm đến điều đó bởi vì họ biết sẽ không ai làm gì cả. Vì vậy, chúng tôi phải làm cái gì đó”, Sharon Hoole nói.

Các nhà bảo vệ động vật hoang dã cũng nêu lên mối lo ngại về vai trò của Trung Quốc trong việc mua bán các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn thế giới. Chuyên gia về động vật hoang dã Mike Hitschmann, người điều hành khu bảo tồn thiên nhiên Cecil Kop cho biết Trung Quốc hiện là một trong những quốc gia có hồ sơ tồi tệ nhất về việc buôn bán bất hợp pháp các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.

Theo trung tâm Wilson có trụ sở tại Hoa Kỳ, các chuyên gia cho rằng nhu cầu cao của Trung Quốc đối với các sản phẩm động vật hoang dã đã thúc đẩy việc mua bán các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn thế giới.

Các chuyên gia cho biết nhiều động vật hoang dã, đặc biệt là hổ, gấu và tê giác, được nuôi ở Trung Quốc đã bị đối xử vô nhân đạo. Hổ được nhân giống để sản xuất các mặt hàng xa xỉ như rượu xương hổ và thảm da hổ, và gấu được coi là ‘bò sữa’ trong việc cung cấp mật để sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc.

[caption id="attachment_1101516" align="aligncenter" width="700"]Trung Quốc Ảnh: AP.[/caption]

“Bất cứ điều gì người Trung Quốc muốn hoặc cần, giờ đây họ có thể có được nó, cho dù đó là tài nguyên khoáng sản hay tài nguyên thiên nhiên là các động vật hoang dã”, chuyên gia về động vật hoang dã Mike Hitschmann nói.

Hitschmann nói rằng từ khi sự hiện diện của Trung Quốc bắt đầu gia tăng ở Zimbabwe, hầu hết các loài bò sát của Zimbabwe, như rùa cũng như tê giác đã bị suy giảm. Bây giờ là voi, và anh ấy lo lắng về số lượng động vật ngày càng giảm đi.

Tuy nhiên, ông Tinashe Farawo, người phát ngôn của cơ quan quản lý động vật hoang dã và công viên Zimbabwe đã phủ nhận việc chính phủ Zimbabwe đang bắt giữ những con voi con để xuất khẩu sang Trung Quốc.

“Zimbabwe được biết đến là quốc gia đi đầu trong bảo tồn động vật hoang dã và chúng tôi không thể bắt những con voi con để xuất khẩu. Chúng tôi chỉ bắt những con voi trưởng thành không còn phụ thuộc vào mẹ của chúng. Nhưng trong trường hợp này, chúng tôi không làm điều đó”, ông Tinashe Farawo nói.

Ông Farawo cho biết, hiện tại Zimbabwe đang có hơn 80.000 con voi, gấp đôi sức chứa của quốc gia là 40.000 con.

“Lần cuối cùng chúng tôi loại bỏ bớt những con voi là vào năm 1987 và số lượng đến bây giờ ngày càng tăng, do đó chúng tôi đang gặp phải xung đột giữa người và voi. Khoảng 5 người đã bị giết bởi những con voi trong năm nay”, ông Farawo nói.

Nhưng Hitschmann cho rằng những tuyên bố về số lượng voi quá mức là sai và đang được sử dụng làm cơ sở để phản đối lệnh cấm buôn bán ngà voi trên toàn thế giới và biện minh cho việc xuất khẩu voi sang các vườn thú và công viên giải trí Trung Quốc.

Theo hiệp hội nhân đạo Hoa Kỳ, đây là lần thứ 4 kể từ năm 2012 Zimbabwe xuất khẩu voi con sang Trung Quốc, tổng cộng đã xuất khẩu 108 con voi mặc dù vấp phải làn sóng phản đối.

Băng Thanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét