Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

10 điều phong nhã cho thấy người xưa lãng mạn thế nào

10 điều phong nhã cho thấy người xưa lãng mạn thế nào https://ift.tt/2F2Z1tR

Trong lòng có phong cảnh, miệng không nói thị phi, đọc sách là phú quý, vô sự là tiểu thần tiên. Nếu thế giới quá ồn ào, thì vẫn có rất nhiều cách để con người có thể bình tĩnh lại.

Một số người chỉ cần đi vào rừng, lắng nghe tiếng gió thổi cũng đủ để khiến bản thân bình tĩnh, có người chỉ cần ngồi một mình, uống một bình trà, cũng đủ để bình tĩnh.

Học người xưa cách tự thưởng thức vẻ đẹp cuộc sống một mình mà không cần phải truy cầu từ niềm vui nơi người khác mang tới, mới thấy người xưa thật lãng mạn mà cũng thật tự tại.

Thắp hương

Trong bộ phim nổi tiếng về Diệp Vấn, có một phân cảnh võ sĩ phương Tây thách đấu võ thuật Trung Hoa theo cách cổ truyền của họ, là thi đấu trong thời gian cháy hết một thân hương. Diệp Vấn đã tiến tới nhận lời thách đấu và nói thêm: "Chúng tôi đốt hương không phải để tính thời gian thi đấu, mà là để thể hiện sự khiêm nhường của mình". Mặt khác, đốt hương trong suy nghĩ của người xưa cũng mang đến sự bình yên cho nội tâm. Người xưa thường dùng hương như một người bạn đồng hành khi đọc sách, khi ở một mình cũng thích có hương ở bên cạnh. Đốt hương là một cách khiến lòng người bình tĩnh lại. Có người thích đốt hương trên bàn trà, để trái tim có thể tĩnh lại một cách nhanh nhất, bởi vì chỉ khi tĩnh tại mới có thể cảm nhận được hương vị thực sự của trà.

Gảy đàn

Nếu trái tim thanh thản, đàn giống như một vật dụng của những bậc thánh hiền và người quân tử. Trong Cầm Luận thời Tống có viết: “Đánh đàn giống như tham thiền, năm tháng mài giũa, phách nhiên tỉnh ngộ, không gì không thể nghĩ thông suốt".

Trong cuộc sống hàng ngày, có thể được vỗ về an ủi bằng tiếng đàn quả là vui vẻ, cũng là cách rất tốt để trau dồi tinh thần và khí chất. Nói về đời sống âm nhạc của người cổ đại, khiến người ta nhớ tới “Trúc lâm thất hiền” (Bảy người trong rừng trúc, tức bảy vị danh nho đời Tấn, gồm Vương Nhung, Nguyễn Hàm, Lưu Linh, Nguyễn Tịch, Sơn Đào, Kê Khang, Hương Tú), họ tôn sùng đạo của Trang Tử, thường hẹn gặp nhau trong rừng trúc, gần với thiên nhiên, uống rượu ngâm thơ, sống một cuộc sống nhàn nhã với âm nhạc và thơ ca.

Kê Khang, nhạc sỹ nổi tiếng thời Nguỵ Tần từng viết trong Dưỡng sinh luận: “Điều chỉnh sự tĩnh tâm, là duy trì như băng tuyết trong tâm, giảm bớt sức nóng trong lòng, không thể đã nóng càng thêm nóng". Đó gọi là “tĩnh tâm càng thêm lạnh”, là cách dưỡng sinh trong mùa hè, âm nhạc có thể thư giãn cơ thể, lưu thông khí huyết và thúc đẩy kinh mạch. Giống như y học, nó có khả năng điều hòa cơ thể, và cũng giống như thuốc thảo dược Trung Y, có thể khiến mọi người tĩnh tâm trong mùa hè nóng bức.

[caption id="attachment_1311926" align="alignnone" width="800"] Ảnh minh họa: Lovepik.[/caption]

Chơi cờ

Trong thời cổ đại, những người có học vấn địa vị cao đều thích dùng cờ làm niềm vui giải trí, đồng thời họ cũng rèn luyện khả năng của mình thông qua những chiến lược trong chơi cờ, tăng thêm sách lược cho bản thân, vì thế trong những buổi tiệc trà náo nhiệt của thành phố thường có những bàn cờ dành cho mọi người. Trong Nhàn tình ngẫu ký có viết: “Đánh cờ chi bằng xem cờ, bởi vì xem cờ không có lòng lo lắng thắng thua". Nên chơi cờ hay xem cờ đều có cái thú riêng của nó.

Đọc sách

Người xưa có câu: “Có sách là phú quý, vô sự tiểu thần tiên”, khi nhàn rỗi có thú vui đọc sách, có thể so sánh với thần tiên, là những người có cảnh giới vượt trên người khác. Trong Kim thánh thán có viết: “Sách giấu trong tay áo, nhàn rỗi lấy ra đọc, cả đời là một niềm vui lớn". Người xưa từ lâu đã nhìn thấy đại đạo lớn nhất của con người, coi việc nuôi dưỡng trái tim thuần khiết là thành tựu lớn nhất của cuộc đời. Người xưa có câu: “Khí chất của con người là Trời sinh, rất khó thay đổi, nhưng đọc sách có thể thay đổi", cũng lại có câu: “Ta cả đời đọc sách chỉ có hai chuyện, một là dùng đức hành động, hai là tu nghiệp bản thân". Trong quá khứ mặc dù nghĩa của các chữ rất rõ ràng, ta tưởng đọc hiểu nhưng hành động thực tế lại chưa đạt, coi như không đọc được gì. Sau đó trải qua sự mài giũa của thế sự, có thể thật sự hiểu dần ý nghĩa nhân sinh, có thể coi đọc sách là niềm vui lớn nhất trong đời.

Ngắm tranh

Nhìn núi thấy sắc màu, đến gần nghe tiếng nước, vô thanh thưởng họa, có thể khiến trái tim con người rơi vào sự trầm lặng, chìm vào bầu không khí nghệ thuật và được khai sáng, giúp đời người mở mang kiến thức, lại khiến cho trái tim vui vẻ thoải mái. Đây chính là “liệu pháp tâm lý” của tâm bệnh. Ngắm tranh từ trước đến nay luôn là một dạng hưởng thụ thanh nhã, có thể hun đúc tình cảm sâu đậm, khiến cho tâm trí và cơ thể đều khỏe mạnh.

Nói ngắm tranh như uống thuốc cũng không ngoa. Trên thực tế, dùng việc ngắm tranh để trị bệnh, từ xưa đến nay đều có, Vương Ma Cật của thời Đường từng viết: “Nhìn núi thấy màu sắc, đến gần nghe tiếng nước vô thanh thưởng họa, xuân đi hoa vẫn còn đó, người đến chim không kinh sợ". Người xưa vẽ tranh chỉ cần một cái bút, một mảnh giấy Tuyên Thành, tung hoành phóng túng, ý vẽ trôi chảy. Người xưa vẽ tranh đều có ý nghĩa sâu sắc, đến cách chấm bút, cũng có những cách riêng của mình, không có ai có thể giả mạo, vì nó mang bản sắc riêng của tác giả. Người hiện đại xem tranh, không có thầy giáo bên cạnh, không cần đọc qua bản ghi chép, nhưng ý nghĩa đã có trong tranh, còn với trường phái tranh vẽ hiện đại, đôi khi không có chú thích thì không ai hiểu, hoàn toàn hồ đồ khó hiểu.

Ngắm hoa

Hoa là chủ đề vô tận của thơ ca, ngay cả trong các nghề thủ công truyền thống như thêu, gốm sứ, điêu khắc, cũng sử dụng các mẫu hoa để làm đồ trang trí. Người ta tán thưởng hoa, không chỉ ở vẻ ngoài mà còn ở hương thơm và màu sắc của chúng, hơn thế nữa là cảm xúc tích hợp khi ngắm hoa mang lại, đó là một dạng phong độ, phẩm cách. Từ thời cổ đại đã có câu: “Không có thanh hoa vận, khó mà nhập vào cảnh giới thanh nhã". 

[caption id="attachment_1311928" align="alignnone" width="800"] Ảnh minh họa: Lovepik.[/caption]

Thưởng trà 

Uống trà không chỉ phân biệt trà ngon dở, mà còn mang đến tâm tư mơ mộng xa vời, lãnh hội tình ý trong trà. Trong những ngày tháng bận rộn, ngâm một bình trà, tìm một nơi yên tĩnh và uống trà một mình, có thể rửa sạch những muộn phiền, làm mới tâm trí và tiếp thêm sinh lực cho bản thân, uống một cách từ từ để hưởng thụ những tinh túy đẹp nhất của trà. Trà không có bần hàn, không có địa vị cao thấp, có thể mộc mạc giản dị, cũng có thể mang đến một khí thế lớn, thông dụng mà lại thanh lịch. Có thể dùng trà để làm dịu cơn khát, qua việc uống trà cũng thể hiện những thái độ, cảnh giới khác nhau của mỗi người. 

Thưởng rượu

Trang Chu chủ trương vật người hợp nhất, con người và Trời hợp nhất. Trang Tử thà làm một con rùa rung đùi lắc đầu tự do trong ao chứ không làm một con ngựa bị buộc dây cương cho con người cưỡi. Theo đuổi tự do tuyệt đối, lãng quên sự sống, cái chết, lợi lộc và vinh nhục, đó là tinh hoa của việc thưởng rượu, cổ nhân có câu: “Uống rượu cũng là một dạng học thức, không phải là việc ẩm thực”.

Hầu hết các hiền triết thời xưa đều biết thế giới từ trạng thái thăng hoa khi có chút men, từ đó hiểu thấu đáo cuộc sống và trau dồi phẩm chất của chính họ. Uống rượu là một kiểu văn hóa, là theo đuổi quan niệm nghệ thuật, không thể uống lung tung, trong Kinh thư - Tửu cáo có viết: “Vô di tửu” (không nên uống rượu thường xuyên, nên thường uống ít rượu), “Cấm sa vào” (cấm uống rượu quá nhiều). Gió mát, trời sáng, mưa rơi, tuyết bay, hoa đang nở rộ, và rượu nếp mới đã chín, đó là những thời điểm tốt để uống rượu.

Ngắm trăng

Người hiện đại khó có thể nhìn thấy ánh trăng của người cổ đại, chẳng phải vì thiên văn thay đổi mà bởi cách nhìn đã khác. Trong văn hóa truyền thống, hình ảnh mặt trăng thường trở thành vật mang tư tưởng và cảm xúc của con người, và ý nghĩa của nó rất phong phú. Trong rất nhiều bài ca, bài thơ, con người thường lấy ánh trăng, để bày tỏa nội tâm và tình cảm của bản thân, tư tưởng tình cảm trong nội tâm được ánh trăng soi sáng. Tạo nên rất nhiều quan niệm và thẩm mỹ nghệ thuật đẹp đẽ, nâng tính văn học, tư tưởng nội hàm và nghệ thuật của tác phẩm lên một tầm cao mới.

Một số thi nhân nói: “Ngắm trăng phải ở gần mặt nước, phải cô độc, đầu óc phải trống rỗng, bằng cách này có thể tương tác với tinh thần của Trời Đất". Trương Nhược Hư cũng trong tình trạng tương tự mới viết nên tập thơ nổi tiếng thiên cổ Xuân giang hoa nguyệt dạ. Huyền thoại Lý Bạch đã từng làm điều ngốc nghếch khi say là vớt trăng dưới sông, nhưng chính vì coi ánh trăng như tri kỷ, ông mới có thể "mời rượu ánh trăng.

Có người nói: "Ánh trăng sáng là đôi mắt của bầu trời, mà ánh trăng tròn để chúng ta ngắm nhìn bản thân. Lấy trăng làm gương, đơn độc tương tác với Đất Trời, đây chính là sự lãng mạn của thưởng nguyệt". Thành phố ồn ào cũng cần một chút thanh tĩnh, chúng ta làm thế nào để làm cho trái tim yên tĩnh, hãy học cách của người xưa, dừng bước ngắm nhìn ánh trăng sáng. Buổi tối có hẹn với ánh trăng, tắm trong ánh trăng, tận hưởng khung cảnh tuyệt đẹp và cảm giác dịu dàng như nước.

[caption id="attachment_1311930" align="alignnone" width="800"] Ảnh minh họa: Lovepik.[/caption]

Tìm về nơi vắng vẻ

Con người thích tìm về với thiên nhiên, không phải là nắm bắt và chinh phục thiên nhiên mà là ngưỡng mộ vẻ đẹp sâu sắc và kín đáo của nó. Thử tưởng tượng một buổi sáng sớm đi dạo bên ngoài ngôi đền cổ, nhìn mặt trời mọc xuyên qua rừng rậm. Ánh sáng của núi rừng trong vắt, phản chiếu xuống mặt hồ nước sâu làm cho những suy nghĩ thô tục trong lòng người biến mất.

Thứ thiên nhiên luôn có là một sự tự do rõ ràng rành mạch, ví dụ như so với hồng trần, sức mạnh của thiên nhiên là làm an lòng người mà không cần lời nói. Vứt bỏ hồng trần, hòa nhập với thiên nhiên tĩnh lặng, đây mới là sự lãng mạn của việc tìm chốn ẩn nấp. Người xưa tu thân, trở về với nguồn gốc ban đầu, hun đúc tình cảm, bồi dưỡng đạo đức cá nhân. Gia nhập thế giới bằng tấm lòng độ lượng, thoải mái sống giữa đời.

Phong nhã có nguồn gốc từ nội tâm tĩnh lặng, đạm bạc, thoát thân giữa cuộc sống bộn bề, với nơi suy nghĩ phức tạp để lại một khoảng trống cho tâm trí mình. Nhà thơ thời Tống, Tô Đông Pha từng nói: “Sông, núi, gió trăng, vốn thường vô chủ, người nhàn là chủ nhân của chúng". Nếu không có trái tim nhàn nhã, sao có thể có được sự phong nhã. Hương vị của cuộc sống giống như khi bạn không bận rộn, ngồi trong một ngôi đền giữa đêm khuya, nghe tiếng thông reo, pha trà, thưởng thức theo phong cách phong nhã của người xưa, tập trung và yên tĩnh, ngay cả khi thế giới ngoài kia vô cùng phức tạp bạn cũng phải tìm cho mình một không gian để thở.

Ngọc Linh
Theo Aboluowang

Video: 6 câu nói của cổ nhân giúp bạn thấy rõ lòng người thật giả

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/6-cau-noi-cua-co-nhan-giup-ban-thay-ro-long-nguoi-that-gia_c2ffc7adb.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét