Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

Hàn Quốc tìm thấy 40 hài cốt nghi liên quan đến biến cố thảm sát được ví như một ‘Thiên An Môn’ khác

Hàn Quốc tìm thấy 40 hài cốt nghi liên quan đến biến cố thảm sát được ví như một ‘Thiên An Môn’ khác https://ift.tt/2QArzAe

Một phát hiện mới đây có khả năng làm sáng tỏ vụ việc đen tối nhất trong lịch sử Hàn Quốc, 40 hài cốt đã được tìm thấy tại địa điểm một nhà tù cũ ở thành phố Gwangju ở phía Tây Nam Hàn Quốc, theo Asia Times ngày 20/12/2019. 

Vào tháng 5/1980, phong trào dân chủ Gwangju nổ ra, thành phố bị phá hủy và các binh đoàn tinh nhuệ Hàn Quốc đã dẹp tan cuộc nổi dậy tổng lực của dân chúng bằng một cuộc đàn áp tàn bạo và chết chóc, bao gồm đột kích nhà tù để giành quyền kiểm soát.

Tới tận ngày nay, nhiều câu hỏi - đáng chú ý là về số lượng thi thể những người tử nạn - vẫn chưa được trả lời, cả cánh tả lẫn cánh hữu Hàn Quốc vẫn tiếp tục tranh cãi chính xác thì điều gì đã xảy ra năm đó. 

[caption id="attachment_1312221" align="aligncenter" width="500"] Cựu Tổng thống Hàn Quốc Chun Doo-hwan bị bắt vào năm 1995 (ảnh: Kim Jae-hwan / AFP/Getty Images).[/caption]

Nếu các thi hài mới được phát hiện ở nhà tù là các nạn nhân của vụ thảm sát, điều đó có thể gây thêm áp lực đối với cựu Tổng thống Chun Do-hwan, 88 tuổi, viên tướng đã nắm quyền lực thông qua chính biến năm 1980 và ra lệnh cho các binh sĩ tiến vào Gwangju. 

Nghi ngờ liên quan đến cuộc tàn sát

40 thi hài được phát hiện hôm thứ Năm (19/12) khi các nhân viên chính phủ đang di dời một nghĩa trang vốn cận kề với nhà tù, theo báo cáo của phương tiện truyền thông Hàn Quốc vào chiều thứ Sáu (20/12). Bộ Tư pháp cho biết sẽ xét nghiệm DNA để xác định danh tính của những thi hài này.

"Hiện tại, thật khó đoán được liệu các hài cốt có liên quan đến phong trào dân chủ hay không", thứ trưởng Bộ Tư pháp Kim Oh-soo cho biết, theo hãng tin Yonhap. "Tuy nhiên chúng tôi phải kiểm tra khả năng này".

[caption id="attachment_1312231" align="aligncenter" width="500"] Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee (ảnh: Bachrach / Getty Images).[/caption]

Sự biến Gwangju 1980

Sau cái chết của Tổng thống Park Chung-hee vào tháng 10/1979 - khi ông bị ám sát dưới tay chính giám đốc cơ quan tình báo của mình là Kim Jae Kyu - tướng Chun Do-hwan đã lên nắm quyền thông qua một cuộc đảo chính.

Theo sau đó là biểu tình toàn quốc. Vào ngày 18/5/1980, những biệt kích trên không, lực lượng mũ "bê rê đen" đã được triển khai tới thành phố Gwangju vốn được biết là một nơi yên tĩnh. Trong những năm 1960 và 1970, ở phía Tây Nam Gwangju trải qua cảnh chật vật, do thiếu sự đầu tư dưới thời Tổng thống Park. Park là người được vùng Đông Nam ca ngợi và ông duy trì một căn cứ chính trị ở đó. Chính trị gia hàng đầu vùng Tây Nam, Kim Dae-jung đã quyết liệt phản đối ông Park.

Các biệt kích khi đó đã thực hiện các hành động tàn bạo cực độ, sát hại nhiều người dân địa phương. Để đối phó, một cuộc nổi loạn đã bùng nổ, người dân chiếm lấy vũ khí từ các nhà kho vũ khí và tấn công binh lính. Những người chống đối đã sử dụng nhà tù làm căn cứ trước khi họ rút lui khỏi Gwangju. Nơi đây đã rơi vào vòng kiểm soát của chính phủ lâm thời, sau một thời gian tồn tại ngắn ngủi.

Mất kiểm soát Gwangju, chính phủ Seoul đã không đưa tin trên toàn quốc, chỉ có một số phóng viên nước ngoài được vào thành phố để báo cáo về những gì đã xảy ra.

[caption id="attachment_1312679" align="aligncenter" width="560"] Các lực lượng thiết quân luật Hàn Quốc ngăn chặn những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Gwangju, tháng 5/1980 (ảnh: Thenation).[/caption]

Các lực lượng chính phủ tập hợp lại và tăng cường tấn công thành phố từ nhiều hướng bằng xe bọc thép và máy bay trực thăng. Một cuộc kháng cự cuối cùng diễn ra tại Tòa thị chính và cuộc nổi loạn đã bị nghiền nát vào ngày 27/5. Đối với nhiều người Hàn Quốc ngày nay, biến cố Gwangju 1980 gần giống với vụ thảm sát quảng trường Thiên An Môn năm 1989 ở Trung Quốc. Nó để lại nhiều di chứng.

Sự kiện này được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như "Sự cố ngày 18 tháng Năm", "Cuộc nổi dậy Gwangju" và "Thảm sát Gwangju".

[caption id="attachment_1312377" align="aligncenter" width="600"] Hàng ngàn công dân tập trung trước Văn phòng chính phủ tỉnh Nam Jeolla tại Gwangju trong phong trào Dân chủ tháng Năm năm 1980 (ảnh: Hani/ Hankyoreh).[/caption]

Sau khi Hàn Quốc dân chủ hóa vào năm 1987, sự thật về Gwangju đã bị rò rỉ. Nhiều cuộc điều tra đã được tổ chức, Tổng thống Chun cùng bạn chí cốt của ông là tướng Roh Tae-woo - người mà sau đó cũng đã trở thành tổng thống Hàn Quốc - đã bị xét xử. Người trước bị kết án tử hình và người sau bị tù chung thân. Tuy nhiên, trong một động thái hòa giải dân tộc, cả hai ông này đã được ân xá bởi một trong những đối thủ cũ của họ là Tổng thống Kim Young-sam, vào năm 1996.

Cho đến ngày nay vẫn chưa biết có bao nhiêu người thiệt mạng trong tổng số những người biểu tình, phiến quân vũ trang và các binh đoàn. Ước tính thấp nhất là 144 và một con số không rõ ràng có thể lên đến 1.000 - 2.000 người. Hầu hết các ước tính rơi vào khoảng 200-250.

Vụ phát hiện những di hài đã đặt ra câu hỏi, họ là ai. Có thể đó là những người đã chết trong tù theo thời gian. Họ có thể là nạn nhân bị bắn trong tù khi phiến quân tấn công cơ sở này. Họ có thể là những người lính bị giết trong trận chiến. Họ có thể là hài cốt của các chỉ huy Triều Tiên, là một nhóm các học giả cực hữu đã ở tại Gwangju.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét