Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Luật sư Hồi giáo hàng đầu ở Malaysia kêu gọi cộng đồng tẩy chay các sản phẩm của Trung Quốc

Luật sư Hồi giáo hàng đầu ở Malaysia kêu gọi cộng đồng tẩy chay các sản phẩm của Trung Quốc https://ift.tt/369FnbA

Mohd Asri bin Zainul Abidin, một trong những luật sư Hồi giáo hàng đầu ở Malaysia, đã kêu gọi cộng đồng tẩy chay các sản phẩm của Trung Quốc như một cuộc biểu tình chống lại cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.

“Chúng ta cần phải tiến đến việc tẩy chay các sản phẩm của Trung Quốc. Họ biết sức mua mạnh mẽ của chúng ta... Quyết định nên được đưa ra ở cấp lãnh đạo cao nhất của các quốc gia Hồi giáo và các tổ chức học giả và bảo vệ Hồi giáo... Chúng ta nên làm gì đó vì họ (người Duy Ngô Nhĩ) là những anh chị em của chúng ta”, Mohd Asri nói với Al Jazeera.

Theo tờ Vision Times, cuộc đàn áp của Bắc Kinh đối với cộng đồng thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là một chủ đề được thảo luận giữa các học giả và các nhà lãnh đạo các quốc gia Hồi giáo trong một hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia .

Tuy nhiên, theo Muhamed Ljevakovic, một diễn giả tại hội nghị thượng đỉnh đến từ Bosnia Herzegovina, hầu hết các nhà lãnh đạo tập trung tại sự kiện này đều im lặng vì họ sợ sự phản ứng từ Trung Quốc. Đây là lý do tại sao mặc dù kêu gọi sự đồng thuận về vấn đề Duy Ngô Nhĩ, hội nghị thượng đỉnh đã không lập ra được một nghị quyết về chủ đề này.

Nhiều chuyên gia tin rằng hội nghị thượng đỉnh là dấu hiệu của sự chia rẽ xảy ra trong cộng đồng Hồi giáo quốc tế khi các quốc gia như Ả Rập Saudi và Pakistan từ chối tham gia. Vào tháng 7, 20 quốc gia đã bỏ phiếu cho nghị quyết của Liên Hợp Quốc kêu gọi Trung Quốc chấm dứt đối xử tàn bạo với người Duy Ngô Nhĩ. Tuy nhiên, 14 quốc gia thuộc Tổ chức các quốc gia Hồi giáo (OIC) lại bất ngờ đứng về phía Trung Quốc, thậm chí còn ca ngợi Bắc Kinh vì "những thành tựu đáng chú ý trong lĩnh vực nhân quyền".

Sự im lặng của các quốc gia Hồi giáo về vấn đề Duy Ngô Nhĩ đã bị nhiều người nổi tiếng chỉ trích. Ví như, mới đây, cầu thủ bóng đá Arsenal, Mesut Ozil đã nêu vấn đề này trên phương tiện truyền thông xã hội: “Kinh Quran đang bị đốt… các nhà thờ Hồi giáo đang bị đóng cửa... các trường Hồi giáo đang bị cấm... các học giả Hồi giáo đang bị giết từng người một... những người anh em Hồi giáo đang bị buộc phải đến các trại tập trung... Bất chấp tất cả những điều này, người Hồi giáo im lặng”.

[caption id="attachment_1312263" align="aligncenter" width="600"] Trung Quốc đã cắt nguồn cấp dữ liệu giữa chừng sau khi các ứng cử viên đảng Dân chủ Hoa Kỳ bắt đầu nói về vi phạm nhân quyền ở nước này (ảnh chụp màn hình YouTube).[/caption]

Về phía Trung Quốc, nước này thường xóa bỏ bất kỳ chủ đề nào gây bất lợi cho chính quyền, do đó phần lớn người Trung Quốc không biết về sự tàn bạo của chính quyền đối với cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ. Ví như khi cuộc tranh luận nội bộ lần thứ 6 giữa các ứng viên của Đảng dân chủ Hoa Kỳ đang được truyền hình trực tiếp trên toàn thế giới, chính phủ Trung Quốc đã cắt nguồn cấp dữ liệu giữa chừng sau khi các ứng cử viên bắt đầu nói về các vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Tân Cương. 

Theo CNN, màn hình trở nên tối đen trước 9 giờ tối giờ địa phương sau khi người điều hành mạng truyền thông công cộng (PBS) Judy Woodruff hỏi Thị trưởng Pete Buttigieg rằng Hoa Kỳ có nên tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh 2022 ở Trung Quốc hay không, khi nước này đang bị cáo buộc giam giữ hàng loạt công dân Duy Ngô Nhĩ của họ. Nguồn cấp dữ liệu từ cuộc tranh luận PBS / Politico ở Los Angeles bị cắt giảm khoảng 9 phút trong khi các ứng cử viên được hỏi về một loạt các vấn đề của Trung Quốc, bao gồm các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và căng thẳng quân sự ở Biển Đông, .

Theo tờ Vision Times, cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ năm 2020 giữa ứng cử viên thuộc Đảng dân chủ và tổng thống đương nhiệm Donald Trump sẽ sớm được tổ chức. Nếu các chủ đề như Duy Ngô Nhĩ, Hồng Kông, Biển Đông, Đài Loan, v.v., được nêu ra trong cuộc tranh luận, chắc chắn rằng Bắc Kinh cũng sẽ chặn phát sóng các cuộc tranh luận tại nước này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét