Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019

Mỗi ngày, người đàn ông mang về 5 triệu miếng xà phòng bị vứt đi để tái chế, giúp người nghèo

Mỗi ngày, người đàn ông mang về 5 triệu miếng xà phòng bị vứt đi để tái chế, giúp người nghèo https://ift.tt/363andp

Xà phòng trong phòng tắm của khách sạn thường chỉ được sử dụng một vài lần rồi bị vứt đi sau khi khách trả phòng. Bạn có biết các khách sạn trên thế giới mỗi ngày đều vứt khoảng 5 triệu miếng xà phòng? Một ông chủ người Mỹ nhận ra rằng đây là sự lãng phí rất lớn, nên ông đã quyết định làm điều này.

Người đàn ông tên là Shawn Seipler đến khách sạn và hỏi người dọn dẹp nơi đây rằng: “Các bạn xử lý xà phòng mà khách chỉ dùng một vài lần như thế nào?”. Câu trả lời là "vứt bỏ tất cả". Ngay sau đó, ông đã tìm hiểu thông tin và biết rằng, có khoảng 5 triệu miếng xà phòng được vứt đi mỗi ngày ở các khách sạn lớn trên thế giới.

Để phát huy tinh thần tiết kiệm và bảo vệ môi trường, Seipler đã phát động chương trình tái chế xà phòng để cung cấp cho những người nghèo khó trên thế giới. Ông thu hồi tất cả số xà phòng đã bị vứt đi, mang về gara để xe nhà mình, và tập hợp một nhóm khoảng 8 người để tạo ra một loại xà phòng mới, mỗi ngày họ có thể sản xuất đến 500 miếng xà phòng.

Sau đó, ông gửi kế hoạch thu hồi và tái chế của mình đến những khách sạn lớn, ông vốn nghĩ rằng sẽ phải dùng đến một vài lợi ích về lợi nhuận mới có thể thuyết phục được họ, nhưng không ngờ khi người quản lý của các khách sạn lớn nghe nói rằng sẽ giúp đỡ được những người nghèo khó và trẻ em đang sống trong điều kiện vệ sinh sinh hoạt kém, họ ngay lập tức đồng ý.

Seipler chia sẻ: “Chúng tôi đã đến khách sạn để thảo luận về chương trình tái chế đơn giản này. Thực tế, chỉ với 75 xu một tháng, chúng tôi có thể giúp các gia đình khó khăn giảm nguy cơ đối mặt với bệnh tật, điều này dễ dàng thuyết phục khách sạn".

Seipler sau đó đã thành lập Clean the World, và quy mô nhà máy xà phòng của ông ngày càng lớn hơn. Đối với xà phòng được thu hồi từ nhiều khách sạn khác nhau, trước tiên, các tình nguyện viên phải cạo bỏ lông tóc và bụi bẩn trên bề mặt, sau đó băm nhỏ, tiệt trùng, và cuối cùng là ép khuôn thành hình. Đến nay, nhà máy phải xử lý khoảng 20 triệu pound xà phòng tái chế mỗi ngày, sau đó sản xuất 40 triệu miếng xà phòng mới, và cuối cùng gửi nó đến 115 quốc gia có điều kiện vệ sinh kém.

Theo một cuộc khảo sát, mỗi ngày có khoảng 9.000 trẻ em trên toàn thế giới phải rời xa thế giới. Trên thực tế, những căn bệnh mà chúng mắc phải không cần vắc-xin. Chúng có thể được ngăn ngừa bằng cách rửa tay bằng xà phòng.

Kế hoạch này cuối cùng đã đạt được hiệu quả đôi bên cùng có lợi, bảo vệ môi trường, cứu sống những sinh mệnh và đồng thời cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng. Tuy nhiên, người ta nói rằng quy mô tái chế của tổ chức Clean the World hiện chỉ chiếm 8% trong ngành công nghiệp khách sạn toàn cầu, do đó vẫn còn nhiều cơ hội phát triển trong tương lai để nhiều người có nhu cầu có thể được chăm sóc đúng cách.

Nguồn, ảnh: Toutiao

Video xem thêm: Trong chốn bụi trần, ta chỉ là những vị khách qua đường của tháng năm

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/lang-dong-dem-ve-so-668-trong-chon-bui-tran-ta-chi-la-nhung-vi-khach-qua-duong-cua-thang-nam_7c1ae6a79.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét