Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020

‘Cha đẻ’ của đập Tam Hiệp vừa mất, còn con đập có thể gắng gượng được bao lâu?

‘Cha đẻ’ của đập Tam Hiệp vừa mất, còn con đập có thể gắng gượng được bao lâu? https://ift.tt/3jFerrb

Cái chết của ông vào đúng thời điểm miền Nam Trung Quốc đang liên tục hứng chịu mưa lũ và chủ đề đập Tam Hiệp vỡ đang thu hút sự chú ý hơn bao giờ hết, càng làm người ta thêm suy nghĩ.

Trịnh Thủ Nhân (Zheng Shouren), kỹ sư thiết kế đập Tam Hiệp và là viện sĩ của học viện Kỹ thuật Trung Quốc (Chinese Academy of Engineering), người được mệnh danh là "Người cha đẻ của đập Tam Hiệp", ngày 24/7 đã qua đời vì bệnh nặng, còn đập Tam Hiệp, di sản do ông để lại vẫn là chủ đề gây tranh cãi không thôi.

Theo tin tổng hợp từ các phương tiện truyền thông Trung Quốc, ông Trịnh Thủ Nhân ngày 24/7 đã qua đời vì bệnh nặng tại Vũ Hán, tuy nhiên trong báo cáo lại không chỉ ra ông đã qua đời vì căn bệnh gì.

Ông Trịnh Thủ Nhân sinh vào tháng 1/1940 tại huyện Dĩnh Thượng, tỉnh An Huy, bắt đầu chịu trách nhiệm thiết kế Dự án đập Tam Hiệp vào năm 1994. Từ năm 1994 đến 2017, ông Trịnh Thủ Nhân từng đảm nhiệm kỹ sư trưởng của Ủy ban tài nguyên nước sông Dương Tử và giám đốc của Văn phòng đại diện Thiết kế Dự án Tam Hiệp.

Thời điểm ông Trịnh Thủ Nhân qua đời lại trùng thời điểm miền đông nam Trung Quốc lũ lụt lan tràn, và "trận lũ thứ ba" trên sông Dương Tử đang gần kề.

Theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông Trung Quốc, Cục Thủy văn thuộc Ủy ban tài nguyên nước sông Dương Tử dự đoán rằng từ ngày 24 đến ngày 28/7 sẽ có mưa lớn rõ rệt từ Tây sang Đông trong lưu vực sông Dương Tử.

Cơ quan phòng chống lụt bão và hạn hán tỉnh Hồ Bắc và Cục kiểm soát lũ Hồ Bắc sau khi tổng hợp tình thế trước mắt nhận định rằng trận mưa lớn gần đây ở thượng nguồn sông Dương Tử đang hình thành trận lũ số 3 trên sông Dương Tử. Theo nguồn tin từ phía chính quyền địa phương, đập Tam Hiệp dự kiến ​​sẽ đón trận lũ số 3 trên sông Dương Tử vào ngày 27/7, lưu lượng đỉnh lũ dự kiến ​​sẽ vượt quá 60.000 m3/s.

Từ trước đến nay, tính an toàn của đập Tam Hiệp, một thiết kế do ông Trịnh Thủ Nhân để lại luôn là vấn đề gây tranh cãi của các chuyên gia cả trong và ngoài nước. Chỉ một tuần trước cái chết của viện sĩ Trịnh, truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã thừa nhận rằng đập Tam Hiệp đã có hiện tượng dịch chuyển, rò rỉ và biến dạng. Báo cáo không tiết lộ dữ liệu chi tiết của các mục một cách cụ thể, mà chỉ gói gọn rằng "con đập vẫn đang trong phạm vi an toàn", đồng thời nhấn mạnh rằng "các cấu trúc giữ nước của con đập vẫn đang ở mức ổn định và an toàn".

Vào ngày 23/7, một đoạn video có tiêu đề "diễn thử sự cố vỡ đập Tam Hiệp" đã được lan truyền rộng rãi trên Internet. Theo giới thiệu của video, dựa theo dữ liệu phân tích, nếu đập Tam Hiệp bị vỡ, mực nước lũ cao gần 100 m nhanh chóng được xả. Do sự ngăn chặn của các ngọn núi ở hai bên bờ sông, nên không thể phân tán lũ được, lũ được xả ra sẽ vượt quá 100 km/h. Trong vòng 30 phút sau khi vỡ đập, trận lũ sẽ phá hủy đập Cát Châu và đến khu vực đô thị Nghi Xương chỉ cách 50 km đường sông với đập Tam Hiệp. Trận lũ cao 20 m sẽ phá hủy Nghi Xương với tốc độ dòng chảy 70 km/h. Trong vòng 5 giờ, mực nước ở Nghi Xương sẽ cao tới 10 m.

https://www.youtube.com/watch?v=2imob6H45BI&feature=emb_logo

Sau khi lũ qua Nghi Xương, nó sẽ tiếp tục tiến dọc theo dòng sông, làm ngập các thành phố và thị trấn dọc theo con đường với tốc độ trên 60 km/h. Chiều cao của lũ là khoảng 15 đến 20 m. Sau khi lũ lụt làm ngập huyện Nghi Đô, nó sẽ tràn tới vùng núi, đến vùng đồng bằng rộng lớn và tiến tiếp tới theo hình quạt, khu vực bị ảnh hưởng sẽ tăng lên rất nhiều.

Video này khiến cư dân mạng không khỏi chấn động. ​​Một nhân viên phòng chống lũ ở tuyến đầu của tỉnh An Huy sau khi xem xong video này đã bày tỏ với trang Sound of Hope (SOH) trong một cuộc phỏng vấn, rằng video này đang được lưu truyền trên mạng Internet. Sau khi xem video này, ông không chắc rằng nó do một tổ chức chính thức hay cá nhân nào làm. Tuy nhiên, ông cho rằng đây có thể là một mô phỏng của một tổ chức bán chính thức. Một video diễn thử chuyên nghiệp như vậy không thể do người bình thường thực hiện được. Nhưng tại sao nó lại được đưa ra và lưu hành trên mạng Internet vào thời điểm này? Ông có cảm thấy điều này là có mục đích và không biết liệu có phải đập đã xảy ra chuyện không?

Trước đó, hôm 12/7, trang NetEase Trung Quốc đã đưa tin về tình hình lũ lụt ở khu vực đập Tam Hiệp rằng “Đập Tam Hiệp đã cố gắng hết sức, xin vui lòng ngừng lên án nó”, mạng QQ Trung Quốc cũng có bài “Xin lỗi, Đập Tam Hiệp đã làm hết sức!”, nội dung hai bài về cơ bản giống nhau, đều chỉ ra rằng: Tình cảnh Đập Tam Hiệp lần này quá khó khăn! Bất lực! Có tới 52 con sông ở 8 tỉnh trong cảnh lũ lụt trên mức báo động!

Bài viết cũng chỉ ra vài tuần qua đã có những trận mưa lớn ở thượng nguồn sông Dương Tử, nhờ có đập Tam Hiệp ngăn chặn nước lũ nên giữ được cho vùng hạ lưu. “Nhưng gần đây, lượng mưa ở Giang Tây, An Huy và vài nơi khác lớn hiếm thấy trong cả thế kỷ qua! Vì lần này lượng mưa tập trung ở vùng hạ du nên dù đập Tam Hiệp có vĩ đại đến đâu, cũng không ngăn cản nổi”.

Các bài báo nói rằng đập Tam Hiệp có thể lưu trữ hàng chục tỷ mét khối nước. Đồng thời, nó cũng gây ra một số lo ngại về lũ lụt ở khu vực hạ lưu, tất cả chúng ta đều biết rằng nếu đập bị vỡ, nhiều thành phố ở hạ lưu sẽ bị chìm trong nước.

Nếu toàn tuyến đập Tam Hiệp bị sập, hồ chứa hàng chục tỷ mét khối sẽ trôi theo dòng lũ và tốc độ dòng nước sẽ cao tới 100 km/h. Như vậy, sau 5 tiếng, đồng bằng Giang Hán, Hồ Bắc, Kinh Châu, Nghi Xương và các khu vực khác sẽ bị ngập; sau 10 tiếng, lũ sẽ có thể đổ vào Vũ Hán, trong 24 tiếng sẽ đổ vào Nam Kinh. Lúc đó tổn thất sẽ không thể ước đoán được!

Bài báo nói rằng không thể chỉ đổ lỗi cho một mình công trình này. Đập Tam Hiệp đã làm hết sức rồi.

Bài viết này ngay lập tức đã vấp phải phẫn nộ và chế giễu của cư dân mạng. Có người bày tỏ, truyền thông ĐCSTQ đã đưa ra bản án tử hình cho đập Tâm Hiệp rồi.

Cư dân mạng có tài khoản “Quân Tử Lan” nói, "nếu có người nói với một người bệnh tình đang trong nguy kịch rằng bác sĩ đã cố gắng hết sức rồi, xin đừng oán trách họ nữa, thế hậu quả sẽ là sao đây, chỉ cần nghĩ thôi cũng đủ biết rồi, người bệnh đó chỉ còn một con đường chết. Hiện giờ họ lại nói đập Tam Hiệp đã cố gắng hết sức rồi, xin đừng oán trách nó nữa, thế hậu quả sẽ là gì đây? Chỉ nghĩ thôi cũng thấy sợ rồi!”.

Theo Duan Mushan, Secretchina
Vũ Dương biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét