Hôm thứ Ba (7/7), chính quyền Trump đã chính thức thông báo với Liên Hợp Quốc rằng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Phản ứng trước quyết định dứt khoát của Mỹ, Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã khóc. Một câu hỏi đặt ra là, ông Tedros khóc vì điều gì?
Theo NPR, trong hai năm 2018-2019, Hoa Kỳ đóng góp khoảng 20% tổng ngân sách của WHO. CNA đưa tin, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo, hôm thứ Năm, nói rằng mỗi năm Mỹ dành ra khoảng 500 triệu đô la để hỗ trợ WHO triển khai các dự án chăm lo sức khỏe cho người dân thế giới. Số tiền này gấp khoảng hơn 10 lần so với khoản đóng góp của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo Washington, những việc mà WHO làm lại gây thất vọng lớn, tổ chức này đã đồng lõa với Bắc Kinh che giấu sự thật về sự nguy hiểm của virus Vũ Hán, khiến dịch bệnh Covid-19 lây lan khắp thế giới.
Nhất quyết rời đi
Sau nhiều lần chỉ trích sự yếu kém cũng như lên án việc WHO chấp nhận làm “tay sai” cho chính quyền Trung Quốc thực hiện các hành vi sai trái khiến Covid trở thành đại dịch toàn cầu, vào ngày 14/4, Tổng thống Trump cho biết ông đã ra lệnh tạm đình chỉ nguồn tiền tài trợ cho WHO.
Ngày hôm sau, 15/4, Tổng giám đốc WHO Tedros đã đăng đàn khen ngợi chính phủ và nhân dân Mỹ “hào phóng”, đồng thời bày tỏ rằng tổ chức của ông mong mỏi Tổng thống Trump tiếp tục tài trợ và duy trì mối quan hệ với WHO.
Nhưng những lời khen của ông Tedros không thay đổi được niềm tin đã mất vào một WHO “hết thuốc chữa”, vào ngày 29/5, Tổng thống Trump chính thức tuyên bố Hoa Kỳ “chấm dứt” mối quan hệ với WHO vì tổ chức này yếu kém trong cách phản ứng với đại dịch COVID-19, không cho thấy khả năng cải tổ để tiến bộ, và bị chính quyền Trung Quốc “hoàn toàn kiểm soát", dù Bắc Kinh "chỉ đóng góp [cho tổ chức này] có 40 triệu USD mỗi năm”.
Ngay sau đó, vào ngày 1/6, ông Tedros lại tiếp tục khen Hoa Kỳ hào phóng, đã đóng góp to lớn cho chương trình chăm sóc sức khỏe toàn cầu và góp phần “tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới”.
Những ngày tiếp theo WHO thể hiện sự sốt sắng trong các hoạt động phòng chống dịch Covid trong khi nó đã lây lan khắp nơi trên thế giới. Ông Tedros và cấp dưới liên tục cảnh báo về sự nguy hiểm của virus Vũ Hán, ngược lại với những điều mà WHO khẳng định vào thời gian đầu của đại dịch rằng theo nghiên cứu của giới chức Trung Quốc, nCoV không lây lan từ người sang người.
Mặc dù vậy, nỗ lực trên bề mặt của ông Tedros và cộng sự là không đủ để thuyết phục chính quyền Trump thay đổi quan điểm về ông và WHO, cũng như giúp níu chân Hoa Kỳ ở lại tổ chức này.
Việc Hoa Kỳ dứt khoát ra đi, ngoài việc thất vọng với "tài và đức" của ông Tedros trong suốt thời gian ông cầm nắm WHO từ năm 2017 cho tới này, cũng có thể còn được thúc đẩy bởi lý do khác, đó là ông Tedros sở hữu một hồ sơ rất ít điểm sáng, khó lòng khiến những người thiên hữu của chính quyền Trump tin tưởng rằng ông sẽ thể hiện một bộ mặt tích cực trong tương lai.
Breitbart hồi tháng Tư đã cho công bố một bài viết liệt kê 5 điều đáng lo ngại về ông Tedros, trong đó chỉ ra rằng Tổng giám đốc của WHO là một người thiên tả, là bạn "chí cốt" của nhà độc tài Zimbabwe, Robert Mugabe, và được chính quyền Trung Quốc “dựng lên”. Daily Caller, vào tháng Ba, cũng có một bài viết chỉ ra mối quan hệ “nối khố” giữa ông Tedros và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong khi đó, cũng theo Breitbart, Thượng nghị sĩ Mỹ Tom Cotton hôm 21/4 cho rằng ông Tedros và nhiều người khác ở WHO đã nhận tiền hối lộ từ chính quyền Trung Quốc, đồng thời đánh giá: WHO, dưới thời của vị tổng giám đốc người Ethiopia, là một “tổ chức tham nhũng và mục rữa”.
Ông Tedros từng kêu gọi không “chính trị hóa virus” sau khi Tổng thống Trump liên tiếp lên án WHO dung túng những hành vi sai trái của Bắc Kinh. Mặc dù vậy, theo Taiwan News, hôm thứ Năm (9/7), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo lại chỉ ra điều ngược lại, ông cho rằng chính WHO đã chính trị hóa hoạt động y tế khi hết lần này tới lần khác, theo ý Trung Quốc, từ chối tiếp nhận Đài Loan làm quan sát viên của tổ chức này.
Ông Pompeo lưu ý rằng WHO đã liên tục cho thấy những thiếu sót khiến họ không thể đảm bảo an toàn cho thế giới trong đại dịch virus Vũ Hán, phần lớn là do tổ chức này chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Rơi lệ vì điều gì?
Phản ứng trước việc Hoa Kỳ thông báo rời WHO, ông Tedros, hôm thứ Năm, đã có những phát biểu “gan ruột” trong rơm rớm nước mắt. Ở phát biểu của mình, ông không đề cập trực tiếp tới hay bình luận về quyết định của Washington, mà nói rằng kẻ thù thực sự đối với thế giới bây giờ không phải là virus Vũ Hán mà là “sự thiếu lãnh đạo và đoàn kết ở cấp độ toàn cầu và quốc gia”.
"Thật khó để nhân loại đoàn kết trong cuộc chiến với kẻ thù chung đã giết hại vô tội vạ các sinh mạng", ông Tedros than thở trong cuộc họp báo tại Geneva. "Chúng ta có thể hiểu được sự nguy hại của những chia rẽ và rạn nứt giữa chúng ta đã thực sự mang lại lợi thế như thế nào cho virus hay không?", ông đặt câu hỏi.
Tiếp theo, ông Tedros nhấn mạnh vai trò của tinh thần đoàn kết khi “tiết lộ” rằng WHO thực chất có rất ít quyền hạn vì nó phụ thuộc vào sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên. Ông kêu gọi “cách tốt nhất và duy nhất để tiến về phía trước là đoàn kết”, sau đó hô hào: “Tất cả chúng ta phải nhìn lại mình, WHO và tất cả các quốc gia thành viên đều phải làm thế. Tất cả”.
Ông Tedros đưa ra những phát biểu này ngay sau động thái của Hoa Kỳ khiến người ta hiểu rằng ông ám chỉ việc chính quyền Trump chỉ trích các hành vi xấu của chính quyền Trung Quốc làm bùng phát đại dịch, cùng với việc Mỹ lên án sự yếu kém của WHO rồi rút khỏi tổ chức này là hành động “không đoàn kết”, và đây mới là kẻ thù chính của nhân loại trong bối cảnh thế giới đang gồng mình chống dịch.
Tuy nhiên, với vai trò là một tổ chức trung gian kết nối các quốc gia trong nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe nhân loại, WHO đã không ở vị trí trung dung theo sứ mệnh mà thiên vị Bắc Kinh, hơn nữa còn trực tiếp giúp chính quyền Trung Quốc che đậy các hành vi sai trái, tạo điều kiện cho nCoV mặc sức lây lan khắp các châu lục.
Nền tảng xây dựng sự đoàn kết một phần không nhỏ nằm ở việc các thành viên trong một tổ chức cần được thực thể giữ vai trò kết nối đối xử công bằng. WHO thiên vị Trung Quốc trong khi đòi hỏi phần còn lại phải đoàn kết thì liệu có phải là một yêu cầu chính đáng?
Ngoài ra, theo Hạ nghị sĩ Rick Crawford, Hoa Kỳ không có lý gì lại không thoát khỏi một tổ chức “mục nát” như WHO, tổ chức ủng hộ chính quyền của một quốc gia "bưng bít thông tin và dối trá" khiến thế giới rơi vào hoàn cảnh khó khăn như hiện tại.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, ông Tedros đã khóc, nhưng hiện chưa rõ ông khóc vì điều gì? Nếu ông khóc vì các thành viên WHO mất đoàn kết, dẫn tới không tập hợp đủ sức mạnh chống dịch để bảo vệ sức khỏe người dân thế giới, thì có lẽ không phải, vì nó mâu thuẫn với các bằng chứng cho thấy ông đã chủ ý không hành động theo nguyên tắc để giữ vững nền tảng giúp xây dựng sự đoàn kết. Còn nếu ông khóc với cảm giác ân hận vì đã tiếp tay cho Bắc Kinh làm việc xấu thì cũng chưa chắc đúng, bởi ông chưa từng thừa nhận sai lầm đối với những quyết định điều hành trong quá trình WHO "tham gia" chống dịch Covid.
Một cư dân mạng có tên Jason Leong nhắn ông Tedros qua Twitter: "Đừng chỉ có khóc lóc và rơi lệ, Tiến sỹ Tedros. Hãy từ chức ngay cùng với những người trong ban điều hành mà thiên vị Trung Quốc, đồng thời hãy chấm dứt làm đầy tớ của Trung Quốc, như vậy có lẽ WHO vẫn có thể được cứu vớt."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét