Thứ Hai, 2 tháng 11, 2020

Bão số 10 tiến vào đất liền khu vực Đà Nẵng – Phú Yên

Bão số 10 tiến vào đất liền khu vực Đà Nẵng – Phú Yên https://ift.tt/3l13YXi

Sáng nay (2/11), vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 820km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/h), giật cấp 12.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, hồi 4h sáng nay 2/11, vị trí tâm bão ở khoảng 14,3 độ Vĩ Bắc; 119,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 820km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/h), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 180km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 4h sáng 3/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 115,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa 340km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/h), giật cấp 11.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,0 đến 17,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 112,5 đến 120,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km. 

Đến 4h sáng 4/11, vị trí tâm bão ở khoảng 14,9 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, cách Quảng Nam khoảng 310km, cách Quảng Ngãi và Bình Định khoảng 240km, cách Phú Yên khoảng 260km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/h), giật cấp 12.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10km, đi vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. 

Đến 4 h ngày 5/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 14,7 độ Vĩ Bắc; 108,6 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km.

Trao đổi với PV Thanh Niên chiều 1/11, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo khí hậu - trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết sau khi không còn là siêu bão thì bão Goni vẫn là cơn bão mạnh và có diễn biến rất phức tạp, khiến các cơ quan dự báo quốc tế đang đưa ra những nhận định khác nhau.

Nhận định chung nhất của các đài quốc tế là sau khi vượt qua khu vực miền trung của Philippines và đi vào Biển Đông, bão Goni giảm cấp, hướng về phía đất liền các tỉnh Trung bộ nước ta. Sau đó, cường độ bão Goni tiếp tục giảm thêm. Tương tự, các đài quốc tế đều nhận định vùng cũng như khả năng ảnh hưởng khá rộng. Trong đó, cơ quan khí tượng Nhật Bản dự báo ngày 4.11 bão Goni sẽ ảnh hướng đến đất liền Việt Nam với cường độ cấp 8 - cấp 9, vùng tâm bão khả năng ảnh hưởng trực tiếp thì rất rộng, có thể từ Hà Tĩnh đến khu vực Nam bộ với xác suất 70%.

Tuy nhiên, về cường độ bão khi ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam thì các đài quốc tế có những nhận định khác biệt nhau. Cụ thể, cơ quan khí tượng Hồng Kông dự báo cường độ khi ảnh hưởng đến đất liền còn mạnh đầu cấp 9, Nhật dự báo cuối cấp 9, Bắc Kinh (Trung Quốc) dự báo mạnh cấp 10 và Mỹ dự báo ở cuối cấp 10…

Nhận định của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia là khi bão vào Biển Đông vẫn có khoảng 20 - 30% khả năng mạnh lên và 60 - 70% khả năng yếu đi. Khu vực trọng điểm chịu ảnh hưởng của cả mưa và gió do bão số 10 hiện được xác định là các tỉnh trung và nam Trung bộ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét