Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

Cựu tổng thống Mỹ: Hiến pháp này chỉ xây dựng cho người có đạo đức và đức tin

Cựu tổng thống Mỹ: Hiến pháp này chỉ xây dựng cho người có đạo đức và đức tin https://ift.tt/2I6ZbFX

Tác giả Chen Wenyun đã có bài viết trên Vision Times, nói về sự kỳ lạ, tách xa với lý niệm khi lập quốc của Hoa Kỳ ngày nay, thông qua cuộc bầu cử 2020.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đang là tiêu điểm chú ý của toàn cầu. Tình hình trước mắt vẫn còn chưa rõ ràng, một số kênh truyền thông tuyên bố ông Biden thắng, sau đó ông cũng tuyên bố mình chiến thắng, nhưng ông Trump không công nhận và cho rằng có nhiều gian lận và đang mở rộng cuộc chiến pháp lý ở nhiều tiểu bang.

Ngày nay Hoa Kỳ là cường quốc thế giới và nó cũng được coi là một "Quốc gia dưới Chúa" như trong Bản tuyên thệ dưới cờ có ghi “One Nation, Under God”.

Khi Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1776, kiến lập trên tinh thần nguyên vẹn nhất của Cơ đốc giáo, nó đã được thể hiện đầy đủ trong Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp của quốc gia này. Cho nên không chút khoa trương nào khi nói rằng cội nguồn của Hoa Kỳ là niềm tin vào Chúa và lý niệm của Kinh thánh. Ngày nay, dòng chữ "In God We Trust" (Chúng ta đều tin vào Chúa) được in trên tất cả các loại tiền giấy của Mỹ.

Chính việc theo đuổi tự do tín ngưỡng, nâng cao đạo đức, duy trì lòng tin và sự chính trực đã làm cho các hệ thống tư pháp, dân chủ, bầu cử và tự do truyền thông do Hoa Kỳ thiết lập trở thành ngọn hải đăng dẫn đường cho quyền tự do của con người và duy trì sự ổn định phát triển của xã hội.

Nhưng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, rất nhiều thủ đoạn xấu xuất hiện, khiến cho sự tín nhiệm vào xã hội đã bị hủy hoại. Nền dân chủ và hệ thống bầu cử đã bị lợi dụng bởi quyền lợi và lòng thù hận, cũng đã mở ra thời kỳ đen tối nhất trong thời khắc lịch sử nước Mỹ.

Sự thiên vị của truyền thông

Ngay từ đầu năm nay, khi hai đảng bắt đầu thu xếp cho cuộc bầu cử tổng thống, các phương tiện truyền thông chính thống hiện nay ở Hoa Kỳ, bao gồm CNN, NBC, CBC và New York Times, đều nhất trí ủng hộ Đảng Dân chủ và ứng cử viên Biden của đảng này.

Khi cuộc tổng tuyển cử đến gần, các cuộc thăm dò của các phương tiện truyền thông chính thống khác nhau đã phóng đại rằng, Biden giỏi hơn Trump rất nhiều.

Sau tháng 10, hai bên đã tiếp nhận và phát tán các vụ bê bối của nhau. Thuế thu nhập cá nhân của Tổng thống Trump được coi là một cuộc tấn công lớn của Đảng Dân chủ nhằm vào ông và việc để lộ ổ cứng máy tính của con trai Biden cũng đã trở thành chướng ngại trên con đường bầu cử của chính ông.

Sự cố cổng ổ cứng vô tình phơi bày việc Biden sử dụng quyền lực để mưu lợi ích cho cá nhân trong suốt 8 năm làm phó tổng thống Hoa Kỳ, cũng như bê bối của gia đình ông.

Trước những bằng chứng về vật chất và con người của Biden, hầu như tất cả các phương tiện truyền thông chính thống đều không dám lên tiếng.

Chụp ảnh màn hình Sound of Hope.

Sau khi các cuộc bỏ phiếu được mở vào ngày 3/11, các phương tiện truyền thông chính thống đã trực tiếp công bố chiến thắng của Biden cho nhiều bang của đảng Dân chủ, cho dù vẫn còn rất nhiều phiếu chưa được kiểm. Và đến hôm nay họ cũng lại công bố ông Biden đã thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ bất chấp cuộc chiến pháp lý còn đang diễn ra ở nhiều bang chiến trường.

Nghi ngờ gian lận bầu cử

Vào ngày 3/11, ngày bỏ phiếu đã bắt đầu. Tính đến 1 giờ sáng ngày 4, ông Trump rõ ràng đã dẫn đầu trong các bang khác nhau. Sau khi mọi người tin chắc rằng ông sẽ tái đắc cử lần thứ hai và đã đi nghỉ ngơi.

Nhưng thật bất ngờ ngày hôm sau khi mọi người thức dậy, các bang quan trọng là Wisconsin và Michigan chuyển sang màu xanh lam (màu đại diện cho Đảng Dân chủ của Biden). Sau đó, một số cư dân mạng đã lật lại vấn đề kiểm phiếu của hai bang và nhận thấy rằng vào sáng sớm, số phiếu bầu ở hai bang đã tăng nhanh. Có thời điểm, số phiếu bầu cho ông Biden tăng 100.000, mà số phiếu của ông Trump không có bất cứ thay đổi nào.


Xoay quanh việc bỏ phiếu tại Pennsylvania, nhân viên giám sát do Đảng Dân chủ đăng ký giám sát phiếu ở trung tâm bầu cử, đã yêu cầu những nhân viên tình nguyện kiểm phiếu của Trump đứng cách xa 10 đến 100 mét để giám sát các lá phiếu. Khoảng cách này dường như không thể nhìn thấy nội dung của các lá phiếu.

Cũng tại Michigan, một số cư dân mạng đã kiểm tra danh sách người bầu cử trên web và thấy rằng một cụ già sinh năm 1902 và mất năm 1984 đã xuất hiện trong hệ thống (cư dân mạng có thể vào trang web của chính quyền bang Michigan để tự kiểm tra), đây là lời nhắc nhở, nếu cụ già này chưa chết vậy năm nay đã 118 tuổi, mà cụ già nhất nước Mỹ mới 114 tuổi!

Can thiệp bằng tư pháp

Do nghi ngờ gian lận phiếu bầu ở Wisconsin và Michigan, nhóm pháp lý của Trump đã thông báo rằng phải kiểm phiếu lại ở bang Wisconsin và ông cũng đã nộp đơn kiện ở Michigan Pennsylvania. Vào tối ngày 4, ông Trump đã đệ đơn kiện ở Georgia, bang thứ tư.

Phán quyết của Tòa án Tối cao bang Pennsylvania đã khiến đơn vị kiểm phiếu bầu cử tạm thời ngừng lại, bao gồm cả Philadelphia, thành phố đông dân nhất. Tòa án tối cao Pennsylvania đồng ý với cáo buộc của chiến dịch ông Trump rằng các quan chức bầu cử cố tình che giấu các quan sát viên bầu cử của Đảng Cộng hòa khi thực hiện các thao tác kiểm phiếu. Luật quy định rằng các quan sát viên bầu cử có thể quan sát trong phạm vi 6 feet (1,8 mét) với nhân viên kiểm phiếu, nhưng các quan sát viên bầu cử của Đảng Cộng hòa buộc phải đứng cách xa. Cuối cùng, tòa án phán quyết rằng các quan sát viên của Đảng Cộng hòa có thể đảm bảo rằng họ quan sát việc kiểm phiếu cách khu vực kiểm phiếu không quá 1,8 mét.Tuy nhiên, các quan chức chiến dịch Trump tuyên bố rằng cảnh sát trưởng Philadelphia từ chối thực hiện quyết định của thẩm phán.

Nhân viên giám sát kiểm phiếu bị chặn không được vào trong nên đã quay và tung video này lên:


Trung tâm kiểm phiếu đã bác bỏ quyết định của tòa án và vẫn chặn các quan sát viên của Đảng Cộng hòa vào. Sau đó, các nhân viên đội giám sát phiếu bầu của ông Trump đã hét lên trên đường phố bằng loa phóng thanh, nói rằng chính phủ liên bang đã vi phạm quyết định của tòa án.

Đường đường là một quốc gia lớn mạnh cai trị bằng Pháp luật mà lại lầm lạc như vậy!

Tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ, John Adams, từng nói, "Chính phủ của chúng tôi không được trang bị để đối phó với những cảm xúc của con người không tuân theo đạo đức và tôn giáo. Hiến pháp của chúng tôi chỉ được xây dựng cho những người có tín ngưỡng đạo đức và tôn giáo... Hiến pháp này chỉ phù hợp với những người có đạo đức và tín ngưỡng".

Nước Mỹ ngày nay có thể đang đối lập giữa đức tin và vô thần, công lý và cái ác. Chúng ta chỉ có thể chân thành cầu nguyện và hy vọng rằng Chúa có thể chăm sóc đất nước được Chúa lựa chọn này, bởi vì "Chúng ta tin tưởng vào Chúa"!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét