Thứ Ba, 3 tháng 11, 2020

Ông Tập đang sợ hãi? Từ này xuất hiện 22 lần trong hội nghị

Ông Tập đang sợ hãi? Từ này xuất hiện 22 lần trong hội nghị https://ift.tt/325OvOt

Mới đây, thông cáo của Hội nghị toàn thể lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ đề cập đến "tiêu dùng" 1 lần và đề cập đến từ "an toàn" tới 22 lần. Cư dân mạng cho rằng, ông Tập Cận Bình lo lắng nhất về an toàn trong chính quyền của mình, theo SOH.

Theo thông báo của các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, Hội nghị toàn thể lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 19 đã không đề cập đến các mục tiêu tăng trưởng kinh tế cụ thể của "Kế hoạch 5 năm lần thứ 14".

Đối với "mục tiêu dài hạn 2035", công bố của hội nghị chỉ nói sơ sài như: Sức mạnh kinh tế, sức mạnh khoa học và công nghệ, sức mạnh tổng thể của cả nước tăng mạnh, tổng sản lượng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người của dân cư thành thị và nông thôn đạt mức mới, GDP bình quân đầu người đạt mức phát triển trung bình.

Đối với bước phát triển kinh tế tiếp theo của Trung Quốc, thông cáo của hội nghị chỉ ra rằng, phải hình thành một thị trường nội địa mạnh mẽ, duy trì mở rộng nhu cầu trong nước và phải xây dựng một hệ thống nhu cầu trong nước hoàn chỉnh. Cần khơi thông tuần hoàn quốc nội, thúc đẩy chu trình kép trong nước và quốc tế, thúc đẩy toàn diện tiêu dùng, phát triển đầu tư không gian.

Tuy nhiên, bản thông cáo hội nghị dài hơn 6.000 từ trong phiên họp, không có nhiều từ vựng liên quan chặt chẽ đến kinh tế: Đề cập "tiêu dùng" 1 lần, "tăng trưởng kinh tế" 2 lần, "đầu tư" 3 lần, "việc làm" 3 lần, "nhu cầu trong nước" 4 lần… Còn "an toàn" được nhắc đến 22 lần, "đổi mới" 15 lần, "cởi mở" 11 lần… Người dùng Caolei1 đăng tải thống kê các từ được lặp lại của ông Tập trong bài phát biểu lên Twitter:

Cư dân mạng cho rằng, từ "an toàn" này có lẽ là đề cập đến an ninh của chế độ ĐCSTQ.

Thế giới bên ngoài cho rằng, điều này có thể phản ánh sự sợ hãi của ông Tập Cận Bình trước những khó khăn trong và ngoài nước của ĐCSTQ.

Trong gần 1 năm qua, hoàn cảnh quốc tế của Trung Quốc đã phải chịu những thay đổi lớn nhất kể từ khi bắt đầu cải cách và mở cửa vào năm 1980, thậm chí kể từ khi ĐCSTQ được thành lập. Quan hệ Mỹ - Trung xấu đi một cách toàn diện, ngoài chiến tranh thương mại giữa hai bên, hai nước còn có những cuộc đối đầu nghiêm trọng trên nhiều lĩnh vực như ngoại giao, quân sự, kinh tế, công nghệ, tài chính, truyền thông.

Sau khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán lan rộng trên toàn cầu, quan hệ của Trung Quốc với hầu hết các nước trên thế giới trở nên căng thẳng hơn. Dưới chính sách "ngoại giao chiến lang" của ĐCSTQ, hình ảnh quốc tế của Trung Quốc nhanh chóng chuyển sang tiêu cực.

Theo báo cáo của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, nhiều học giả cho rằng, nếu Trung Quốc không tích cực cải thiện quan hệ đối ngoại, tình hình khó khăn kinh tế Trung Quốc sẽ không thay đổi.

Về tuyên bố của ĐCSTQ trong việc tuân thủ "tuần hoàn kép", "tuần hoàn quốc nội" và "nhu cầu trong nước mở rộng", Trần Chi Vũ, giám đốc Viện Nghiên cứu Toàn cầu Châu Á tại Đại học Hồng Kông, cho biết: "Nếu ngành công nghệ của Trung Quốc đạt được tuần hoàn quốc nội 100% thì đó sẽ là ngày mà khả năng cạnh tranh của nó chạm đáy”.

Trần Chi Vũ cho rằng, lấy lịch sử làm tấm gương soi, dù là Liên Xô trước đây hay Trung Quốc theo hệ thống kinh tế kế hoạch, thì khởi đầu của 100% việc tự lưu thông là khi sự đổi mới và khả năng cạnh tranh còn rất yếu. Ông chỉ ra rằng, mặc dù Trung Quốc có dân số 1,4 tỷ người nhưng chỉ dựa vào các nhà khoa học và kỹ sư trong nước để xây dựng sức mạnh công nghệ là chưa đủ.

Ông cho rằng, môi trường đổi mới công nghệ và tình hình bùng nổ mà Trung Quốc đã tạo ra trong 20 năm qua là nhờ sự khích lệ đầu tư vốn và hỗ trợ kỹ thuật từ Hoa Kỳ. Do đó, ông tin rằng, nếu Trung Quốc bắt đầu đi theo con đường tuần hoàn nội bộ, nó sẽ triệt tiêu năng lượng đổi mới tích lũy trong quá khứ.

Lưu Mạnh Tuấn, giám đốc Viện Nghiên cứu Đại lục thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung Hoa ở Đài Bắc cho biết: Năng lực kỹ thuật trong ngành bán dẫn của Trung Quốc tụt hậu xa so với Hoa Kỳ, đây cũng là một trở ngại cho sự cải tiến công nghệ của nước này trong tương lai. Nếu không có sự trợ giúp của Hoa Kỳ, đây sẽ là "cú bóp nghẹt" lớn nhất đối với Trung Quốc trong thời gian tới.

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, một giáo sư kinh tế tại Đại học Bắc Kinh xin giấu tên cũng cho biết: Nếu Trung Quốc cam kết giải quyết các mâu thuẫn nội bộ về cấu trúc kinh tế dưới tiền đề hòa hoãn quan hệ Mỹ-Trung, thì Trung Quốc có thể sẽ đạt được tăng trưởng kinh tế lành mạnh.

Tuy nhiên, hiện nay mối quan hệ giữa hai nước đang gặp nhiều bất ổn và việc hoạch định tuần hoàn trong nước không mấy hiệu quả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét