Thứ Ba, 3 tháng 11, 2020

Vì sao trẻ sơ sinh không ngủ suốt đêm?

Vì sao trẻ sơ sinh không ngủ suốt đêm? https://ift.tt/3eiwvFx

Hầu hết các bậc cha mẹ ban đầu đều không biết gì khi đứa con của mình đánh thức cả nhà dậy vào lúc nửa đêm với tiếng khóc của chúng. Đôi khi chúng đói, những lúc khác lại quá nóng hoặc quá lạnh. Điều này, khiến những ai lần đầu làm cha mẹ đều thấy bối rối. Nhưng giống như hầu hết mọi thứ trong cuộc sống, có lý do cho thói quen không ngủ suốt đêm của trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh có ngủ trong bụng mẹ không?

Theo Scienceabc, các bà mẹ đã quen với những đêm mất ngủ ngay cả trước khi con họ chào đời. Trong quá trình mang thai, trẻ sơ sinh tiếp xúc với chu kỳ ngày và đêm, nghỉ ngơi và thức dậy, thông qua người mẹ. Tuy nhiên, một nghiên cứu được thực hiện trên 274 phụ nữ mang thai cho thấy rằng các thai nhi có một kiểu ngày của riêng chúng. Hầu hết, phụ nữ cho biết chuyển động của thai nhi từ trung bình đến mạnh vào buổi tối. Sự di chuyển liên tục của người mẹ vào ban ngày được cho là để ru con ngủ, trong khi sự yên bình tương đối của ban đêm sẽ thúc đẩy em bé đạp xung quanh và làm cho sự hiện diện của bé được biết đến.

Các nhà khoa học đã tranh luận rằng điều này cũng có thể là do không ghi lại được chuyển động của em bé khi người mẹ bận rộn vào ban ngày. Tuy nhiên, các xét nghiệm siêu âm về hoạt động của thai nhi cho thấy hoạt động của thai nhi tăng cao vào ban đêm và khả năng thai nhi ngủ đông vào buổi sáng tăng lên. Điều này được xem là hoạt động tốt trong thai kỳ, vì nó làm giảm nguy cơ thai chết lưu.

Cơ chế giấc ngủ của trẻ?

Trẻ sơ sinh ngủ hầu hết cả ngày lẫn đêm trong vài tuần đầu sau khi chào đời. Tuy nhiên, trẻ thường khóc sau mỗi 2 đến 3 giờ ngủ, thường khiến cha mẹ lo lắng liệu con mình có ngủ đủ giấc hay không.

Khi mới sinh, trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển nhịp điệu Circadian. Nhịp điệu Circadian là đồng hồ sinh học bên trong giúp chúng ta kiểm soát khi chúng ta buồn ngủ bằng cách tiết ra một loại hormone kích thích vào cơ thể. Các hormone cortisol và melatonin, cùng với chu kỳ nhiệt độ cơ thể, quyết định khi nào chúng ta nên ngủ và khi nào chúng ta nên thức. Trong số này, việc sản sinh melatonin là quan trọng hàng đầu, vì mức độ của nó quyết định chu kỳ ngủ / thức. Nồng độ melatonin tăng đột biến gây ra giấc ngủ nên được gọi là hormone giấc ngủ.

Trẻ thường ngủ từng đợt ngắn suốt ngày đêm (Ảnh: pixabay)

Vì trẻ sơ sinh không có nhịp sinh học cố định, chúng ngủ thành từng đợt ngắn suốt ngày đêm, thay vì ngủ suốt đêm như người lớn.

Trong những năm đầu đời, giấc ngủ phát triển nhanh chóng và là một quá trình phức tạp. Lúc đầu, trẻ ngủ tổng cộng 16 đến 17 giờ, phân bố gần như đều nhau cả ngày lẫn đêm. Đến 8 tuần tuổi, nhịp cortisol phát triển, tuần thứ 9, hormone ngủ melatonin vào buổi tối phát triển. Chu kỳ nhiệt độ cơ thể và các gen sinh học phát triển ở tuần thứ 11, mở đường cho việc hình thành chu kỳ ngủ-thức truyền thống hơn khi trẻ được 10 đến 12 tuần tuổi. Điều này có nghĩa là em bé bây giờ dễ dàng ngủ suốt đêm, tức là ít nhất 5 giờ mà không bị thức giấc.

Tổng thời lượng ngủ của trẻ sơ sinh thay đổi và giảm xuống còn 14 hoặc 15 giờ khi trẻ 16 tuần tuổi, đến 6 tháng thì chỉ còn 13 đến 14 giờ. Mặc dù nhu cầu về giấc ngủ ngắn ban ngày giảm xuống, nhưng độ dài của một giấc ngủ đêm “đầy đủ” sẽ tăng lên trong năm đầu tiên, tạo ra sự chuyển đổi sang kiểu ngủ ban đêm nhiều hơn và tạo cơ hội cho cha mẹ được nghỉ ngơi.

An Liên

Video: Bác sỹ Trung Quốc trở thành những kẻ giết người như thế nào?

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/bac-sy-trung-quoc-tro-thanh-nhung-ke-giet-nguoi-nhu-the-nao_4729b8133.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét