Ăn cơm là việc hàng ngày của mỗi người trong cuộc sống. Tuy nhiên, thông qua việc ăn uống cũng có thể thấy được mức độ tu dưỡng của họ. Những điều tưởng như nhỏ nhặt ấy có thể hiển lộ ra phẩm chất con người.
Một chàng trai trẻ tốt nghiệp đại học thuộc hàng xuất sắc ở một trường đại học danh tiếng ứng tuyển vào một công ty lớn. Với những lợi thế vượt trội so với hầu hết các ứng viên khác, anh thuận lợi nhận được lời mời tham dự bữa tiệc phỏng vấn trước các quản lý cấp cao của công ty. Trong buổi tiệc, anh tự cảm thấy từng hành động lời nói của mình đều rất tốt, thế nhưng cuối cùng người được tuyển lại không phải là anh.
[caption id="attachment_1011156" align="alignnone" width="618"] Chàng trai không được nhận vì anh không hề cảm ơn bất cứ nhân viên phục vụ nào”. (Ảnh: vnwriter)[/caption]
Anh vô cùng tức giận, cảm thấy nhất định là có gì mờ ám phía sau. Không chịu nổi sự ấm ức, anh tìm đến bộ phận tuyển dụng để hỏi rõ lý do. Người ta nói với anh rằng quả thật là khả năng của anh rất xuất sắc, nhưng lý do mà anh bị đánh rớt đó là trong bữa tiệc được xem như vòng phỏng vấn cuối cùng đó “Anh không hề cảm ơn bất cứ nhân viên phục vụ nào”.
Có thể nhìn rõ một người có tu dưỡng hay không ngay trên bàn ăn
Người xưa có câu: "Người ta có thể thấy được đứa trẻ khiếm khuyết về giáo dục khi nhìn "tướng ăn". Điều đó nói lên rằng, cổ nhân vô cùng xem trọng việc giáo dục thói quen ăn uống cũng như vấn đề dạy dỗ con cái ngay trên mâm cơm. Trong bữa ăn, cha mẹ thường nhắc nhở các con về những bài học đạo đức cũng như các quy tắc ứng xử trong đời sống thường ngày. Bởi vậy, muốn biết một đứa trẻ có được sinh ra trong gia đình gia giáo hay không, người ta chỉ cần quan sát những biểu hiện trên bàn ăn.
[caption id="attachment_1011159" align="alignnone" width="650"] Muốn biết một đứa trẻ có được sinh ra trong gia đình gia giáo hay không, người ta chỉ cần quan sát những biểu hiện trên bàn ăn. (Ảnh: news.zing)[/caption]
Thế nhưng, ngày nay việc xây dựng thói quen này của các bé lại không được xem trọng như trước nữa. Nhiều cha mẹ chỉ “mong con đủ dinh dưỡng”, để con “thích ăn gì thì ăn”. Nhiều đứa trẻ trong bữa ăn cứ toàn gắp món ngon về phần mình, ăn uống tùy tiện, bới chọn đồ ăn và không coi trọng người lớn… Sau này khi lớn lên, biểu hiện của chúng cũng tự nhiên không được tế nhị lắm.
Bên cạnh đó, việc lãng phí thức ăn hiện nay cũng xảy ra rất nhiều. Có những trẻ khi ăn cơm, nếm hai miếng, cảm thấy không hợp khẩu vị nên đem bỏ đi rồi lại ăn sang món khác; hoặc ăn một hai miếng không thích thì bỏ bứa, không biết quý trọng đồ ăn.
Bởi vậy, các bậc cha mẹ cần xem trọng việc giáo dục con cái ngay trên bàn ăn. Người trưởng thành cũng cần tu dưỡng bản thân trong cách ăn uống. Không nên vì thấy việc nhỏ mà bỏ qua, như thế sẽ ảnh hưởng đến cả tương lai sau này.
[caption id="attachment_1011162" align="alignnone" width="700"] Xưa kia, trong bữa ăn, cha mẹ thường nhắc nhở các con về những bài học đạo đức cũng như các quy tắc ứng xử trong đời sống thường ngày (Ảnh: sapatrading)[/caption]
Xin được trích dẫn một đoạn trong bài viết của nhà văn Lâm Thanh Huyền của Đài Loan bàn về chuyện ăn uống:
“Con người luôn luôn lựa chọn những thứ mà mình yêu thích. Những thứ mà một người yêu thích lại rất giống với tính cách và bản chất của người đó. Cho nên, nhìn vào đồ ăn mà một người lựa chọn người ta có thể biết được nhân cách của người đó. Ăn cơm không chỉ vẻn vẹn là ăn, mà ăn cái gì, ăn như thế nào sẽ thể hiện ra nhân cách của một người. Loại nhân cách này chính là một loại giáo dưỡng.
Khi ăn, phàm là người mà vội vã ăn uống, không hề chú ý đến cảm nhận của người khác, lựa chọn món ngon mình yêu thích hay những miếng lớn hơn thì thông thường trong cuộc sống họ là người ích kỷ. Có một số người phàm là lúc ăn nhất định phải là người đầu tiên nếm thử hương vị thì trong cuộc sống cũng đại khái là người luôn muốn chiếm phần lợi.
Một số người không phô trương, không lãng phí, không quá bắt bẻ khi ăn, tình nguyện dành cho người khác những miếng ngon hơn, họ không nhất định là người thân cận nhất của bạn nhưng nhất định đó là người chính trực, thiện lương và có thể tin cậy”.
Thiện Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét