Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

Chia sẻ xúc động của một người mẹ về những điều ‘học’ được từ cô con gái 8 tuổi

Chia sẻ xúc động của một người mẹ về những điều ‘học’ được từ cô con gái 8 tuổi https://ift.tt/2xlufZy

Cũng như bao bậc làm cha mẹ khác, tôi luôn mong ước dạy bảo con thật tốt từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Tuy vậy, trong quá trình nuôi dạy con, tôi bất ngờ nhận ra mình phải “học” ở con những bài học tưởng chừng nhỏ bé nhất.

Con gái tôi năm nay 8 tuổi, ở độ tuổi mà tôi cho rằng cần được quan tâm, uốn nắn nhiều nhất. Là một người mẹ tận tụy, tôi luôn cảm thấy mình phải dành nhiều thời gian để dạy bảo con nên người. Tất nhiên, tôi không bao giờ cho rằng quá trình nuôi dạy con có thể đồng thời với quá trình rèn luyện tính cách của bản thân. Tuy nhiên, tôi đã hoàn toàn thay đổi suy nghĩ của mình sau một vài sự việc cảm động.

Trái tim thiện lương

Một lần, tôi không thể kiềm chế được cơn nóng giận của mình vì một vấn đề nhỏ và tôi đã đánh đòn con. Cháu khóc một lát, nhưng sau đó cháu tới và nói với tôi: “Mẹ ơi, mẹ là một người mẹ tốt.” Tôi có thể nhận ra con nói điều đó không phải chỉ để làm vừa lòng tôi, cháu đã nói một cách chân thành. 

Tôi giật mình vì lời nói của con và xem xét lại hành động của mình. Mặc dù việc tôi đánh con là vô lý nhưng cháu không phàn nàn gì cả. Nếu tôi là cháu, tôi hẳn là sẽ ghi nhớ sự việc này và sẽ không bỏ qua nếu ai đó mắng nhiếc tôi. 

Khi con gái không may bị ngã, tôi sẽ nói: “Đấy nhìn xem, mẹ đã bảo con cẩn thận nhưng con không bao giờ nghe mẹ. Đó là hình phạt dành cho con.” Tuy nhiên, khi tôi bị ngã, phản ứng đầu tiên của con bé là chạy tới và giúp đỡ tôi. Con sẽ hỏi: “Mẹ ơi, mẹ có sao không?”

[caption id="attachment_1170919" align="alignnone" width="640"]Dạy con (Ảnh minh họa: Dân trí)[/caption]

Trái tim trẻ thơ thuần tịnh của con đã nhắc nhở tôi về việc làm người tốt như thế nào. Tôi nghĩ về bản thân mình, trong mối quan hệ với bạn bè hoặc đồng nghiệp, nếu tôi thấy ai đó mắc sai phạm hay lỗi lầm gì, tôi sẽ không ngại ngần chỉ ra ngay: “Nhìn xem, bạn đã sai rồi, tại sao bạn không quan tâm đến lời khuyên của tôi để bây giờ bạn phải gặp rắc rối như thế chứ!” 

Tôi nghĩ rằng thay vì chỉ trích, phản ứng đầu tiên của tôi trong những tình huống như thế nên là ngay lập tức trợ giúp mà không nảy sinh bất kỳ suy nghĩ tiêu cực nào.

Thực sự quan tâm

Khi cô giáo của con gái tôi bị ốm, bạn cùng lớp của cháu là Dao Dao muốn cùng con tôi tới thăm cô. Con tôi muốn tôi mua một quả táo ngon để tặng cô. Sau đó, con gái tôi thì thầm rằng cháu muốn tôi mua thêm một quả táo nữa cho Dao Dao để tặng cô giáo vì cha mẹ của Dao Dao không muốn mua. Tôi đã đồng ý. Nhưng khi mua, tôi mới phát hiện ra là táo khá đắt. Trên đường về nhà, tôi phàn nàn với con gái rằng cô giáo sẽ không biết chính chúng ta mới là người mua táo cho cô ấy.

Con gái tôi nói: “Điều đó không quan trọng. Quan trọng là cô giáo của con có thể ăn những trái táo này”.

Câu nói đó đã dập tắt lời nói của tôi, tôi cảm thấy như thể mình bị “tụt lại”, như thể tôi đang được “dạy bảo” thì đúng hơn. Ý định của con là muốn cô giáo khỏe hơn, nhưng ý định của tôi là để chắc chắn cô giáo sẽ coi trọng món quà của tôi. Tôi cũng nhận ra rằng khi tôi làm việc, giao tiếp, hay giúp đỡ ai đó, mục đích của tôi là để được công nhận, chứ không phải thực sự muốn giúp họ.

Sau cùng, Dao Dao không đi thăm cô giáo, vì thế con tôi đã đi một mình. Cháu không quen thuộc với khu vực nơi cô giáo ở và cũng không biết số nhà của cô. Cháu đã bắt xe buýt và đi tới khu vực nhà cô giáo rồi gọi điện cho cô để tìm địa chỉ.

Trên thực tế, con gái tôi là một đứa trẻ nhút nhát. Cháu thường không dám nói chuyện với người lớn. Nhưng lần này cháu đã hành động rất dũng cảm. Tôi biết đó là vì cháu quan tâm tới cô giáo của mình. Chứng kiến cách hành xử ấy của con tôi đột nhiên hiểu ra sức mạnh của việc “nghĩ cho người khác”. 

Vào đêm Giáng Sinh, các bạn cùng lớp của con gái tôi muốn tặng cô giáo những quả táo được gói trong hộp giấy. Con tôi cũng gói táo. Tôi nhận thấy vẫn còn khoảng trống trong hộp để viết lời chúc. Do đó tôi đã bảo cháu hãy viết lời chúc, và viết thêm cả tên cháu lên đó để cô giáo biết được món quà này là của cháu. 

Sau đó tôi đột nhiên nhận ra mình đang dạy con “trở nên khôn khéo”. Đó đâu còn là tình cảm chân thành thực sự dành cho người khác, đó đâu phải là sự tử tế xuất phát từ con tim. Chẳng phải tôi đang dạy con mình coi trọng lợi ích và sống giả dối là gì, chẳng phải tôi đang làm suy đồi đạo đức của con? Chẳng phải tôi đang dẫn con mình đi sai đường sao? Tôi hối hận vì đã nói những lời đó với con. 

Hành động vị tha

Những khi tôi cảm thấy trong người không được khỏe, con tôi giúp tôi các công việc như đi chợ, làm việc nhà, có khi cả nấu những món ăn đơn giản. Cháu làm các việc một cách rất tự nhiên và sẽ làm bất cứ việc gì có thể làm. 

[caption id="attachment_1170951" align="alignnone" width="640"]dạy con (Ảnh minh họa dẫn qua Pinterest)[/caption]

Tôi đột nhiên nhìn lại bản thân mình. Khi bạn bè, đồng nghiệp gặp khó khăn, suy nghĩ đầu tiên của tôi là nếu tôi giúp họ, tôi mong rằng việc ấy sẽ không ảnh hưởng tới cuộc sống của mình, hoặc tôi có thể bị người khác đổ lỗi không nếu việc tôi giúp đỡ không mang lại hiệu quả.

Tuy nhiên, con gái tôi lại không có những suy nghĩ ích kỷ như vậy. Cháu chỉ đơn giản là làm những gì có thể làm. Nếu chúng ta có thể loại bỏ sự ích kỷ và giúp đỡ người khác một cách vô điều kiện, thì thế giới này sẽ đẹp biết bao, mọi người cũng sẽ không phải đơn độc khi giải quyết khó khăn của mình nữa.

Con là tấm gương 

Tôi nhận ra rằng trẻ con có bản tính rất tốt. Tâm hồn các con rất thanh khiết và tốt bụng. Tuy nhiên tôi lại không thường nhìn vào mặt tốt của con gái mình. Tất cả những gì tôi nhìn là những việc như con tôi không hoàn thành bài tập về nhà nhanh chóng hay sống bừa bộn. Tôi luôn la mắng con và nghĩ cháu không ngoan chút nào. Tôi cũng có thái độ như vậy đối với những người xung quanh mình. Tôi không nhìn vào những điểm tốt của họ và chỉ nhìn vào khuyết điểm của họ.

[caption id="attachment_1170921" align="alignnone" width="640"]dạy con Cách hành xử của con giúp tôi chỉnh sửa lại chính mình. (Ảnh minh họa: Twitter)[/caption]

Qua cách hành xử của con, tôi nhìn ra những thói xấu của mình. Tôi cũng nhận ra rằng chúng ta không nên phán xét người khác trên bề mặt. Những người có thể nói rất hay không thực sự suy nghĩ hay làm tốt. Nhiều người quanh chúng ta có thể không có điểm gì đáng chú ý lại thực sự lại sở hữu trái tim thiện lương và làm nhiều hành động tử tế.

Đôi khi tôi thấy rằng trên bề mặt mình đang dạy con điều hay lẽ phải, nhưng thực tế là con đang giúp tôi hoàn thiện nhân cách của mình. Tôi cảm thấy điều lớn nhất mình làm được cho con là hướng dẫn con học và thực hành theo nguyên lý Chân -Thiện -Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp. Những đạo lý tuyệt vời dạy chúng ta làm người tốt đã giúp con gái tôi bảo tồn một trái tim thiện lương, một tâm hồn thuần tịnh, là tấm gương cho tôi đối chiếu lại bản thân, trở thành một người mẹ đúng mực.

[caption id="attachment_1170948" align="alignnone" width="640"]Pháp Luân Đại Pháp Dạy con thực hành các nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp là điều tuyệt vời nhất tôi đã làm. (Ảnh: Theepochtimes)[/caption]

Dựa trên câu chuyện của một học viên Pháp Luân Đại Pháp,

Tâm An 

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/doan-dieu-hanh-gan-10000-hoc-vien-phap-luan-cong-lam-xuc-dong-nguoi-dan-new-york_fb2a5bc21.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét