Hội nghị thượng đỉnh hai ngày giữa các lãnh đạo các quốc gia đang phát triển và các quốc gia giàu mạnh trên thế giới khai mạc tại Osaka, Nhật Bản vào ngày hôm nay, thứ Sáu (28/6).
Theo Nikkei nhận định, phần lớn sự tập trung tại G-20 có thể sẽ là các cuộc gặp gỡ song phương diễn ra bên lề, đặc biệt là cuộc gặp giữ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Dự kiến ông Trump và ông Tập sẽ thảo luận vào thứ Bảy về các biện pháp giảm bớt cuộc chiến thương mại kéo dài giữa hai bên đang dần gây áp lực nên nền kinh tế toàn cầu.
Vào thứ Tư, Tổng thống Trump một lần nữa cảnh báo áp thuế quan bổ sung nếu một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc không được thực hiện. Mức đánh thuế theo ông nói với FOX Businees sẽ là 325 tỷ đô la.
Đây cũng sẽ là cuộc họp đầu tiên của họ kể từ khi các cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sụp đổ hồi tháng Năm.
Tổng thống Trump đã liên tiếp thực hiện các mối đe dọa thông qua tài khoản mạng xã hội Twitter, và cả hai bên đều đã sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán bị đình trệ.
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/trung-quoc-chim-trong-be-tac-duoi-thoi-donald-trump_b6fc5f898.html"]
Các nhà lãnh đạo thế giới khác, bao gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng đang ở Osaka để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 14 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Tổng thống Trump dự kiến sẽ gặp ông Modi. Hoa Kỳ và Ấn Độ cũng có những rào cản về hàng thuế quan và địa chính trị. Washington đã chấm dứt thương mại ưu đãi với hàng xuất khẩu của Ấn Độ vào ngày 5/6, New Delhi đã đánh thuế trả đũa 11 ngày sau đó. Hoa Kỳ gây sức ép New Delhi không mua hệ thống phòng không tên lửa S-400 từ Nga. Ông Modi cũng mới tái cử thủ tướng vào hồi tháng trước.
Dự kiến sẽ có thượng đỉnh 3 bên giữa Modi, Abe và Trump vào thứ Sáu. Theo các nhà phân tích, cuộc gặp này họ có thể thảo luận cách củng cố hợp tác ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trước những ảnh hưởng mở rộng của Trung Quốc.
Nhưng một cuộc gặp 3 bên khác, gồm Tập, Modi và Putin cũng được tổ chức bên lề Thượng đỉnh Osaka, cũng có thể họ sẽ có một cam kết nào đó nhắm vào chính sách thương mại "Nước Mỹ trước tiên" (America First) của ông Trump.
G-20 được thành lập vào năm 1999, một diễn đàn gồm các bộ trưởng tài chính, thống đốc ngân hàng trung ương, các nguyên thủ quốc gia nhằm gặp gỡ và thảo luận đối phó hiệu quả với những khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, G-20 đã chuyển trọng tâm sang các cuộc họp song phương và đa phương.
Thành Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét