Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Báo cáo: Cảnh sát Venezuela tàn bạo như thế nào?

Báo cáo: Cảnh sát Venezuela tàn bạo như thế nào? https://ift.tt/2nvITvB

Nghiên cứu ở Venezuela do Keymer Ávila đứng đầu, chỉ ra rằng an ninh ở nước này đã được quân sự hóa trong 8 thập kỷ qua, với bạo lực logic trong nhóm kẻ tội phạm (và, trong tình trạng tốt, người nghèo) bị coi là kẻ thù. Các sĩ quan không tuân thủ các giới hạn pháp lý của một nền dân chủ, nhưng theo một tiêu chí dựa trên các ngoại lệ và bạo lực chiến tranh mở.

Caracas Chronicles (CC), một trang tin chuyên phân tích về tình hình Venezuela, hôm 5/9 đã đăng tin về mộtbáo cáo cho thấy mức độ tàn bạo của lực lượng cảnh sát Venezuela thuộc chính quyền của vị tổng thống cố thủ Nicolas Maduro.

Tháng 12/2017, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khẳng định Venezuela đã rơi vào chế độ độc tài dưới sự cầm quyền của Tổng thống Maduro, người dẫn dắt quốc gia từng giàu có rơi vào lạm phát và thiếu đói chỉ sau một nhiệm kỳ đầu tiên của ông (2013-2019). Ông Maduro quyết không từ bỏ nhiệm kỳ thứ hai (2019-2025) dù quốc hội đã phế bỏ tính hợp pháp của ông.

Báo cáo được thực hiện bởi tổ chức MUFLAL (Monitor del Uso de la Fuerza Letal en América Latina), một nhóm các học giả về an ninh và nhân quyền có trụ sở tại Mexico, chuyên ghi chép và công bố thông tin về việc có bao nhiêu người chết dưới tay cảnh sát và các lực lượng vũ trang trong khu vực Mỹ Latinh. 

Vậy tại sao chúng ta nên quan tâm?

Theo CC, báo cáo này rất đáng quan tâm, vì nó phơi bày sự thật mà nhiều người có thể nhầm lẫn về tình hình Venezuela. Ví dụ, trên các phương tiện truyền thông xã hội, nhiều người cổ vũ cho việc cảnh sát "tiêu diệt tội phạm". Nhưng ở Venezuela, nhiều người bị "tiêu diệt" không phải là tội phạm, mà là thường dân vô tội.

Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc hôm thứ Sáu (27/9) đã nhất trí thành lập một nhóm điều tra quốc tế về tình trạng vi phạm nhân quyền của chế độ Nicolas Maduro, sau khi chính phủ công bố số liệu cho thấy số người tử vong bị mô tả là “tội phạm kháng cự cảnh sát” cao một cách "đáng kinh ngạc": 5.287 người vào năm 2018 và 1.569 người tính đến 19/5 năm nay. 

Theo báo cáo của MUFLAL, tình hình ở Venezuela rất thảm khốc. Số liệu năm 2017 mà họ thu thập được cho thấy có rất nhiều dân thường bị giết sự dưới bàn tay của các tổ chức thực thi pháp luật ở Venezuela, con số này cao hơn nhiều so với Brazil, nơi có dân số đông hơn 7 lần. Báo cáo cho biết hơn 1/4 các vụ giết người ở Venezuela được thực hiện bởi chính quyền.

[caption id="attachment_1242318" align="aligncenter" width="700"] Số liệu năm 2017 cho thấy Venezuela vượt xa các nước trong khu vực về tỉ lệ tử vong của thường dân trong số 100.000 người(ảnh: CC).[/caption]

Tình trạng thiếu minh bạch thông tin

Ở Venezuela, chính quyền Maduro không công bố chính xác số lượng người tử vong, cũng như các dữ liệu khác. Theo CC, cơ quan thực thi pháp luật thường viết các báo cáo mô tả thường dân bị tử vong là "tội phạm kháng cự cảnh sát", tức là họ tử vong khi đối đầu vũ trang với cảnh sát.

Trái ngược với số lượng thường dân tử vong cao một cách "đáng kinh ngạc", số sĩ quan cảnh sát tử vong tại Venezuela lại thấp một cách đáng ngờ.

[caption id="attachment_1242320" align="aligncenter" width="700"] Số liệu năm 2017 cho thấy số cảnh sát bị giết trong các cuộc đụng độ ở Venezuela thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (ảnh: CC).[/caption]

CC cho biết việc thống kê số  nạn nhân bị giết là một nhiệm vụ rất khó khăn. Các con số dễ bị thao túng bởi chính phủ độc tài. Đó là lý do tại sao các báo cáo độc lập như của MUFLAL là rất quan trọng, dù rất khó tránh khỏi thiếu sót so với thực tế.

CC trích dẫn số liệu trong báo cáo: Năm 2017 có 4998 người tử vong bị chính quyền Venezuela mô tả là "kháng cự cảnh sát". 65% cảnh sát liên quan không đang làm nhiệm vụ khi "vụ kháng cự" đó diễn ra. Chỉ 12% các vụ việc là các vụ đụng độ thật sự với các nhóm tội phạm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét