Mới đây, chuyên gia Trịnh Nghĩa đã viết trên Secret China về mối quan hệ đôi bên cùng có lợi của chính quyền Trung Quốc và các băng đảng xã hội đen trong, ngoài đại lục.
“Khi bắt đầu thành lập, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã có nhiều liên hệ với các nhân vật xã hội đen và họ lợi dụng lẫn nhau. Do đó, Đặng Tiểu Bình đã từng công khai tuyên bố: ‘Xã hội đen cũng có người yêu nước’. Câu nói này từng khiến trăm họ Hồng Kông kinh ngạc”, ông Trịnh mở đầu bài viết.
Sau vụ thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989, Bắc Kinh đã thành lập một tổ chức xuyên quốc gia tham gia vào mặt trận thống nhất ở nước ngoài, và thực sự đã thuê người đứng đầu thế giới ngầm ở Hồng Kông để giữ vị trí chủ chốt, ông Trịnh cho hay. Điều này là một sự đả kích lớn đối với cảnh sát Hồng Kông, những người luôn cam kết chống lại thế giới ngầm.
Nhìn lại những gì xảy ra ở Hồng Kông thời gian vừa qua, có thông tin "Bang Phúc Kiến" rầm rộ tuyển người sang Hương Cảng "trả thù" cho người đại lục mặc dù người đại lục không có chút thiệt hại nào sau những vụ biểu tình đòi dân chủ của người Hồng Kông.
Trên diễn đàn LIHKG tiết lộ, “Bang Phúc Kiến” đang chiêu mộ với giá 1.500 đô la Hồng Kông (khoảng 4,5 triệu đồng) mỗi người, và kêu gọi người tham gia mặc áo trắng, cầm gậy, đội mũ bảo hiểm cùng tập hợp tại Thâm Quyến. Nhật báo Apple cũng đưa tin, ở Hồng Kông có người lãnh đạo của hội đồng hương đưa ra mức thù lao mỗi người từ 1.300 – 1.500 đô la Hồng Kông, để chiêu mộ đồng hương đại lục đến Hồng Kông trả thù. Bản tin cho biết, Bang Phúc Kiến chuẩn bị tiến hành phản công vào ngày 10/8.
Trên WeChat cũng lan truyền tuyên bố chung của Hội trưởng Tổng hội đồng hương Tấn Giang – Thi Năng Sư và Hội trưởng phân hội An Hải – Nghiêm Can Thành, tuyển dụng 500 trai tráng ở An Hải tỉnh Phúc Kiến với mức phí tương tự. Cũng có bài viết trên ứng dụng này nói rằng toàn bộ số vé tàu cao tốc từ Phúc Kiến đến Hồng Kông trước ngày 12/8 đã được bán hết sạch.
[embed]https://twitter.com/24YSpWImPdyo275/status/1158906417836896256[/embed]
Dòng Tweet trên kèm theo một đoạn tin nhắn chứng minh, cho biết ĐCSTQ đã thuê người Phúc Kiến và Quảng Đông đến Hồng Kông để chiến đấu chống lại những người biểu tình. Một người là 1.200 nhân dân tệ mỗi ngày và ngày đầu là 8.000 nhân dân tệ. Người này đã phẫn nộ bình luận "Ai là đám người áo trắng? Ai đang tham gia vào các cuộc bạo loạn và cố gắng gây rối Hồng Kông?".
Theo chuyên gia Nhạc Thi Hàm trên trang Secret China, phần lớn các hội đồng hương ở Hồng Kông được thành lập sau khi thành phố được trao lại cho Trung Quốc. Về cơ bản tất cả các hội đồng hương đều do Văn phòng Liên lạc Trung ương Bắc Kinh kiểm soát. Thông thường, hội đồng hương có quan hệ mật thiết với giới xã hội đen ở các khu vực, nên Văn phòng liên lạc Trung ương thông qua kiểm soát các hội đồng hương để kiểm soát xã hội đen ở các khu vực khác nhau, dễ huy động người triển khai hành động đánh úp.
Trong cuộc biểu tình tối ngày 4/8 tại Hồng Kông, có người đã quay lại được cảnh chiếc xe cảnh sát mang biển số AM7113 mở cửa và một nhóm cảnh sát đã vào trong thay áo trắng hoặc đen (đen là màu áo biểu tượng của người biểu tình dân chủ, trắng là màu áo của nhóm băng đảng có vũ trang tấn công người biểu tình rất bạo lực).
[embed]http://twitter.com/7k_QYS/status/1158137003524812800[/embed]
Ngày 6/8, người phát ngôn Dương Quang của Văn phòng Các vấn đề Hồng Kông và Macau đã kêu gọi “toàn bộ người dân Hồng Kông hãy đứng ra”. Người dẫn chương trình “Ngã tư thế giới” Đường Hạo cho biết: “Phát ngôn này của Dương Quang là đang tạo cơ sở dư luận, ám thị rằng ĐCSTQ có thể sẽ kêu gọi lực lượng của nhiều tổ chức xã hội đen hoặc đoàn thể dân sự, đứng ra chống lại quần chúng phản dự luật dẫn độ, và phối hợp với cảnh sát cùng tấn công". Đường Hạo nói ĐCSTQ và chính phủ Hồng Kông có thể lấy cớ “những người này (kẻ đánh người biểu tình) là những người dân thành phố yêu đảng, yêu nước”, để né tránh trách nhiệm chính trị.
Câu chuyện về "Bang Phúc Kiến" chưa được chính thức thừa nhận, nhưng nhìn vào lịch sử sử dụng xã hội đen của ĐCSTQ, có thể thấy, nó hoàn toàn có cơ sở.
Xã hội đen được công nhận "thân phận chính trị"
Theo chuyên gia Trịnh Nghĩa, trong những ngày đầu thành lập ĐCSTQ, chính quyền không hề kiêng dè sử dụng xã hội đen để hỗ trợ đảng. Tuy nhiên, phong trào “Trấn phản” và "Thanh phỉ chống lại chủ nghĩa bá quyền" lại không làm tổn hại vị trí đứng đầu của thế lực xã hội đen lớn nhất Trung Quốc. Điều này là do người đứng đầu của băng đảng đã từng bảo trợ ngầm cho các đảng viên của ĐCSTQ.
Ông Trịnh cho biết, đầu năm 1929, trùm xã hội đen Thượng Hải Đỗ Nguyệt Sinh đã giới thiệu thành viên bang hội xã hội đen Dương Độ và thỉnh ĐCSTQ cho ông ta làm đảng viên bí mật. ĐCSTQ đã cấp cho ông này một tòa nhà tại 155/13 đường Tiết Hoa Lập, Thượng Hải, cùng với lương tháng là 500 đồng.
Dương Độ là người đứng đầu Trù An Hội năm 1915. Người này giỏi ăn nói, tỏ ra linh hoạt với các kiểu chính trị gia khác nhau. Dương Độ, một người có nhiều khía cạnh, rất hữu ích với tư cách là người hoạt động ngoại vi của ĐCSTQ. Ông ta công khai sử dụng mối quan hệ cũ của mình để giải cứu Lý Đại Chiêu, Thiệu Phiêu BÌnh, Lâm Bạch Thủy và những người khác khỏi nhà tù. Sau đó, ông ta gia nhập các tổ chức ngoại vi của ĐCSTQ là "Liên minh tự do", "Liên minh các nhà khoa học xã hội Trung Quốc", “Liên minh Nhân quyền Trung Quốc”. Ông ta nói rằng trong căn biệt thự được ĐCSTQ cấp, ông ta cùng Phan Hán Niên và Trần Đoan Tiên (Hạ Diễn) cung cấp tình báo và chứa chấp các thành viên ngầm của ĐCSTQ, theo chuyên gia Trịnh Nghĩa.
Mối quan hệ giữa Dương Độ và ĐCSTQ đã được tiết lộ trên báo giấy Thượng Hải 60 năm trước.
Hai tháng trước khi chết, Chu Ân Lai đặc biệt phái người đi tìm Vương Dã Thu, người phụ trách Bảo tàng Cung điện Quốc gia, để yêu cầu ông ta thông báo cho biên tập viên của cuốn sách tham khảo "Từ Hải": Không bỏ sót tên “Dương Độ” và phải nhớ thân phận chính trị thực sự của Dương. Vào ngày 28/6/1986, mộ Dương Độ được xây dựng lại ở phía bên phải mộ Tống Khánh Linh ở ngoại ô phía tây Thượng Hải. Chu Cốc Thành, Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, đã tham dự lễ khánh thành ngôi mộ mới. Tại buổi lễ, trưởng tôn của Dương Độ là Dương Hữu Long đã đọc bài điếu văn của Hạ Diễn, nói rằng ông "đã làm rất nhiều công việc hữu ích cho đồng bào”, ông Trịnh cho biết.
Trùm xã hội đen giới thiệu các nhân vật xã hội đen cho ĐCSTQ
Sau khi Chiến tranh chống Nhật nổ ra, trùm xã hội đen Thượng Hải Đỗ Nguyệt Sinh đã tổ chức một cuộc họp của Ủy ban hỗ trợ chống kẻ thù Thượng Hải, và thông qua Văn phòng lộ quân thứ tám ở Thượng Hải, viện trợ một ngàn mặt nạ phòng độc cho ĐCSTQ. Sau khi giành chiến thắng trước Nhật Bản, Quốc dân đảng đã càn quét lực lượng băng đảng xã hội đen. Hải quan Thượng Hải đã bắt giữ một lô nguyên liệu nhập lậu của Đỗ Nguyệt Sinh. Trong sự bất lực, Đỗ đã yêu cầu các đảng viên ĐCSTQ giúp làm thủ tục hải quan và nhắc nhở hải quan phóng thích lô hàng.
Năm 1947, Đỗ Nguyệt Sinh yêu cầu ĐCSTQ chấp nhận Kim Sơn làm môn đệ. Khi Liêu Thừa Chí, chủ tịch của Nhà hát Nghệ thuật Thanh niên Trung Quốc, thuê Kim làm phó cho mình vào năm 1950, ông nói trước công chúng: "Tôi giới thiệu một đảng viên nổi tiếng toàn quốc, Kim Sơn, đảm nhiệm vị trí phó chủ tịch của trường chúng tôi”.
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/vi-sao-ty-phu-quach-van-quy-dang-loi-xin-loi-bat-thuong-tren-mang-xa-hoi_249020e19.html"]
Trong giai đoạn sau của Chiến tranh Quốc Cộng (giữa Quốc Dân đảng và ĐCSTQ), ông trùm của các băng đảng đã tiến gần hơn đến ĐCSTQ. Cố Trúc Hiên, một ông trùm của tỉnh phía Bắc Giang Tô, đã giải cứu Khương Duy Tân, người đứng đầu Phong trào Công nhân Thượng Hải trong cuộc nội chiến lần thứ nhất của Trung Quốc, và được Chu Ân Lai ca ngợi.
Sau chiến thắng, Cố đã công khai hợp tác với Ủy ban hoạt động Bang hội ngầm của ĐCSTQ ở Thượng Hại và huy động các đệ tử của mình để giúp đảng viên Cố Thúc Bình được bầu làm phó trưởng ban. Ông này cũng liên lạc với một số ông trùm xã hội đen theo yêu cầu của ĐCSTQ (chuyên gia Trịnh Nghĩa cho biết thông tin có trong "Trong trái tim của kẻ thù", tập thứ năm của "Tài liệu lịch sử cách mạng", nhà xuất bản tài liệu văn học và lịch sử Trung Quốc năm 1981).
Hợp tác đôi bên cùng có lợi
Năm 1947, Đỗ Nguyệt Sinh thấy rằng Quốc dân đảng đã phát động chỉnh đốn tài chính bèn tới Hồng Kông một thời gian. Vào thời điểm đó, ông ta đã bí mật gặp Phan Hán Niên ở Hồng Kông để đảm bảo rằng khi ĐCSTQ tiếp quản Thượng Hải, thế giới ngầm sẽ không bị hỗn loạn, và yêu cầu ĐCSTQ giải quyết một cách nhẹ nhàng (theo Từ Cánh đồng cát đến Mười Đại dương, Nhà xuất bản Văn nghệ Giải phóng quân 1986).
Vào ngày 10/4/1949, Tưởng Giới Thạch triệu tập Đỗ và yêu cầu ông đến Đài Loan với chính phủ và đi theo con đường trung lập. Ông ta không ở lại Thượng Hải và không đến Đài Loan, mà chuyển đến Hồng Kông.
Trong Chiến tranh Triều Tiên, ĐCSTQ đã sử dụng các tổ chức thế giới ngầm ở Hồng Kông để vận chuyển xăng dầu, lốp xe và các vật liệu bị cấm vận khác vào đất liền. Hoắc Anh Đông, chủ mưu của các phi vụ này đã được thăng chức nhanh chóng, lên Phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Hoa. Khi ông này chết, cơ thể được phủ quốc kỳ. Các nhân vật có công cũng trở thành đại biểu Hiệp Chính. Ngoài ra, lực lượng nòng cốt của các cuộc bạo loạn cánh tả cũng là nhân vật thế giới ngầm ở Hồng Kông.
Vào tháng 1 năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã đến thăm Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Carter. Bất cứ nơi nào ông ta đi qua, đều gặp phải sự phản đối từ những người thân Đài Loan. Để đảm bảo an ninh, Bộ Công an Trung Quốc đã liên lạc với Hội Tam Hoàng ở Hoa Kỳ, đề xuất phái "tám trăm người mạnh mẽ" theo dõi sát sao những người thân Đài Loan. Sau chuyến thăm Hoa Kỳ thành công, Đặng Tiểu Bình đã có ấn tượng tốt về Hội Tam Hoàng ở hải ngoại.
Đầu những năm 1980, khi hai nước Trung - Anh bắt đầu đàm phán về tương lai của Hồng Kông vào năm 1997, Văn phòng Các vấn đề Hồng Kông và Macau của ĐCSTQ đã báo cáo về tổ chức và hoạt động của Hội Tam Hoàng Hồng Kông với chính quyền trung ương. Ngày 22/6/1984, khi Đặng Tiểu Bình gặp gỡ những người nổi tiếng trong giới công nghiệp và thương mại Hồng Kông, ông nói: "Xã hội đen của Hồng Kông rất hùng mạnh và có thể lớn hơn những nơi khác. Xã hội đen không phải đều là người xấu, người tốt cũng không ít”.
Vào ngày 3/10 cùng năm, ông cũng nói về giới xã hội đen: "Tôi đã nói nhiều lần rằng xã hội đen không phải tất cả đều là xấu, người ái quốc thực sự rất nhiều…" Đặng Tiểu Bình có ấn tượng tốt về xã hội đen do được Hội Tam Hoàng bảo vệ trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm 1979, ông Trịnh Nghĩa nhận định.
“Nhiều năm sau, xã hội đen Trung Quốc đại lục đã lớn mạnh, quan phỉ một nhà (quan và cướp một nhà), không thể thay đổi”, ông Trịnh kết luận.
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/trung-quoc-so-nhat-phung-cuu-tat-loan-cuoc-chien-nhan-quyen-nam-2019-da-khai-hoa_41fd9f6bb.html"]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét