Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

Jennifer Zeng kể chuyện mình từng suýt bị mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc

Jennifer Zeng kể chuyện mình từng suýt bị mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc https://ift.tt/2nQ86kf

Jennifer Zeng, nhân chứng tại một tòa án độc lập nhằm vạch trần nạn mổ cướp nội tạng phi pháp ở Trung Quốc, đã có buổi trò chuyện cùng Georgia Aspinall, phóng viên của tạp chí Grazia, Anh về việc mình từng là tù nhân lương tâm, bị bức hại giam giữ 4 lần, bị lao động khổ sai và suýt bị ép buộc hiến tạng vì kiên định với đức tin của mình.

Jennifer Zeng kể, cô sinh ra và lớn lên tại Tứ Xuyên, Trung Quốc, hiện đã 52 tuổi, sinh sống tại Mỹ từ năm 2011. Cô hồi tưởng lại: “Tôi bị bắt khi đang ngủ ở nhà lúc nửa đêm, với lý do là tôi tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công sau khi nhà nước có lệnh cấm.”

Zheng cho biết hàng ngày mình đều phải chứng kiến sự tàn ác khủng khiếp. 20 tù nhân cùng chen chúc trong buồng giam chật hẹp thiết kế cho tám người, tay đan len liên tục từ sáng sớm đến nửa đêm và hầu như không được ngủ. Ngày đầu tiên, Zheng cùng các tù nhân bị buộc ngồi xổm liên tục 16 giờ dưới ánh nắng gay gắt và bị đánh bằng dùi cui điện. Mục đích là để “chuyển hóa” - sau một năm giam giữ, tù nhân được lựa chọn hoặc thóa mạ tôn giáo, tín ngưỡng của mình và được tự do, hoặc tiếp tục ở lại.

Tạp chí Grazia cho biết, mãi sau này Zheng mới hiểu ra bản thân đã thoát được trong gang tấc việc bị mổ cướp nội tạng khi còn là tù nhân, nhờ vô tình kể cho bác sĩ biết mình từng bị viêm gan C.

[caption id="attachment_1242603" align="alignnone" width="700"] (Ảnh: Jennifer Zeng)[/caption]

Nếu truyền thông không vào cuộc, sẽ không ai biết sự thật kinh hoàng này

Zeng là một trong hàng triệu người đã và đang bị giam cầm tại các trại giam khắp Trung Quốc, con số hiện nay ước tính hơn 1,5 triệu người. Phần nhiều đều là tù nhân lương tâm vì niềm tin của họ không phù hợp với tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi chiếm đa số trong các nhóm tín ngưỡng và tôn giáo bị ĐCSTQ cấm đoán, bắt bớ, biến thành tù nhân lương tâm, bị tra tấn cho đến khi chịu cải đạo theo chủ nghĩa vô thần của nhà nước. Trên thực tế, các trại giam này đã tồn tại 20 năm nay.

Mới đây, một tòa án quốc tế vừa công bố những tù nhân này là nạn nhân của đường dây buôn bán nội tạng trị giá 1 tỷ đô la tại Trung Quốc. Phán quyết của tòa án có ý nghĩa sâu rộng đối với các quốc gia hiện đang trao đổi thông tin, nghiên cứu và thương mại với Trung Quốc - trong đó có Anh.

Tuy nhiên, phản ứng quốc tế đã im lặng một cách kỳ lạ về vấn đề này trong hàng chục năm qua. Thậm chí, chủ tọa phiên tòa, Ngài Geoffrey Nice QC, đã chỉ trích chính phủ Anh trong tuyên án cuối cùng là đang né tránh “sự thật”.

Giới cầm quyền không muốn thừa nhận sự thật tàn khốc đang diễn ra vì trách nhiệm liên đới mà họ phải chịu

Tòa án độc lập kể trên được khởi xướng bởi Liên minh Quốc tế chống Lạm dụng Ghép tạng tại Trung Quốc (ETAC). Đối mặt với sự thiếu hiểu biết toàn cầu và bí mật bao trùm khắp Trung Quốc, tổ chức đã đấu tranh nhằm chấm dứt thảm trạng này kể từ năm 2014, và đây là một cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn.

Các cuộc điều tra năm 2006 của Ethan Gutmann đã phỏng vấn các tù nhân Pháp Luân Công trong suốt bảy năm, hay cuộc điều tra của David Kilgour và David Matas đều xác nhận sự thật thảm khốc trong nghiên cứu của mình, “Tình trạng ép buộc hiến tạng đã và đang tiếp tục diễn ra trên quy mô lớn và nạn nhân đều là học viên Pháp Luân Công.” Kể từ đó, nhiều báo cáo độc lập và các nhóm được hình thành với ý định phơi bày và chấm dứt nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, phương Tây phần lớn vẫn không hay biết gì về việc này. Hơn nữa, sự hội nhập toàn cầu của ngành ghép tạng đã khiến nhiều quốc gia cùng hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau trong nghiên cứu y học cấy ghép. Sự phụ thuộc này dường như đã khiến một số người nhắm mắt làm ngơ.

“Có rất nhiều chương trình hợp tác giữa Hiệp hội Cấy ghép - cơ quan hàng đầu về cấy ghép quốc tế - và Trung Quốc,” Susie Hughes, nhà sáng lập và điều hành ETAC giải thích. “Họ đã hỗ trợ nhau phát triển một hệ thống quyên tặng tự nguyện và cố tình làm ngơ trước các điều tra và báo cáo trung thực kia.” Thậm chí cựu chủ tịch Hiệp hội Cấy ghép – Jeremy Chapman – từng gọi một báo cáo năm 2016 là “trí tưởng tượng thuần túy”.

Chúng ta nên làm gì?

ETAC đã đề xuất một chiến dịch vạch trần sự thật. Susie Hughes nói: “Một trong những thách thức lớn nhất khi chúng tôi phải đối mặt với một tội ác khó tin như vậy, là giúp mọi người biết và thừa nhận rằng điều đó đang thực sự xảy ra.”

Tiếp đó là phá vỡ các mắc xích liên hệ với ngành cấy ghép Trung Quốc. Cô nói thêm: “Tất cả bệnh viện và trường đại học ở Mỹ, Anh và mọi nơi khác phải ngay lập tức ngừng liên kết với ngành ghép tạng Trung Quốc. Bởi vì không ai biết liệu những cơ quan nội tạng đó có phải cướp được từ những người đã bị giết hay không, và chúng ta có thể là một phần trong đó. Giống như Hoa Kỳ và EU, chính phủ Anh nên công khai lên án tệ nạn này, rà soát luật du lịch ghép tạng và buôn bán nội tạng nhằm đảm bảo rằng những ca nhận nội tạng từ Trung Quốc đều là phi pháp.”

Jennifer Zeng là tác giả cuốn tự truyện "Witnessing History: One Woman's Fight for Freedom and Falun Gong" (tạm dịch là "Nhân chứng lịch sử: Người phụ nữ đấu tranh cho tự do và Pháp Luân Công")

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét