Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

Giảng viên Hồng Kông: ‘Người Trung Quốc đại lục bị chính quyền lừa dối’

Giảng viên Hồng Kông: ‘Người Trung Quốc đại lục bị chính quyền lừa dối’ https://ift.tt/2nsk4Ao

Một giảng viên Khoa Xã hội học tại Đại học Giáo dục Hồng Kông cho rằng chính quyền Trung Quốc đã lừa dối người dân đại lục khi tuyên truyền rằng phong trào dân chủ ở Hồng Kông là ích kỷ, phản lại dân tộc.

Sinh ra ở Thượng Hải và hiện là giảng viên của Khoa Xã hội học thuộc Đại học Giáo dục Hồng Kông, cô Lê Minh Chỉ nói rằng chính quyền đại lục đã tuyên truyền phong trào dân chủ “Phản tống Trung” (phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc) là chống lại chủ nghĩa dân tộc và đòi độc lập cho Hồng Kông. Điều này đã khiến người thân và bạn bè của cô ở đại lục hiểu nhầm và dẫn đến sự khác biệt trong nhận thức.

Cô Lê vốn rất quan tâm tới các vấn đề xã hội ở Hồng Kông, đặc biệt hiện nay là phong trào “Phản tống Trung”. Cô đã tham gia tuyệt thực để phản đối tư tưởng thân Bắc Kinh của giới văn nghệ sĩ. Nhân 100 ngày phong trào “Phản tống Trung”, cô đã ghi hình một đoạn video, thẳng thắn nói với người thân ở đại lục về sự khác biệt trong nhận thức của họ về người Hồng Kông. Trang tin Khán Trung Quốc (Vision Times) đã đăng tải thông điệp của cô trên kênh Youtube của mình.

[caption id="attachment_1241973" align="aligncenter" width="700"] Cô Lê Minh Chỉ gửi thông điệp cho người Trung Quốc đại lục, giải thích hiểu nhầm của họ về phong trào dân chủ ở Hồng Kông (ảnh chụp màn hình kênh Youtube của Vision Times).[/caption]

Cô cho biết quan điểm của người thân và bạn bè của cô ở đại lục khác xa với thực tiễn ở Hồng Kông. Họ thường gửi cho cô những lời chất vấn rằng: "Tại sao người Hồng Kông không yêu nước, tại sao họ không thích thân phận là người Trung Quốc, vì sao Hồng Kông lại đòi độc lập?"

Trên thực tế, 5 yêu cầu chính của người dân Hồng Kông rất rõ ràng, họ đòi hỏi chính quyền phải rút bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ, điều tra về tình trạng cảnh sát đối xử bạo lực với người biểu tình, bầu cử dân chủ hoàn toàn, rút lại cáo buộc bạo loạn về người biểu tình, trả tự do cho những người bị bắt giữ. Trong số 5 yêu cầu, những người biểu tình không hề đòi hỏi Hồng Kông tách khỏi Trung Quốc.

Vậy tại sao bộ máy tuyên truyền Trung Quốc lại biến nhu cầu của người Hồng Kông thành việc đòi tách khỏi đại lục và không yêu nước? Cô Lê cho rằng đó là một phương pháp kiểm soát dư luận ở Trung Quốc.

Cô nói: “Lần đầu tiên đến Hồng Kông, chính tôi cũng không hề biết đến Sự kiện Lục Tứ (quân đội thảm sát sinh viên biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh năm 1989). Khi nghe thấy những ký kiến trái chiều về những gì xảy ra ở đại lục, bản thân tôi cũng đã phản ứng ra cảm xúc mâu thuẫn. Tôi đã phản kháng, cảm thấy không chấp nhận được cái nhìn bất đồng, cảm thấy như mình bị xúc phạm, hơn nữa sẽ dùng tư thế đối đầu để đối phó với quan điểm khác nhau”.

Nên giờ đây, cô hoàn toàn thông cảm với người dân ở đại lục, khi họ đặc biệt bị kích động vì các vấn đề liên quan đến Hồng Kông đòi độc lập, chủ quyền lãnh thổ hay các vấn đề khác gắn với chủ nghĩa dân tộc.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/lich-su-che-giau-toi-ac-cua-chinh-quyen-trung-quoc-video_50949d31a.html"]

Cô Lê tin rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng một cơ chế giáo dục yêu nước trên tất cả người dân đại lục: "Cơ chế này thật giống như một cái nút bấm, khi các vấn đề chủ quyền quốc gia, phục hưng dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ… được đem ra thảo luận, ngay khi bạn chạm vào những vấn đề này, như một phản xạ có điều kiện, cái nút được bấm và mọi người sẽ rất kích động, loại tâm tình phản kháng khiến họ không thể dùng lý trí để suy nghĩ”.

Cô nói rằng chỉ cần chính quyền Trung Quốc đưa phong trào “Phản tống Trung” thành một chủ đề xung đột dân tộc, nó "có thể kích thích ở mức độ tối đa cảm xúc của người dân đại lục, do đó họ không có dư địa để tiếp nhận thêm thông tin mới. Đồng thời hạn chế tác động của người dân đại lục, bởi vì không cần phải giải thích điều gì, miễn là nó là vấn đề dân tộc, vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia, về cơ bản có thể khiến hầu hết người đại lục không muốn tiếp thu thông tin gì mới”.

Chính vì nguyên nhân này, nên cô Lê cảm thấy rất đáng tiếc. Dù chính cô đang ở Hồng Kông và nắm rõ diễn biến trực tiếp tại đây, nhưng khi nói với người thân ở Trung Quốc, thì họ lại không tin tưởng vào sự thật mà cô cung cấp.

Gần đây có rất nhiều "người yêu nước" Trung Quốc đến các trung tâm thương mại ở Hồng Kông để hát quốc ca Trung Quốc, chống lại bài hát được xem là quốc ca mới của Hồng Kông mang tên "Nguyện vinh quang quy Hồng Kông” (Glory to Hong Kong). Cô Lê cảm thấy rất nghịch lý, bởi vì loại phương thức đối kháng này chính thức vạch trần sự giả tạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Cô cho rằng đó là một mối quan hệ quyền lực một chiều, trong đó thân phận của người dân Trung Quốc là phải chấp nhận quan điểm mà chính quyền tạo ra, các loại quan điểm khác không được phép tồn tại. Cô bình luận rằng, đó thực chất là một kiểu đàn áp chính trị từ trên xuống dưới: "Bạn phải hát quốc ca do Đảng Cộng sản Trung Quốc chấp thuận, bài hát khác, dù có là nguyện ý chung của đa số dân chúng thì cũng không được chấp nhận".

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/trung-quoc-va-truyen-thong-noi-lao-nguoi-hong-kong-bieu-tinh-chong-my_12a233d52.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét