Chính quyền Trung Quốc phô trương tuyên truyền "Một vành đai, một con đường", nói là để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân các quốc gia dọc tuyến đường này, nhưng thực tế lại đi ngược với những tuyên truyền của Bắc Kinh. Trong những ngày cận kề quốc khánh Trung Quốc 1/10 này, nhiều quốc gia dọc tuyến "Một vành đai, một con đường" đã nổi lên chống lại Trung Quốc.
Biểu tình nổ ra ở hai quốc gia Trung Á
Vào thứ Bảy (21/9), ở Kazakhstan đã nổ ra các cuộc biểu tình tại thủ đô Nur Sultan và thành phố lớn nhất Almaty, nhiều người đã xuống đường, giơ cao khẩu hiệu "Đừng khuất phục trước sự bành trướng của Trung Quốc".
Theo báo cáo của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực năng lượng ở Kazakhstan để mua dầu và khí đốt tự nhiên. Nhưng các công ty Trung Quốc vừa sử dụng ít lao động địa phương vừa trả lương thấp.
Cuộc biểu tình của người dân Kazakhstan bắt đầu vào ngày 4/9, khi đó chỉ có khoảng 100 người tổ chức một cuộc mít tinh ở Zana Ozin, một thị trấn công nghiệp nhỏ ở Tây Kazakhstan, nhưng các cuộc biểu tình đã rất nhanh chóng được nhiều người hưởng ứng, nhanh chóng lan sang thủ đô Nur Sultan và thành phố lớn nhất Almaty. Họ phản đối việc Chính phủ cho xây dựng một nhà máy do Trung Quốc đầu tư.
Tại Kyrgyzstan, một quốc gia khác dọc tuyến "Một vành đai, một con đường", đã xảy ra một cuộc đụng độ giữa những người chăn gia súc địa phương và các công ty khai thác Trung Quốc vào tháng 8 năm nay. Theo báo cáo của BBC, trong vài tháng qua, người dân đã cáo buộc việc khai thác của các công ty Trung Quốc gây ô nhiễm môi trường địa phương. Các vụ nổ khai thác đã khiến người dân địa phương hoảng sợ, các chất độc thải ra từ khu khai thác đã khiến một lượng lớn vật nuôi bị chết.
Đây mới chỉ là một góc của tảng băng tai hoạ "Một vành đai, một con đường" xảy ra ở Kyrgyzstan. Trước đó, đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình của người Slovak chống lại Trung Quốc. Reuters đưa tin rằng sau sự cố của nhà máy điện Bishkek, sự bất mãn trong nước Kyrgyz đối với Trung quốc đã tăng lên. Công ty TBEA có trụ sở tại Tân Cương, Trung Quốc, gần đây đã giành được hợp đồng trị giá 400 triệu đô la để cải tạo nhà máy điện ở thủ đô Bishkek, nhưng nhà máy điện đã không thể hoạt động chỉ vài tháng sau khi dự án hoàn thành, khiến phần lớn dân thủ đô bị lạnh và mất điện vào đúng tháng Giêng, lúc thời tiết băng giá nhất.
Alexander Cooley, giám đốc Viện Harriman tại Đại học Columbia nói với BBC Trung Quốc, người dân Kyrgyzstan cho rằng tinh hoa của đất nước đang bị mài mòn bởi các quỹ tài chính của Trung Quốc và bởi "Một vành đai, một con đường".
Các quốc gia dọc tuyến tẩy chay "Một vành đai, một con đường"
Điều đáng chú ý là trong vài năm qua, nhiều quốc gia đã bắt đầu tẩy chay kế hoạch "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc. Một số phương tiện truyền thông nước ngoài cho biết, "Một vành đai, một con đường" đã khiến ít nhất 13 quốc gia dính líu từ châu Á, châu Phi đến châu Âu chìm sâu vào các khoản nợ nước ngoài và thậm chí có thể dẫn đến khủng hoảng.
Vào tháng 1 năm nay, quan chức Malaysia đã chính thức tuyên bố hủy Kế hoạch Đường sắt Bờ Đông trị giá 20 tỷ USD đã ký với Chính quyền Trung Quốc với lý do chi phí quá cao.
Vào tháng 11/2018, tân Tổng thống Maldives, ông Saleh đã tuyên thệ với bài phát biểu nhậm chức, cáo buộc việc làm ăn với Trung Quốc đã dẫn đến Kho bạc quốc gia bị "cướp sạch" và nước này rơi vào khủng hoảng nợ nần.
Vào tháng 9/2018, một cuộc biểu tình của 10.000 người ở Sri Lanka đã cáo buộc Chính phủ sai phạm trong việc cho Trung Quốc thuê cảng Herbantota trong 99 năm và yêu cầu Chính phủ phải từ chức.
Bộ phim "Vận mệnh cộng đồng" không có người xem, phòng vé ế ẩm
Trong tháng 9 này, Chính quyền Đại Lục đã rầm rộ tung ra bộ phim "Vận mệnh cộng đồng" với chủ đề "Một vành đai, một con đường". Nhà nước tuyên truyền rằng, bộ phim đã ghi lại hình ảnh cuộc sống, công việc và ước mơ của người dân ở các quốc gia dọc tuyến "Một vành đai, một con đường". Chính phủ tuyên bố "Vận mệnh cộng đồng" là "một liên minh khổng lồ băng qua núi và biển" và là "một chủ đề đáng được cả thế giới chú ý".
Tuy nhiên, dưới sự tung hô tuyên truyền của Chính quyền Đại Lục, phòng vé của "Vận mệnh cộng đồng" lại vô cùng thê thảm. 8 ngày sau khi bộ phim phát hành, tổng doanh thu phòng vé chỉ có 10,62 triệu nhân dân tệ. Sau đó do không có ai xem, hầu hết các rạp ở phía Bắc và phía Nam Quảng Châu, ở Thâm Quyến và các thành phố tuyến hai và ba ở Trung Quốc đã dừng chiếu.
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/chuyen-gia-vanh-dai-con-duong-se-that-bai-boi-su-vo-dao-duc-cua-chinh-quyen-trung-quoc_bf4dd5154.html"]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét