Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

Câu chuyện luân hồi kỳ lạ của những người tử vong trong khủng bố 11/9 và thế chiến II

Câu chuyện luân hồi kỳ lạ của những người tử vong trong khủng bố 11/9 và thế chiến II https://ift.tt/2oruzof

Bạn có tin có kiếp sau và những câu chuyện về luân hồi? Người ta sau khi chết đi có thiên đàng và địa ngục hay không? Phật gia tin rằng, chết không phải là hoàn toàn kết thúc giống như ngọn nến bị tắt. Vận mệnh của đời người được quyết định bởi đức và nghiệp tích tụ lại từ đời trước. Phước lành hay những điều không may mắn gặp lại ở kiếp này đều có nhân duyên từ chính kiếp trước gây ra.

Dưới đây là ba câu chuyện luân hồi sau vụ khủng bố 11/9 tại Hoa Kỳ và chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đọc xong những chuyện này, có lẽ bạn sẽ có cách nhìn khác về luân hồi, nhân quả. 

Câu chuyện luân hồi của nạn nhân trong vụ khủng bố tại Mỹ ngày 11/9

Năm 2014, trong chương trình thực tế tại Hoa Kỳ có tên gọi Ghost Inside My Child, người ta tìm gặp nhiều người lớn và trẻ nhỏ có thể nhớ được tiền kiếp của mình. Trong số đó có một cậu bé là nạn nhân của cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 tại Hoa Kỳ tên gọi Cade.

Cade sinh năm 2004, khi mới 1 tuổi rưỡi đã có thể nói chuyện trôi chảy với người lớn. Bà Molly Kurnat, mẹ cậu bé chia sẻ: "Khi còn nhỏ Cade là cậu bé rất ngoan. Bé có thể ngồi chơi một mình không quấy khóc và ngủ cũng rất ngon. Khi lên 3 tuổi, một lần sau khi tỉnh dậy, cậu thét lên một cách hoảng loạn: 'Rớt xuống rồi!', cậu còn nói về tượng nữ thần Tự Do và những lời nói về đôi chân bị gãy của mình".

Không những vậy, cậu còn có một nỗi sợ hãi đặc biệt với các loại máy bay. Thậm chí, chỉ nhìn thấy một chiếc máy bay trên bầu trời cũng khiến toàn thân cậu sợ hãi tới run lẩy bẩy. Cậu bé còn thường xuyên nói rằng, trước đây mình làm việc trong một tòa nhà cao tầng, từ văn phòng của cậu, có thể nhìn thấy tượng nữ thần Tự Do. Cậu nói với mẹ rằng mình có thể nhớ được cảm giác lúc bản thân bị rơi xuống dưới như thế nào. Trong các bức tranh của cậu thường xuất hiện hai tòa tháp, bên cạnh còn có một chiếc máy bay.

Ngày nọ, Cade nói với mẹ tên của cậu trước đây là gì và đó đúng là tên một nạn nhân tử vong trong cuộc khủng bố ngày 11/9. Qua những sự việc này, bà Molly đã đoán rằng kiếp trước Cade chính là một nạn nhân trong cuộc khủng bố đẫm máu năm 2001 tại Mỹ.

Trong chương trình, cậu bé 10 tuổi này còn có cơ hội gặp lại bạn bè kiếp trước còn sống của mình và hồi tưởng lại một vài điều xảy ra xung quanh sự kiện 11/9. Cậu nhớ lại, khi đó chiếc máy bay đâm vào một tòa tháp và bị mắc kẹt ở đó. Sau đó cậu bị rơi từ trên tòa nhà xuống nhưng vẫn chưa chết. Cuối cùng, cậu bị đống đổ nát gạch ngói chôn vùi nhưng không còn cảm giác được gì nữa, chỉ đoán rằng mình đã tử vong.

[caption id="attachment_1242634" align="alignnone" width="806"] Cậu bé Cade (ảnh: Youtube).[/caption]

Câu chuyện luân hồi của một phi công thời Đức Quốc xã trong Thế chiến II

Trong cuốn sách "Những trường hợp luân hồi chuyển sinh tại Châu Âu", Tiến sĩ Ian Steveson Đại học Virginia có ghi chép câu chuyện luân hồi của một phi công thời đảng quốc xã Nazi.

Carl Edon sinh ra ở Middlesbrough, Anh vào tháng 12 năm 1972. Khi lên 2 tuổi, cậu bé thường nói với mọi người: "Phi hành đoàn của cậu đã đâm vào cửa sổ". Càng lớn, những ký ức về tiền kiếp của cậu càng rõ ràng hơn và có thể bổ sung chi tiết hơn cho câu chuyện. Khi đang thực hiện nhiệm vụ ném bom nước Anh, sau một lần tấn công, cậu đã mất đi chân phải.

Khi lớn dần lên và bắt đầu biết vẽ, cậu bé thường vẽ những biểu tượng của phát xít Đức như Chữ Vạn (卍) và huy hiệu chim ưng. Không những vậy cậu còn biết cách thực hiện các nghi lễ của quân đội Đức Quốc xã. Từ những mô tả của cậu, không khó để kết luận rằng kiếp trước Carl rất có thể là một phi công Đức trong chiến tranh thế giới thứ II.

Carl nói với bố mẹ mình, kiếp trước cậu tên là Robert, cha cậu tên Fritz, cậu còn có một người anh tên Peter. Cậu hy sinh năm 23 tuổi và khi đó đã có một vị hôn thê rất xinh đẹp, thướt tha ở tuổi 19.

Có lẽ do những vết tích di lưu lại từ tiền kiếp, cậu khác với mọi người trong gia đình. Carl không thích cà phê hay trà, mà đặc biệt thích xúc xích và súp nóng (đây là món ăn phổ biến của người Đức). Không những vậy cậu cảm thấy bản thân có tình yêu đặc biệt với nước Đức. Ngoài ra, cậu còn hy vọng có thể tới đó du lịch và định cư sinh sống. Một lần, khi nhà trường tổ chức diễn kịch, cậu bé khăng khăng chỉ muốn đóng vai một người Đức. 

Khi xem các chương trình về nước Đức trên TV, cậu thường bình luận về trang phục của các nam diễn viên và cảm thấy rất quen thuộc, gần gũi. Ngày nọ, khi xem một bộ phim tài liệu về vụ thảm sát người Do Thái, trên màn hình xuất hiện một chỗ giống như trại tập trung. Cha mẹ cậu cảm thấy giống như trại tập trung của Auschwitz, nhưng không chắc chắn. Cậu lập tức nói rằng, trại tập trung đó ở gần căn cứ không quân. Năm 16 tuổi, cậu rời trường học và làm việc trong ngành đường sắt Anh, sau đó sống với một phụ nữ và có một đứa con. Vào tháng 8 năm 1995, cậu chết vì bị mưu sát. 

[caption id="attachment_1242635" align="alignnone" width="803"] Carl Edon trên trang báo The Weekly World News.[/caption]

Câu chuyện luân hồi của phi công Hoa Kỳ trong Thế chiến II

Trường hợp hiếm hoi của cậu bé người Mỹ này đã làm tốn biết bao giấy mực của các học giả và giới truyền thông. Thông thường, những gia đình phương Tây sẽ không tin vào câu chuyện loại này mà sẽ ngay lập tức đưa người thân đến gặp các bác sĩ tư vấn. Trong câu chuyện của James Leininger, rất nhiều yếu tố kỳ quặc phát sinh nhưng chẳng một ai, kể cả các chuyên gia có thể tìm ra một điểm dối trá nào trong đó.

Năm đó, khi James Leininger vẫn chưa tròn 2 tuổi, những cơn ác mộng tồi tệ đã bắt đầu xảy ra. Những tiếng thét của James khiến bố mẹ cậu cực kỳ hoảng sợ. Khi họ đến bên cạnh thì đều sẽ thấy cảnh James đang đá chân, đấm tay vào không khí – như thể đang cố gắng trốn thoát khỏi một cái hộp tưởng tượng. Thậm chí cậu bé còn hét lên những từ ngữ mà bố mẹ không thể hiểu được.

Đôi lúc, người mẹ còn nghe thấy từ miệng con trai mình những câu nói kì lạ: “Máy bay rơi. Cháy rồi! Người đàn ông trẻ không thể trốn thoát!”. 

James vẫn thường chơi máy bay đồ chơi nhưng chưa bao giờ mơ thấy chúng bị rơi hay cháy nổ. Cậu bé còn chưa bao giờ xem những bộ phim chiến tranh trên TV hay ở rạp chiếu bóng. Những điều bất thường này khiến bố mẹ cậu hết sức bối rối. Những cơn ác mộng có vẻ như bắt đầu từ sau khi James được bố đưa tới một bảo tàng máy bay ở Dallas, nơi trưng bày những chiếc máy bay thời chiến, khi ấy cậu bé mới 18 tháng tuổi. Nhưng tại sao?

Niềm đam mê với máy bay lớn dần, cũng là lúc những cơn ác mộng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bố mẹ James đã mua cho cậu bé rất nhiều loại máy bay, đủ kiểu dáng, kích cỡ khác nhau với hy vọng con mình chơi nhiều sẽ… nhanh chán.

Khi chuyển nhà từ Richardson (Texas) tới Lafayette vào tháng 2/2000, Bruce đã dẫn James tới Bảo tàng Máy bay Cavanaugh tại Addison (Texas). Cậu con trai ông như bị thôi miên bởi những chiếc máy bay tại Viện bảo tàng ấy. Chú bé cứ thơ thẩn quanh quẩn khu vực Thế chiến II của Bảo tàng. Khi ông cố gắng đưa James trở về nhà sau gần 3 tiếng ở đó, James gào khóc. Để thỏa mãn sự tò mò và vỗ về cậu, Bruce đã mua cho cậu một băng video trình diễn máy bay Thiên thần Xanh Hải quân (Navy Blue Angels) tại Bảo tàng. James đã xem nó nhiều đến nỗi cuộn băng gần như nát cả ra.

Họ để ý rằng, khi đến gần chiếc máy bay đồ chơi có chỗ ngồi, cậu bé thường đi một vòng xung quanh để kiểm tra trước khi ngồi vào bên trong – giống như một phi công thực thụ. Một lần, mẹ cậu bé đưa cho con trai chiếc máy bay ở dưới bụng có một thứ giống như là trái bom. Khi bà chỉ cho cậu bé xem thì ngay lập tức James đã "chỉnh" mẹ và nói đó là “drop tank” – thùng chứa xăng phụ, có thể thả rơi khi cần thiết.

Bà Andrea Leininger, mẹ của James Leininger cho biết: “Tôi chưa bao giờ nghe nói đến “drop tank”… Tôi chẳng biết nó là thứ gì cả”. 

Khi James được hơn 3 tuổi, bố mẹ đã quyết định đưa cậu bé đến gặp một bác sĩ chuyên trị liệu các vấn đề gặp phải ở trẻ em. Gần như ngay lập tức, những cơn ác mộng đã giảm thiểu rõ rệt. James được khuyến khích kể lai những điều mà cậu bé nhớ được ngay trước giờ đi ngủ, khi được thư giãn và buồn ngủ. Chính từ lúc đó, những câu chuyện gây ngạc nhiên của cậu bé bắt đầu được tiết lộ.

Trong số tất cả những điều mà James kể lại với bố mẹ mình thì cậu bé có nói mình là một phi công và đã từng lái chiếc máy bay Corsair (một loại máy bay tiêm kích). Theo lời kể của James: “Bánh xe loại máy bay này rất hay bị xẹp”. Cậu bé còn nhắc đến chuyện từng bị chỉ định chuyển lên con tàu có tên là “Natoma” và sau đó đã bị bắn rơi bởi quân Nhật Bản trong trận chiến ở Iwo Jima! James thậm chí còn nhắc đến một người bạn trong quân ngũ tên là Jack Larson.

[caption id="attachment_1242638" align="alignnone" width="802"] James M.Huston Jr (trái) và cậu bé James Leininger (ảnh: Lionsroar).[/caption]

Tất cả những chuyện này quá sức khó hiểu với bố mẹ James, nên họ đã quyết định tìm hiểu xem liệu có cơ sở thực tế nào không. Gần như ngay lập tức, bố của James, ông Bruce đã phát hiện ra, Corsair chính xác là một loại máy bay được sử dụng trên biển Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ II và rằng nó thực sự đã từng bị nổ lốp nếu hạ cánh khó khăn. Sau đó, ông còn tìm thấy ghi chép về một tàu chở máy bay loại nhỏ hoạt động trong trận chiến ở Iwo Jima có tên là “Vịnh Natoma”. Nhưng điều đáng chú ý nhất ở đây là thực sự có một phi công tên là Jack Larson đã từng phục vụ trên vịnh Natoma. Và thực ra thì Larson vẫn còn sống ở gần Arkansas.

Trong khoảng thời gian này, James bắt đầu vẽ tranh về chiếc máy bay của mình khi nó bị bắn rơi. Sự thật là việc này dường như đã giúp cậu bé thoát khỏi những cơn ác mộng khủng khiếp.

Bruce nhanh chóng liên lạc với Jack Larson và được biết rằng người phi công duy nhất bị bắn rơi trong phi hành đoàn vịnh Natoma có tên là James M.Huston Jr., bị bắn trực diện và rơi xuống như một quả cầu lửa. Bruce cho biết đó là lúc ông tin rằng con trai mình thực sự có “kiếp trước” và đó không ai khác, chính là James M. Huston Jr.

Gia đình Leiningers đã viết một bức thư cho chị gái của Huston, Anne Barron, về cậu con trai bé nhỏ của họ. Và bây giờ thì bà Anne cũng đã tin vào câu chuyện này. Có tổng cộng hơn 50 mẩu kí ức khác nhau đã được xác thực.

Điểm chung của ba câu chuyện luân hồi

1. Đều có khả năng nhớ được tiền kiếp của mình khi tuổi còn rất nhỏ. Nguyên nhân vì khi đó bản tính tiên thiên của họ chưa bị những điều của thế gian che lấp. Họ có thể nhận biết được tiền kiếp, thậm chí là các không gian khác.

2. Những mô tả về tiền kiếp đều rất sống động, những đặc điểm của kiếp trước vẫn còn đọng lại trong ký ức của kiếp này. Do đó một số liên hệ giữa kiếp trước và cuộc sống của hiện tại không phải là điều gì ảo tưởng.

3. Tiền kiếp thực sự có tồn tại và một lần nữa chứng minh được rằng luân hồi chuyển sinh không phải là giả, là hư vô không tồn tại. Nếu luân hồi là có thật, vậy thiên đàng, địa ngục, Thần, Phật, Đạo, thần tiên, không gian khác... đều không phải là ảo tưởng, hư vô, mê tín. Nếu những điều này thực sự tồn tại, những người thế gian nên thanh tỉnh rõ ràng kiếp này nên sống như thế nào để "trên không thẹn với trời, dưới không thẹn với người" bởi thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.

Kiên Định
Theo aboluowang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét