Sau khi gặp bạn học cũ từ Mỹ trở về, người đàn ông Trung Quốc tỏ ra rất không vui. Tuy nhiên, khi nghe bạn kể lại chuyện cũ, cuối cùng anh đã hiểu được rằng giáo dục trên bàn ăn của cha mẹ Mỹ chính là phao cứu mạng cho con cái của họ.
Dưới đây là toàn bộ câu chuyện tự thuật:
Niềm vui lớn nhất của tôi trong năm nay chính là được gặp lại bạn học cũ từ Mỹ về nước vào dịp Tết Nguyên Đán. Tôi rất vui được gặp gia đình họ. Kỳ thực, không có lời nào có thể diễn tả nổi niềm vui của tôi lúc đó. Anh bạn tôi tên là Hoàng, ngày anh trở về, tôi có mời gia đình anh đến nhà hàng ăn cơm nói chuyện. Sau bao năm không gặp, hai người nói chuyện vô cùng hưng phấn nhưng đến khi thanh toán, một sự việc diễn ra khiến tôi có chút khó chịu.
Là chủ nhân mời khách, lẽ ra mọi chi phí sẽ là tôi chịu trách nhiệm trả. Tuy nhiên, anh Hoàng không đồng ý và yêu cầu nhân viên phục vụ chia tiền để anh trả phần của mình.
Trên đường về, anh hỏi tôi: "Lúc nãy tôi đã hơi thất lễ, bạn có cảm thấy ái ngại không?".
Tôi nói: "Có một chút nhưng tôi hiểu được hành động này chính là một nét văn hóa Mỹ."
Anh Hoàng mỉm cười nói: "Thực tế, đây không chỉ là văn hóa Mỹ mà còn là phong cách của gia đình chúng tôi. Dù là người lớn hay trẻ em, họ đều phải tự trả tiền ăn của mình".
Tôi nói: "Làm vậy có quá nghiêm khắc với trẻ em không?".
Anh Hoàng trả lời: "Nghiêm khắc không phải là yêu thương sao? Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện".
Trong lần tham gia trại hè ở trường trung học Mỹ, một đứa trẻ Mỹ và một đứa trẻ Trung Quốc đã vô tình bị lạc vì chúng quá hứng thú với các viên đá. Hơn nữa, lúc đó trời nhá nhem tối, họ không còn nhìn thấy đường nên đã bị trượt ngã xuống núi và bị thương ở chân.
[caption id="attachment_1241822" align="alignnone" width="402"] Ảnh: Adobe Stock.[/caption]
Trời ngày càng tối hơn, trong trường hợp không có đèn báo, không có thức ăn và sự giúp đỡ, họ phải tự dựa vào chính mình để sống sót. Bởi vì hai đứa trẻ này có thể bị đóng băng đến chết bất cứ lúc nào khi màn đêm buông xuống.
Đứa trẻ Mỹ nói với cậu bé Trung Quốc: "Chúng ta chỉ có thể dựa vào chính mình".
Đứa trẻ Trung Quốc nói: "Chúng ta có thể làm gì bây giờ?".
Đứa trẻ Mỹ nói: "Chúng ta leo trở lại".
Đứa trẻ Trung Quốc nói: "Vách núi sâu như vậy, làm sao chúng ta có thể leo trở về chứ? Hơn nữa tớ không nhớ đường".
Lúc này đứa trẻ người Trung Quốc đã khóc vì không biết phải làm gì.
Đứa trẻ người Mỹ nói: "Tớ nhớ đường, đợi tớ lên được rồi sẽ tìm người đến cứu bạn".
Nghe thấy vậy, đứa trẻ Trung Quốc đã không khóc nữa.
Đứa trẻ Mỹ đã dựa vào đôi tay và đôi chân của mình để leo lên. Lúc cảm thấy sức lực đã cạn, cậu bình tĩnh lại hít một hơi thật sâu rồi quyết định tiếp tục leo. Tuy nhiên, chân cậu không thể nhấc nổi nữa vì không còn sức, lúc leo qua những mỏm đá sắc nhọn, cậu đã để lại những vết máu đỏ tươi. Ngay khi cậu chuẩn bị leo qua mỏm đá cuối cùng để thoát ra khỏi vực thì hòn đá dưới chân bật ra khiến cậu lại rơi xuống trở lại một lần nữa.
Lúc này, cậu nằm ngửa trên tảng đá, miệng thở hổn hển và trong lòng cảm thấy tuyệt vọng. Bởi vì cậu không còn chút sức lực nào nữa. Bóng tối, đói khát, sợ hãi và kiệt sức dường như muốn nuốt chửng cậu. Cậu bé nhìn bầu trời rộng lớn và vách đá cao vời vợi rồi bật khóc.
Lúc này, đứa trẻ Trung Quốc nghe thấy tiếng khóc của đứa trẻ Mỹ.
Đứa trẻ Trung Quốc nói: "Cậu thế nào rồi?".
Đứa trẻ Mỹ nói: "Tớ lại rớt xuống lần nữa".
Đứa trẻ Trung Quốc nói: "Vậy thì... chúng ta sẽ chết ở đây phải không?".
Lúc này, đứa trẻ Mỹ ngưng khóc và nói: "Tuyệt đối không! Tớ phải leo lên một lần nữa. Bạn đợi tớ ở đây một chút nữa nhé!".
Lau khô nước mắt, cậu bé Mỹ lại dựa vào sức mình quyết leo lên lần nữa. Cậu lấy tay lật những hòn đá đang đè lên người ra và bắt đầu leo trở lại. Lần này, mỗi bước leo lên, cậu đều kiểm tra xem mỏm đá có bám chắc chắn không. Bằng cách lặp đi lặp lại bước thử nghiệm thăm dò, cuối cùng cậu đã leo lên đến đỉnh.
Tuy nhiên, từ chỗ núi đá đến đường quốc lộ còn cách một quãng đường xa, muốn ra đến ngoài thì cần phải dùng đôi chân để đi nhưng chân cậu bị trầy xước khắp nơi và không thể đi lại như bình thường. Không còn cách nào khác, cậu nhắm mắt một cái rồi nằm xuống mặt đất và bò đi.
[caption id="attachment_1242187" align="alignnone" width="736"] Ảnh minh hoạ: cyranowriter.[/caption]
Ngay khi đến đường quốc lộ thì có một chiếc xe dừng lại trước mặt cậu. Người lái xe vội bước xuống, hỏi thăm tình hình và giúp cậu liên lạc với giáo viên. Lúc này, giáo viên của hai đứa trẻ cũng đang vội quay xe trở lại tìm nên cách đó không xa. Đội tham gia trại hè được chia làm hai, nhóm một chịu trách nhiệm đưa cậu bé Mỹ đến bệnh viện gần nhất, nhóm còn lại đến vách núi tìm kiếm đứa trẻ Trung Quốc.
Lúc đó, cậu bé Mỹ trở thành anh hùng còn đưa trẻ Trung Quốc đã ở trong tình trạng thoi thóp.
***
Vừa nghe câu chuyện của anh Hoàng, tôi nhìn anh qua gương chiếu hậu và thấy những giọt nước mắt. Anh Hoàng nói tiếp: "Thật ra thì, đứa trẻ Trung Quốc trong câu chuyện chính là tôi".
Tôi thấy anh Hoàng nói đến đây liền sờ đầu cậu con trai và nói: "Lớn lên con sẽ hiểu".
Anh Hoàng hỏi tôi lần nữa: "Bạn có biết tại sao đứa trẻ Mỹ nhỏ bé như vậy nhưng lại có khát khao sinh tồn lớn như thế không?".
Tôi quay lại và nói: "Vì chúng có lòng can đảm".
Anh Hoàng chia sẻ: "Ngoài sự can đảm ra, tôi còn thấy một điều, từ nhỏ đến lớn, trẻ em Mỹ đều được cha mẹ dạy cho một đạo lý trên bàn ăn: 'Mọi thứ đều cần phải tự mình trả tiền'. Bởi vì cha mẹ và bạn bè, thầy cô chỉ có thể giúp bạn trong một đoạn thời gian chứ không thể đi theo cả đời. Họ không thể ở bên bạn mọi lúc. Do đó bạn cần phải ý thức được rằng: 'Chỉ có thể dựa vào chính mình'".
Tôi cảm thấy rằng, những phân tích của anh Hoàng thật có lý. Chính nhờ sự độc lập này, trẻ em Mỹ biết rằng khi gặp nguy hiểm đến tính mạng thì hoảng loạn không có ích lợi gì. Chỉ có thể dựa vào sức lực của chính mình mới có thể mong được sống sót.
Cha mẹ Mỹ thường dạy con trên bàn ăn một câu: "Mọi thứ đều phải tự mình trả tiền". Câu nói có vẻ đơn giản nhưng trong vô thức nó lại hình thành nên tính độc lập mạnh mẽ của trẻ em Mỹ. Đây cũng chính là chiếc "phao cứu mạng" mà cha mẹ Mỹ trang bị cho những đứa con của mình.
San San
Theo SecretChina
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/trong-cuoc-doi-dieu-gi-moi-la-tran-quy-nhat_4f7ddec95.html"]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét