Một người bình thường khi bị bệnh có thể tìm đến bác sĩ, nhưng khi các bác sĩ bị bệnh họ tìm đến ai? Cũng giống như bao người, đối điện với những áp lực triền miên, các bác sĩ cũng mệt mỏi. Và cách họ giải quyết vấn đề chính là học cách gây dựng hạnh phúc mỗi ngày.
Hội thảo về vấn đề các bác sĩ bị kiệt sức ngày càng gia tăng. Không ai có thể giúp đỡ, nhưng nhiều người cảm thấy chán nản về hàng loạt vấn đề mà các bác sĩ đang phải đối mặt trong ngành y. Nhiều cuộc hội thảo vẫn đang tiếp tục thảo luận về vấn đề làm sao để giảm kiệt sức. Đây cũng là một điều đáng buồn.
"Hãy tận hưởng một kỳ nghỉ", "Đừng làm thêm việc ở nhà", "Luyện tập thể dục nhiều hơn"... Đây dường như là những ý tưởng tuyệt vời, nhưng nếu chìa khóa để giải quyết vấn đề này đều là trốn tránh, vậy câu hỏi đặt ra là đã biết rằng nghề y rất mệt nhưng tại sao bác sĩ lại lựa chọn nó? Thật trớ trêu là vào cuối mỗi buổi hội nghị, bất kỳ giải pháp ngăn cản mệt mỏi nào cũng lụi tàn, dường như mệt mỏi là điều không thể tránh khỏi.
Trong bài viết "Tái khám phá hạnh phúc của nghề y: Nghĩ BIG" đăng trên tạp chí Dermatology, bác sĩ Jessica A Kaffenberger đã có những chia sẻ về suy nghĩ về của bản thân mình mà dưới đây là những ý chính.
Có tới 80% bác sĩ đang kiệt sức. Thậm chí ngay cả các bác sĩ da liễu cũng vậy. So sánh tỷ lệ tình trạng mệt mỏi của các bác sĩ năm 2010 và 2014 cho thấy tình trạng các bác sĩ da liễu bị mệt mỏi hiện đang tăng nhanh nhất ngành y. Nhận thức được những vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt giúp chúng ta nhận ra chúng ta đang đi sai đường. Có lẽ đã đến lúc phải tập trung vào những điều đúng đắn. Nếu đã có lúc muốn bỏ cuộc, hãy nhớ rằng vì sao bạn đã bắt đầu. Nghề y đem lại cho người bác sĩ niềm vui và sự hài lòng. Vậy nên, để mệt mỏi rời xa, điều chúng ta cần làm là: Xây dựng hạnh phúc.
Nhà nghiên cứu hạnh phúc Barbara Fredickson viết: “Không giống như những cảm xúc tiêu cực khiến ý tưởng của mỗi người bị thu hẹp lại, những cảm xúc tích cực mở rộng tâm trí về những hành động tích cực, biểu cảm tích cực hơn. Tích cực giúp mọi người cảm thấy tốt hơn, là chìa khóa giải thoát chúng ta khỏi những khó khăn đang gặp phải".
Để xây dựng hạnh phúc và tích cực, điều chúng ta cần làm là thay đổi hành động chứ không phải tìm cách giải quyết tình huống. Nghiên cứu chỉ ra rằng, 50% hạnh phúc là do di truyền, 10% do hoàn cảnh, 40% đến từ chính hành động của chính chúng ta.
Bình thường chúng ta thường chọn cách thay đổi hoàn cảnh của mình để tìm đến hạnh phúc. Như một công việc mới, một chức danh mới, mức lương cao hơn... điều đó có thể đem đến những hạnh phúc nhất thời. Nhưng khi chúng ta đã sở hữu nó rồi, tất cả lại quay trở lại vị trí ban đầu. Điều này có thể được gọi là sự thích nghi của hưởng lạc. Đôi lúc sự thích nghi này rất cần thiết trong những tình huống khủng khiếp đột nhiên xảy ra, nhưng nó cũng khiến người ta khó tìm thấy hạnh phúc hơn. Vậy nên, chuyên tâm thay đổi suy nghĩ tích cực sẽ có tác động đến hạnh phúc của mỗi người hữu hiệu hơn.
[caption id="attachment_1242022" align="alignnone" width="640"] Ảnh: Americasmed.[/caption]
Có một vài cách tiếp cận khiến chúng ta giảm mệt mỏi. Và nó xoay quanh BIG - 3 điều quan trọng (B-bonds- bắt đầu gắn kết, I-impact-ảnh hưởng tác động, G-gratitude-biết ơn, biết đủ, biết cảm kích).
Bonds: Kết nối với người thân, nhân viên, đồng nghiệp, đối tác... Cũng giống như thức ăn, nước và nơi ở. Sự gắn kết là một nhu cầu cơ bản và cần thiết đối với cuộc sống con người. Những mối quan hệ tốt đẹp sẽ giúp sức khỏe tốt hơn và tuổi thọ cao hơn. Hãy dành thời gian hỏi thăm đồng nghiệp, bắt đầu một ngày mới bằng cuộc trò chuyện, tìm một chủ đề cùng tâm sự với bệnh nhân. Những người xung quanh sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chắc mỗi khi bạn cảm thấy gục ngã.
Ngày nay, phương tiện truyền thông và email thường là chất xúc tác trong các mối quan hệ. Bên cạnh một số nhược điểm, những phương tiện này cũng có những lợi ích riêng, vì chúng có thể giúp xây dựng và duy trì các mối quan hệ. Nhiều bác sĩ thiết lập mối quan hệ với đồng nghiệp của mình thông qua email và điện thoại. Ngoài ra, một số nhóm Facebook đóng vai trò là diễn đàn thảo luận những vấn đề khó khăn trong công việc.
[caption id="attachment_1242029" align="alignnone" width="640"] Ảnh: Jacob Lund Photography.[/caption]
Tuy nhiên, điều quan trọng chúng ta cần nhớ là mặc dù phương tiện điện tử có thể gây dựng các mối quan hệ nhưng nó không thể thay thế những mối quan hệ trực diện trong cuộc sống hàng ngày, vì đó mới là điều cốt yếu của hạnh phúc.
Impact: Ảnh hưởng tác động của chúng ta đến bệnh nhân và cộng đồng. Là một bác sĩ, rất dễ để bạn nắm bắt cơ hội này. Giúp đỡ người khác, khiến họ cảm thấy hạnh phúc hơn. Thật ý nghĩa khi dành thời gian chữa lành những vết thương của bệnh nhân và những người mà bạn gặp qua trong cuộc đời. Quan tâm, giúp đỡ và nâng cao kiến thức cho đồng nghiệp hoặc thực tập sinh. Mỗi bác sĩ nên chú ý đến những ảnh hưởng của cá nhân mình đối với cộng đồng với vai trò là một người chữa trị và lãnh đạo.
Cuối cùng, Gratitude - lòng biết ơn: là yếu tố căn bản của bất kỳ hạnh phúc nào. Mỗi cá nhân nếu biết cảm ơn sẽ cảm thấy áp lực giảm xuống, tự tin hơn, giấc ngủ tốt hơn và đem đến nhiều kết quả tích cực khác. Biết ơn giúp người ta biết “đủ” và không mong muốn những điều quá mức cho phép. Chúng ta nên bày tỏ lòng biết ơn với tất cả mọi người bằng lời khen ngợi chân thành hay viết thư cảm ơn. Tuy nhiên, ngay cả những sự cảm ơn riêng tư, chúng ta cũng có thể xem xét vào mỗi cuối ngày để có thể góp phần thúc đẩy hạnh phúc lâu dài.
Mỗi người bác sĩ được ban cho đặc quyền to lớn tác động và giúp đỡ mọi người. Tuy nhiên, để làm được điều đó, trước hết họ cần học cách giúp đỡ chính mình bằng cách khơi dậy niềm đam mê và chữa lành những vết thương trong lòng. Vì vậy, để gây dựng hạnh phúc, điều đầu tiên là cần nghĩ BIG: Đó là gắn kết, là tác động, là biết ơn. Đây chính là cứu cánh giúp bạn thoát khỏi mệt mỏi và kiệt sức.
Hồng Tâm
Theo Jessica A Kaffenberger
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/trai-nghiem-can-tu-va-su-hoi-sinh-ky-dieu-cua-vi-bac-si-tien-si-truong-khoa-tim-mach-benh-vien-cho-ray_b0155e8ca.html"]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét