Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

3 bé phải uống thuốc phơi nhiễm HIV do bị thanh niên nghi ngáo đá tấn công

3 bé phải uống thuốc phơi nhiễm HIV do bị thanh niên nghi ngáo đá tấn công https://ift.tt/2P1d47X

Bệnh viện Nhi đồng 1 vừa tiếp nhận cùng lúc 3 bệnh nhi bị kẻ xấu hành hung nghi do ngáo đá, tâm thần không bình thường.

Báo Công Lý cho biết, vào khoảng 8h sáng ngày 1/12, Khoa cấp cứu tiếp nhận bé Đ.T.Q. 11 tuổi (ngụ phường 13, quận 6) được chuyển từ Bệnh viện quận 6 trong tình trạng có vết thương hở ở vùng má và thái dương.

Tiếp đến, bệnh viện cũng tiếp nhận 2 trẻ khác, một bé 4 tuổi bị chém vào trán, còn bé 6 tuổi bị thương ở ngón tay. 

[caption id="attachment_1291186" align="alignnone" width="660"] Giấy chuyển viện của bé Q. từ Bệnh viện Quận 6, bị nặng nhất trong 3 bé (ảnh: Zing).[/caption]

Trên báo VnExpress, gia đình nạn nhân cho biết, khi các bé đang chơi ở khu vực gần nhà thì bị một thanh niên lạ mặt, nghi ngáo đá cầm dao tấn công.

Công an phường 13, quận 6 (TP. HCM) cũng xác nhận, có sự việc 3 cháu bé trên địa bàn bị một đối tượng nghi sử dụng ma tuý tấn công.

Vì vậy, sau khi xử trí vết thương, các bác sĩ cho bệnh nhi làm xét nghiệm HIV và uống thuốc ARV điều trị phơi nhiễm. Hiện cả 3 cháu được cho về nhà theo dõi.

Thế nào là phơi nhiễm?

Theo định nghĩa của Bộ Y tế thì phơi nhiễm HIV là một thuật ngữ được dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu và mô hay các dịch cơ thể của người khác dẫn tới nguy cơ lây nhiễm HIV.

Các trường hợp được gọi là phơi nhiễm HIV:

- Khi làm các thủ thuật y tế như tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm bị kim đâm vào.

- Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc hay đâm vào gây ra chảy máu.

- Bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hay chất dịch của bệnh nhân bị vỡ đâm vào.

- Máu hoặc dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc: Mắt, mũi, họng.

- Bị người khác dùng bơm kim tiêm đã qua sử dụng có máu và có chứa virus HIV đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ như công an, bác sĩ,... cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm,...

- Khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao su phòng ngừa.

Trên thực tế, không phải trường hợp nào những người bị phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc sẽ bị nhiễm HIV. Điều này sẽ phụ thuộc vào từng hành vi cụ thể và mức độ nguy cơ của hành vi đó. Khi gặp trường hợp rủi ro, việc xử trí sau phơi nhiễm là rất quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt, giúp cho bạn và người thân hạn chế được nguy cơ lây nhiễm HIV.

Bộ Y tế khuyến cáo điều trị sau phơi nhiễm với HIV bằng thuốc ARV càng sớm càng tốt. Tốt nhất trong vòng 6 giờ đầu và không quá 72 giờ sau phơi nhiễm, uống liên tục trong 4 tuần.

Video xem thêm: Đàn Vẹt nghiện thuốc, điên cuồng tấn công các nông trại anh túc ở Ấn Độ

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/dan-vet-nghien-thuoc-dien-cuong-tan-cong-cac-nong-trai-anh-tuc-o-an-do_0961d6d36.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét