Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

Bãi cọc Bạch Đằng được lấp đất để bảo quản

Bãi cọc Bạch Đằng được lấp đất để bảo quản https://ift.tt/35X0jlP

Hàng chục cọc gỗ Bạch Đằng mới phát hiện tại Hải Phòng có niên đại gần nghìn năm tuổi sẽ được bảo quản tại chỗ bằng cách che phủ đất, tưới nước hàng ngày tạo độ ẩm.

Ngày 25/12, trao đổi với Zing, ông Đỗ Xuân Trung, Phó giám đốc Bảo tàng TP. Hải Phòng cho biết 27 chiếc cọc gỗ có khả năng liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 ở cánh đồng Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên) đang được bảo quản tại chỗ.

“Những chiếc cọc này được che phủ, lấp đất đầu cọc. Hàng ngày, cơ quan chức năng có bao bạt, phân người trực để tưới nước tăng độ ẩm, tránh hư hỏng”, ông Trung nói.

[caption id="attachment_1309723" align="alignnone" width="660"] Cơ quan chức năng lập hàng rào và cắm biển cấm người dân xuống khu vực hố khai quật (ảnh: Nguyễn Dương).[/caption]

Như Lao Động đưa tin trước đó, sáng 21/12, tại Hội nghị báo cáo kết quả khai quật di tích bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng, TS Trần Đình Thành – Phó Cục trưởng cục di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa thể thao và du lịch) cho rằng việc phát hiện được bãi cọc có ý nghĩa rất quan trọng.

“Dưới góc độ là cơ quan quản lý nhà nước, chúng tôi thấy lần đầu tiên việc phát hiện khảo cổ học được tổ chức nhanh chóng như vậy. Về cơ bản, chúng tôi thống nhất với các ý kiến của các nhà khoa học, bãi cọc này gắn với trận chiến Bạch Đằng là khá rõ ràng”, ông Thành nói.

Theo ông Thành, từ một số bài học tại các địa phương khác, việc tìm được và sau đó bảo tồn các hiện vật lịch sử là rất khó khăn. Hải Phòng cần phải có biện pháp ngay khi chưa phát huy được di tích, thì cần phải lấp đất lên các cọc gỗ này để bảo quản, tránh việc mưa nắng làm hỏng, hoặc biến dạng các cọc gỗ được tìm thấy.

Còn theo TS Đoàn Trường Sơn, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP. Hải Phòng, những chiếc cọc gỗ này nếu mang lên bờ sẽ mục rất nhanh vì chúng tồn tại được gần nghìn năm do được bảo quản trong môi trường đất hoặc nước. Đây là các cọc gỗ tứ thiết lim, sến, táu (tốt và rắn nhất).

Bãi cọc Cao Quỳ có thể là một trận địa có niên đại khoảng cuối thế kỷ XIII, nhiều khả năng liên quan đến chiến dịch Bạch Đằng Giang năm 1288 của quân dân nhà Trần.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét