Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

Hà Nội dự kiến kè bờ Hồ Gươm bằng các khối bê tông đúc sẵn

Hà Nội dự kiến kè bờ Hồ Gươm bằng các khối bê tông đúc sẵn https://ift.tt/2rOayKm

TP. Hà Nội đang xin ý kiến của các chuyên gia về việc kè toàn bộ bờ Hồ Gươm bằng bê tông đúc sẵn, dự kiến sẽ khởi công vào giữa tháng 12 tới.

Ngày 3/12, trên báo VnExpress, ông Phạm Tuấn Long, Phó chủ tịch quận Hoàn Kiếm cho hay, phương pháp kè bờ Hồ Gươm bằng bê tông đúc sẵn có ưu điểm thi công nhanh gọn, độ bền cao, ít tác động đến cảnh quan môi trường và hoạt động văn hóa ở khu vực.

Ông Long nói: "Chúng tôi đang chỉnh sửa thiết kế thẩm mỹ khối bê tông để kè mềm mại, hợp khung cảnh hơn theo góp ý ban đầu của một số chuyên gia".

Dự kiến việc kè Hồ Gươm bằng bê tông đúc sẵn sẽ khởi công vào giữa tháng 12; thời gian thi công từ 22h đến 5h các ngày trong tuần và kéo dài khoảng 40 đến 60 ngày. "Việc thi công không làm thay đổi mực nước Hồ Gươm", ông Long cho hay.

Báo Người Đưa Tin cho biết, theo khảo sát của đơn vị tư vấn, toàn bộ kè hồ Hoàn Kiếm dài khoảng 1.600 m, trong đó có khoảng 600 m đã hư hỏng.

Tháng 11/2019 đã triển khai thí điểm thực tế một đoạn 5 m tại hồ Trúc Bạch, quận Ba Đình. Mỗi cấu kiện dài 1 m, chiều cao 2,5 m, nặng 2,5 tấn.

[caption id="attachment_1292444" align="alignnone" width="600"] Đầu tháng 8, quận Hoàn Kiếm lắp đặt hơn 200 m hàng rào, đặt biển cảnh báo nguy hiểm tại bờ kè, đường đi dạo quanh Hồ Gươm bị lún sụt (ảnh: Giáo Dục Thời Đại).[/caption]

Theo đơn vị này, chất liệu bằng bê tông cốt sợi, không có ion, không ăn mòn, có thể trường tồn trong môi trường, yên tâm sử dụng lâu dài và đây là công nghệ hoàn toàn của Việt Nam.

Tuy nhiên kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện cho rằng, việc thay thế bờ kè Hồ Gươm bằng bê tông đúc sẵn sẽ làm thu hẹp diện tích của hồ vì tấm bê tông có tải trọng rất nặng và dày, làm ảnh hưởng cảnh quan xưa nay vốn có của hồ, làm mất đi giá trị của hồ.

Ông Luyện nói: “Mặc dù đề án này đã có từ lâu tuy nhiên vẫn chưa được thực thi, chúng ta nên tính toán kĩ lưỡng để chọn phương án phù hợp, tự nhiên nhất với Hồ Gươm. Theo tôi thì vẫn nên để hồ tự nhiên như hiện tại chỉ sửa chữa chứ không nên đưa những khối bê tông kia vào hồ”.

Đồng quan điểm, chuyên gia văn hóa Lê Quý Đức nêu quan điểm, việc sửa chữa nâng cấp bờ kè của Hồ Gươm là cần thiết, tuy nhiên, nếu bờ kè trước kia vẫn khả thi đảm bảo cảnh quan và những cái truyền thống của di sản thì chúng ta nên giữ lại vì nó tự nhiên.

“Chúng ta không nên phá vỡ đi cái giá trị của Hồ Gươm vì nó đã gắn bó với người dân thủ đô hàng trăm năm nay. Nếu thay thế cần nghiên cứu kĩ lưỡng tránh tổn hại đến Hồ”, chuyên gia văn hóa Đức nhận định.

Video xem thêm: Những họa sĩ, kiến trúc sư, tiến sĩ và giáo viên nói về lợi ích tốt đẹp của Pháp Luân Công

videoplayer link="https://video3.dkn.tv/nhung-hoa-si-kien-truc-su-tien-si-va-giao-vien-noi-ve-loi-ich-tot-dep-cua-phap-luan-cong_e58d09283.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét