Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

TP.HCM: Cấp cứu thành công bé gái 3 tuổi bị đột quỵ

TP.HCM: Cấp cứu thành công bé gái 3 tuổi bị đột quỵ https://ift.tt/2ZgmAZA

Ngày 23/12, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, lần đầu tiên can thiệp lấy huyết khối qua đường động mạch thành công cho bé gái 3 tuổi ở An Giang bị đột quỵ nhồi máu não.

Trang Sức Khỏe & Đời Sống thông tin, bệnh nhi là bé gái tên là N.H.K. 3 tuổi, ở An Giang, nhập viện vì đau đầu, diễn tiến nhanh chóng lơ mơ, liệt nửa người chỉ trong vòng 2 ngày được chuyển từ tuyến dưới lên với chẩn đoán viêm màng não.

[caption id="attachment_1308169" align="alignnone" width="550"] Các bác sĩ lấy cục máu đông ra khỏi mạch máu não cho bé K. (ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống).[/caption]

Các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh hội chẩn và tiến hành can thiệp lấy huyết khối bằng đường động mạch dưới DSA. Sau 2 giờ can thiệp, động mạch bị tắc của bé đã được tái thông hoàn toàn.

Hiện bé đã tỉnh táo, dần hồi phục sức cơ nửa người bên phải, đi đứng bình thường, tự ăn uống.

[caption id="attachment_1308170" align="alignnone" width="553"] Hình ảnh động mạch não bé 3 tuổi trước và sau khi điều trị xong (ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống).[/caption]

Theo bác sĩ Nguyễn Duy Khải, đột quỵ nhồi máu não thường gặp ở người lớn và là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cần phải phát hiện bệnh lý sớm và được can thiệp kịp thời mới có khả năng sống.

Ở trẻ em, đột quỵ tương đối hiếm, chỉ khoảng 2/100.000 trường hợp. Khoảng 1/3 số trẻ em bị đột quỵ không tìm thấy nguyên nhân.

Kỹ năng sơ cứu đột quỵ tại nhà

Trong khi đợi xe cấp cứu, người nhà sơ cứu cho người bệnh bằng cách để phần đầu và lưng bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể (để nếu bị nôn đờm dãi, thức ăn sẽ không chui vào mũi, miệng và phổi người bệnh); mặc quần áo thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp. Nếu người bệnh ngừng tim, phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực và gọi trợ giúp của người chung quanh. Dùng khăn tay, quấn vào ngón tay trỏ, lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh. Nếu người bệnh bị co giật, phải lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải, ngáng ngang miệng để người bệnh không cắn vào lưỡi.

Theo các bác sĩ, cách đơn giản nhất để có thể nhận biết được dấu hiệu đột quỵ là yêu cầu người bệnh nói - cười - giơ tay, chân. Yêu cầu nói để xem có biểu hiện nói ngọng, khó nói, nói không tròn vành rõ chữ, không nói được. Yêu cầu cười để xem mồm có bị méo, lệch một bên. Yêu cầu giơ tay chào, nhấc chân để xem phản ứng của tay, chân. Nếu có ba dấu hiệu này thì chính là đột quỵ, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

Video xem thêm: Cảnh sát Trung Quốc di chuyển hàng trăm người đàn ông Duy Ngô Nhĩ đang bị bịt mắt và xiềng xích đến "các trại cải tạo" trong khu vực

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/canh-sat-trung-quoc-di-chuyen-hang-tram-nguoi-dan-ong-duy-ngo-nhi-dang-bi-bit-mat-va-xieng-xich-den-cac-trai-cai-tao-trong-khu-vuc_71d1f089c.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét