Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2020

Cao tăng cuối triều Minh tiên đoán: Người có thiên mệnh ắt có được thiên hạ

Cao tăng cuối triều Minh tiên đoán: Người có thiên mệnh ắt có được thiên hạ https://ift.tt/3eu0ytK

'Nghe hòa thượng Thập Lực đến đây, hai người tiều phu lại càng cảm thấy hứng thú hơn, liền hỏi: Rốt cuộc thì ai mới có được thiên hạ?'...

Trong những năm cuối cùng của nhà Minh, có một vị hòa thượng pháp danh là “Thập Lực”, vào năm Sùng Trinh Tân Tỵ (năm 1641 SCN), hòa thượng Thập Lực truyền pháp tại Quang Hiếu Tự ở Quảng Châu. Tại đó có hai tiều phu có mối quan hệ thân thiết với ông, ba người họ thường ngồi lại đàm đạo cùng nhau trong những lúc rảnh rỗi.

Hai tiều phu này tuy chỉ là người đốn củi nhưng lại biết chữ, từng đọc qua vài cuốn sách, rất hứng thú với những đại sự trong thiên hạ. Trong một lần gặp gỡ, hai người tiều phu này có đàm luận với nhau về cục diện loạn lạc của thời mãn Minh đương thời, nói về sự mạnh yếu của binh lính các nơi, cả hai đều tỏ ra cao hứng, thao thao bất tuyệt... Lúc này hòa thượng Thập Lực mới nói với họ: "Hai vị không biết cục thế hưng suy của thiên hạ, nói tới nói lui thì có ích gì đâu chứ?". Thế là hai tiều phu liền hỏi hòa thượng Thập Lực về nguyên nhân thiên hạ hưng suy, ông trả lời rằng: "Minh triều đã là “phe phái loạn trong triều, trộm cướp loạn nơi dân, đại sự mất rồi, không lâu sẽ có sự biến”.

Hai tiều phu nghe xong thấy rất hứng thú, liền hỏi sâu hơn: "Hiện nay các đội quân dưới tay Lý Tự Thành đã trải khắp các nơi, số người nhiều thì cũng có trên mười vạn người, ít thì cũng không dưới bốn năm vạn người, bây giờ đã chiếm được Hà Nam, Thiểm Tây. Nghe nói hắn rất có dã tâm, còn muốn chiếm cứ Bắc Kinh, tự mình lên làm Hoàng đế. Hiện nay lòng dân không ổn định, nghe nói ngay cả một số quan lớn cũng bí mật đầu hàng Lý Tự Thành, làm nội ứng cho hắn. Người thay thế Minh triều trong tương lai, xây dựng một vương triều mới có phải là đám người của Lý Tự Thành hay không?"

Hòa thượng Thập Lực nghe xong, nói: "Không phải Lý Tự Thành, bây giờ trời giáng họa xuống, dân chúng khó khăn, vì vậy Lý Tự Thành mới có thể ngang tàng một lúc, tuy nhiên người dân của Trung Nguyên chúng ta, cuối cùng vẫn ở lại với quân chủ nghe theo ý trời mà duy trì Trung Nguyên vậy. “Nhật nguyệt đều mất, tuy có ngọn đuốc, vẫn không thể tồn tại bằng ánh sáng yếu ớt”. Còn về Lý Tự Thành, hắn lại càng không có số đó!

Nghe đến đây, hai người tiều phu lại càng cảm thấy hứng thú hơn, liền hỏi: “Rốt cuộc thì ai mới có được thiên hạ?”. Hòa thượng Thập Lực trả lời: “Người có thiên mệnh sẽ được, lão tăng không kịp gặp”, đến lúc đó hai vị sẽ tự biết thôi, tôi không thể nói thêm nữa.

Sau đó, vào tháng 8 năm Sùng Trinh - Quý Mùi (năm 1643) hòa thượng Thập Lực ngồi thiền viên tịch tại núi La Phù ở Quảng Đông. Năm thứ hai thì xảy ra sự kiện thay triều đổi đại - nhà Minh đổi sang triều đại nhà Thanh, con trai của Phúc Vương của nhà Minh là Chu Do Tung xưng đế tại Nam Kinh, lấy niên hiệu là “Hoằng Quang”, nhưng chính quyền Hoằng Quang không lâu sau cũng bị nhà Thanh tiêu diệt.

Lúc này mọi người mới phát hiện những gì mà hòa thượng Thập Lực từng nói đều ứng nghiệm rồi: Niên hiệu của Thanh Thái Tổ Ái Tân Giác La. Nỗ Nhĩ Cáp Xích, người sáng lập ra nhà Thanh chính là “Thiên Mệnh”, ứng nghiệm với câu nói “người có thiên mệnh sẽ được”. Hòa thượng Thập Lực viên tịch vào năm 1643, “lão tăng không kịp gặp”, câu nói này cũng đã ứng nghiệm.

Ngoài ra, “ngọn đuốc” là chỉ ngọn lửa nhỏ, trong phần Tiêu Dao Du của “Trang Tử” có nói “nhật nguyệt ra rồi, mà ngọn đuốc không tắt”, hòa thượng Thập Lực mượn câu nói này để nói ngược lại thành “nhật nguyệt đều mất, tuy có ngọn đuốc, vẫn không thể sinh tồn bằng ánh sáng yếu ớt”, tiên đoán được chính quyền Hoằng Quang ở Nam Kinh được định sẵn là đoản mệnh. Ngoài ra “nhật nguyệt” đại diện cho Minh Triều, còn “ánh sáng yếu ớt” là ám chỉ chính quyền Hoàng Quang ở Nam Kinh.

Thực ra, thời thế trong thiên hạ đều được định sẵn cả rồi, là do ông Trời sắp đặt từ trước, sức người không thể kháng cự lại, cho nên hòa thượng Thập Lực mới có thể tiên đoán từ trước, và dùng cách thức dự ngôn để nói chuyện với tiều phu, để lại một giai thoại hay cho hậu thế.

Theo Vision Times
Châu Yến biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét