Thứ Hai, 2 tháng 11, 2020

Chuyên gia: Dấu hiệu ĐCSTQ chuẩn bị ‘cướp bóc’ của cải tư nhân

Chuyên gia: Dấu hiệu ĐCSTQ chuẩn bị ‘cướp bóc’ của cải tư nhân https://ift.tt/3jLO4io

Phiên họp toàn thể lần thứ năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kết thúc và tuyên bố sẽ ưu tiên mở rộng nhu cầu trong nước, nhưng không đề cập đến "kinh tế dân doanh" như trước.

Một số nhà kinh tế đã phân tích và cảnh báo rằng, tín hiệu được đưa ra ở đây là rất rõ ràng, ĐCSTQ sẽ bắt đầu đàn áp kinh tế dân doanh và cướp bóc của cải tư nhân một cách toàn diện. Một vòng bi kịch mới của "quan hệ đối tác công - tư" sẽ tái diễn ở Trung Quốc, theo SOH.

Hôm thứ Năm (29/10), Hội nghị toàn thể lần thứ năm của ĐCSTQ đã kết thúc với đề xuất trong thông báo của mình, ưu tiên mở rộng nhu cầu trong nước và "đột phá lớn" về "kỹ thuật nòng cốt quan trọng". Theo đó liệt kê các mục tiêu khác nhau của ĐCSTQ sẽ đạt được vào năm 2025, nhưng không chi tiết. Thông báo cũng không đề cập đến "kinh tế dân doanh" khiến dư luận xôn xao.

Tô Tiểu Hà, một chuyên gia kinh tế tại Hoa Kỳ nói rằng, tài liệu của ĐCSTQ không đề cập đến "kinh tế dân doanh", đây là điều chưa từng thấy trong 40 năm qua.

Vào khoảng năm 1982, ĐCSTQ chính thức mô tả hiện tượng kinh doanh tư nhân ở Trung Quốc là “nền kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa”. Nhưng, thuật ngữ này dường như không hợp với quy tắc, vì vậy thuật ngữ "kinh tế dân doanh" đã được đặt ra.

Thuật ngữ "kinh tế dân doanh" do ĐCSTQ đặt ra, nó không phù hợp với thực tế, bởi vì định nghĩa về quyền sở hữu tài sản không thuộc về tài sản công hay tư nhân. Từ "dân" (trong thuật ngữ kinh tế dân doanh) là quá rộng. Nói một cách chính xác, nó phải là "kinh tế tư nhân". Trong đó, quyền sở hữu tài sản thuộc về tư nhân. Nhưng ĐCSTQ không thích thuật ngữ "tư nhân", vì vậy, họ đã đặt ra thuật ngữ "kinh tế dân doanh".

Tô Tiểu Hà nói rằng, trong những thập kỷ gần đây, các tài liệu chính thức của ĐCSTQ luôn mô tả "kinh tế dân doanh" là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, chứ không phải là một thành phần phụ của nền kinh tế thuộc sở hữu nhà nước.

Kể từ khi ĐCSTQ dành một khoảng trống nhất định cho kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc và tạo nên “kỳ tích tăng trưởng kinh tế” trong 40 năm qua, thu hút sự chú ý từ thế giới, đạt được thành tích được gọi là "từ 0 đến 56789”:

1) Tỷ lệ đóng góp thuế của doanh nghiệp tư nhân vượt quá 50% tổng số thuế nộp ngân sách.

2) Trong tất cả các khoản đầu tư, tư nhân chiếm hơn 60% tổng đầu tư và 85% đầu tư sản xuất. Doanh nghiệp tư nhân là động lực thúc đẩy lớn nhất cho đầu tư.

3) Các bằng sáng chế của doanh nghiệp tư nhân chiếm hơn 75%, trở thành lực lượng chính trong việc đổi mới khoa học và công nghệ của Trung Quốc.

4) Tỷ trọng việc làm của các doanh nghiệp tư nhân chiếm gần 80% và mức tăng chiếm hơn 100%, đã trở thành yếu tố đảm bảo lớn nhất cho việc làm ở thành thị.

5) Số lượng doanh nghiệp tư nhân chiếm hơn 95%, trở thành chủ thể lớn nhất của nền tảng vi mô kinh tế Trung Quốc.

Tô Tiểu Hà cho rằng, điều này có nghĩa là động lực tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây chủ yếu đến từ sự tăng trưởng của kinh tế tư nhân. Nếu không có kinh tế tư nhân, nền kinh tế Trung Quốc sẽ quay trở lại thời kỳ Cách mạng Văn hóa, hoặc thậm chí tồi tệ hơn thời kỳ Cách mạng Văn hóa.

Nhưng, điều bất ngờ là ĐCSTQ lần đầu tiên không đề cập đến “kinh tế dân doanh” trong thông báo kết thúc Hội nghị toàn thể lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương, từ đầu đến cuối văn kiện không hề nhắc đến thuật ngữ “kinh tế dân doanh”. Có thể tưởng tượng ĐCSTQ sẽ làm gì tiếp theo.

Tô Tiểu Hà cho biết, ĐCSTQ nhất định sẽ đàn áp kinh tế tư nhân trong tương lai và nhất định sẽ tìm cách làm cho kinh tế tư nhân biến mất, để tất cả kinh tế tư nhân trở lại cơ chế kinh tế thuộc sở hữu của nhà nước. Nói trắng ra, đây là một vòng hợp tác công - tư mới, nhưng lần này ĐCSTQ đã thay đổi một thuật ngữ mới gọi là "chế độ sở hữu hỗn hợp". Mọi người hãy thử nghĩ xem, "sở hữu hỗn hợp" là gì?

Doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc cùng hoạt động, cuối cùng là bị doanh nghiệp nhà nước thôn tính, đây chẳng phải là thẳng tay giật tiền sao? Bản chất ban đầu là kết hợp kinh doanh công - tư.

Tô Tiểu Hà dự đoán rằng, trong tương lai gần, ĐCSTQ sẽ biến tất cả các doanh nghiệp tư nhân thành “sở hữu hỗn hợp” và tất cả các doanh nghiệp tư nhân sẽ trở thành chi nhánh của doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp công).

Vì vậy, tốt nhất là các chủ doanh nghiệp tư nhân nên chuyển tiền ra ngoài càng sớm càng tốt, cùng gia đình rời khỏi Trung Quốc, chấm dứt hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc. Nếu không, họ đi vào vết xe đổ của các nhà tư bản và chủ doanh nghiệp Trung Quốc do các công ty công và tư cùng điều hành kinh doanh.

Tô Tiểu Hà nói rằng, ĐCSTQ không nêu rõ con số cụ thể về tăng trưởng GDP trong tương lai trong thông báo lần này, vấn đề được phản ánh ở đây là nền kinh tế Trung Quốc hiện đang hoạt động trong biên độ âm và sẽ còn ở trạng thái âm trong một thời gian dài. Khi thu nhập quốc dân không tăng lên và mọi thứ đều thất bại, doanh thu tài chính và thuế của ĐCSTQ sẽ giảm đáng kể. Trong tình huống này, ĐCSTQ chắc chắn sẽ cướp đoạt tài sản riêng của người dân Trung Quốc, tiền gửi ngân hàng của người dân, ô tô của người dân và tài sản cố định của người dân. Tất cả đều có thể bị ĐCSTQ trưng dụng với lý do chiến tranh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét