Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

Trung Quốc trong 5 ngày xảy ra 7 trận động đất: Bao Thanh Thiên từng cảnh báo điều gì?

Trung Quốc trong 5 ngày xảy ra 7 trận động đất: Bao Thanh Thiên từng cảnh báo điều gì? https://ift.tt/2TYSyYm

Đổng Trọng Thư đã chỉ ra rằng: Khi thiên tai, dị tượng xuất hiện chính là hình thức biểu hiện khiển trách của Thiên Thượng đối với kẻ thống trị. Người cầm quyền cần lập tức có phản ứng tích cực trước biến hóa của thiên tai, tu sửa bản thân, cải thiện triều chính, chỉ có như vậy thì mới cảm ứng được với Thiên Thượng, biến thiên tai thành điềm lành, nếu không kịp thời phản tỉnh sẽ đối mặt với sự mất nước...

Gần đây, thiên tai dị tượng xuất hiện liên tục ở các tỉnh của Trung Quốc. Đặc biệt là chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chưa đầy 3 ngày đã có tới 5 trận động đất xảy ra ở huyện Bắc Xuyên, thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên. Mới đây, rạng sáng ngày 25/10, huyện Bắc Xuyên lại trải qua một trận động đất mạnh 3,6 độ richter. Lúc 11 giờ 45 phút cùng ngày, một trận động đất mạnh 3,0 độ richter khác lại xảy ra tại khu vực này. Vậy nguyên nhân gì khiến phát sinh những trận động đất liên tiếp như trên?

Về vấn đề này, các "chuyên gia" của ĐCSTQ đều không thể đưa ra lời giải thích thỏa đáng. Tuy vậy, người xưa cho rằng: giữa thiên tai và nhân họa có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Và cách đây từ hàng nghìn năm trước, một vị phán quan thời nhà Tống tên là Bao Chửng đã có những lí giải “kinh thiên động địa” về hiện tượng động đất này. 

Ảnh: Shutterstock

Trong 'Bao Chửng tập giáo chú', quyển 64 - phần 'Luận địa chấn' viết như sau: "Thần vừa nghe thấy ở Đăng Châu bị động đất lở núi. Mồng một tháng 5 vừa qua, Trấn Dương và Hùng Châu lại xuất hiện địa chấn. Địa khu Bối Châu thuộc Bắc Kinh phát sinh nạn châu chấu. Đây đều là sự tình mà Thiên Thượng dùng để cảnh báo trước tai nạn, ắt không phải là lời nhắc nhở suông. Theo như xem xét cẩn thận 'Hán thư - Ngũ hành chí', trong đó có viết: "Ở mặt đất không gì tác động mạnh hơn động đất". Bởi vì đất là âm, chiểu theo lý là cần phải làm cho yên tĩnh. Nay việc vượt khỏi chức phận của âm, việc chuyên chính sự của dương, cái nào quan mới quan trọng. Thêm nữa, Di Địch là thuộc âm, nay động đất vào tháng âm, thần sợ rằng người man di bốn phương đang có âm mưu xâm chiếm đất nước. Mà Hùng Châu là tuyến phòng thủ ở phía Bắc, Đăng Châu sát biên giới phía Đông, nay các khu vực này bị động đất khiến núi lở, không thể không suy nghĩ cẩn thận để có phương án chuẩn bị... Tình hình tai nạn xuất hiện, phải tìm biện pháp ứng phó, mong bệ hạ đặc biệt lưu ý đến Thánh ý". 

Những lời này của Bao Chửng nói đến 3 vấn đề. Một là địa chấn và nạn châu chấu. Đây là hiện tượng mà Thiên Thượng dùng để cảnh báo con người trước thảm họa lớn. Hai là các loại tai họa khác, cũng không thể không tìm giải pháp ứng phó. Ba là bậc quân chủ tại nhân gian cần suy nghĩ thấu đáo vấn đề này mà tìm hướng giải quyết, đồng thời có những chuẩn bị cẩn thận để tránh những thảm họa lớn hơn có thể xảy ra.  

Một điều đáng nói là, 'Luận địa chấn' của Bao Chửng là chép lại từ bản tấu mà ông dâng cho Hoàng đế. Như vậy, đã là tấu sớ dâng Hoàng đế thì mức độ nghiêm trọng của vấn đề lớn đến cỡ nào. Trên thực tế, thời cổ đại, dù là bậc quân vương, quan lại hay dân thường đều nhìn những tai họa này là "Thiên tai cảnh báo". Mặt khác, sử sách ghi chép qua các thời đại đều có nhắc đến Ngũ hành và việc con người cần đối đãi hài hòa với quy luật của tự nhiên, điều đó cho thấy cổ nhân xem trọng học thuyết Ngũ hành tới cỡ nào. Tuy nhiên, ngày nay con người bị học thuyết vô Thần tẩy não nên khi thấy những ai cho rằng hiện tượng thiên tai dị tượng là lời cảnh báo đến từ Thiên Thượng thì họ đều cho đó là mê tín.

Học thuyết Ngũ hành được ghi chép vào sử sách bắt đầu từ thời kỳ nhà Hán. Đổng Trọng Thư đã kế thừa học thuyết "Thiên nhân cảm ứng", "Thiên tai khiến cáo" được viết trong "Công Dương Xuân Thu truyện" để phục hưng và phát triển nho giáo. Những nghiên cứu của ông vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay. 

Đổng Trọng Thư nói: "Khổng Tử chỉnh lý kinh Xuân Thu, trên là xem xét đạo Trời, dưới xem sự tình tại nhân gian, tìm hiểu cách làm của bậc tiền nhân mà suy xét việc hiện tại. Chỗ mà ‘Xuân Thu’ chê cười, ấy là chỗ thiên tai họa hại, chỗ mà ‘Xuân Thu’ ghét, ấy là nơi quái dị xảy ra. Đây là sách ghi chép lỗi lầm của quốc gia và biến hóa của thiên tai tương ứng”.  

Đổng Trọng Thư cho rằng, con người và Trời có mối liên hệ tương thông với nhau. Thiên Thượng thưởng phạt hạ giới là căn cứ vào hành vi tốt xấu của nhân loại mà thực thi. Ông cũng chỉ ra rằng, Trời sẽ dùng điềm lành hoặc thiên tai để khen thưởng và trách phạt kẻ thống trị, đồng thời định hướng chỉ đạo các hành động tại thế gian.

Đổng Trọng Thư cũng nhấn mạnh về tác dụng cảnh báo thiên tai. Ông cho rằng, thiên tai dị tượng biến hóa khôn lường là do sai lầm của chính con người làm ra: "Vạn sự vạn vật dưới gầm trời này, thứ không bình thường gọi là kỳ quái, nhỏ gọi là tai ương, tai nạn thường đến trước, hiện tượng kỳ dị sẽ nương theo đó mà đến. Tai họa giáng xuống là do Thiên Thượng đang khiển trách con người. Dị tượng cũng là biểu hiện cho sự uy nghiêm của Trời. Thiên Thượng khiển trách mà con người không hiểu, Trời sẽ thể hiện ra sự uy nghiêm. Khi mà thiên tai trừng phạt đến vấn đề gốc rễ thì họa mất nước đã ở ngay trước mắt. Nước mất chính là khởi nguồn cho một triều đại mới bắt đầu. Trời giáng thiên tai cảnh báo mà con người không nhận ra để sửa chữa lỗi lầm, tiếp theo đó, Trời sẽ dùng thiên tượng kỳ dị kinh hoàng để trách phạt, đến mức này mà con người vẫn chưa thấy sợ, hẳn là tội trạng đã đủ nhiều để nhận tai họa. Con người hiểu được Thiên ý mới không dám làm việc xấu, hãm hại người khác". [Trích trong cuốn 'Tất nhân thả trí'].

"Khi đất nước đi vào con đường suy bại, Trời thường dùng tai họa để nhắc nhở trước; vua quan và dân không biết tự sửa mình, tai họa giáng xuống càng đáng sợ hơn. Đến lúc này lòng người còn chưa chuyển biến, thì sẽ nhận lấy thương tổn. Đây có lẽ là cách mà Thiên Thượng dùng trái tim nhân từ để nhắc nhở bậc quân vương nên dừng lại những việc làm sai trái. Nếu không phải vì tất cả con người không còn đạo đức nữa thì Thiên Thượng luôn hi vọng phù hộ con người sống được an ổn". Trích trong: ['Hán thư ‧ Đổng Trọng Thư truyện']. Do vậy, nếu không muốn bị trời trừng phạt, người cầm quyền cần phải hiểu rõ Thiên ý mà thực thi các biện pháp chính trị cho thật ngay chính. 

Đổng Trọng Thư còn cho rằng, mỗi loại thiên tai sẽ đối ứng với một loại sự tình tại nhân gian, người quản lí chính sự thực thi biện pháp chính trị sai lầm khác nhau sẽ gặp các tai nạn khác nhau, do vậy cần có những biện pháp sửa chữa lỗi lầm khác nhau. Ví dụ như:

Nhật thực: Khi trời báo thiên tượng Nhật thực, nghĩa là âm dương không cân bằng, âm đang lấn át dương. Điều này cho thấy, bậc quân vương kiêu ngạo tự mãn bất minh nên mới để mặt âm xâm lấn. Bậc đế vương tự trách mình không biết giáo hóa nhân dân, không xứng với chức trách. Cái gọi là "bậc nam nhi không chịu tu dưỡng thì không làm nên những việc đúng đắn, do đó phải chịu nhật thực". Biện pháp để sửa chữa là bậc quân vương cần phải tu sửa đức khiêm nhường, nghe can gián của người hiền, người có đức hạnh cùng tấm lòng rộng mở từ đó tu chính lại thể chế điều hành quốc gia. 

Địa chấn: Địa là một vị Thần lớn, mang chở bình an cho vạn dân và che chở vạn vật. Khi có địa chấn, điều này cho thấy quan lại không trung thực, chính quyền bất ổn. Bậc đế vương khi này nếu tự trách mình cũng không thể giúp an dân. Biện pháp khắc phục chính là dùng người hiền lương chính trực, loại bỏ những sự việc gây nhũng nhiễu dân chúng... 

Hoả hoạn: Quân vương tham tài, đánh thuế cao để chiếm đoạt tài sản của dân. Bậc đế vương không tự trách không sửa mình, khuyết điểm quá nhiều, quan lại không chịu nói ra hết những khuyết điểm, tham ô nhũng loạn... Biện pháp khắc phục là tiến cử người thanh liêm chính trực điều hành xã tắc, đại xá thiên hạ.

Hạn hán kéo dài: Bậc quân vương không thể làm lợi cho dân, vậy nên mới xảy ra thiên tai hạn hán hoặc mưa đá, lũ lụt, châu chấu mới phá hủy ngũ cốc, v.v... Đế vương nên tự trách không có đức, không anh minh. Biện pháp là giảm trách phạt, hành xử khoan hồng, làm lợi cho muôn dân, quan tâm đến công việc tu chính quan lại, hạn chế các việc sách nhiễu dân, ban thưởng cho quan lại có công lao, người thiếu lương thực... 

Ban ngày mây đen che phủ mặt trời, trời đất không có ánh sáng: Trong triều có kẻ nịnh bợ, quan lại làm ác, chính sự hắc ám, hỗn loạn triều cương, gây họa dân chúng... Biện pháp là bậc đế vương cần xa rời kẻ siểm nịnh, gần người trung thực, tu kinh điển, học đạo của bậc Thánh nhân, tiến cử người hiền lương ngay chính, chấn hưng xã tắc, làm lợi cho muôn dân. 

Đổng Trọng Thư cũng chỉ ra rằng: Khi thiên tai, dị tượng xuất hiện chính là hình thức biểu hiện khiển trách của Thiên Thượng đối với kẻ thống trị. Người cầm quyền cần lập tức có phản ứng tích cực trước biến hóa của thiên tai, tu sửa bản thân, cải thiện triều chính, chỉ có như vậy thì mới cảm ứng được với Thiên Thượng, biến thiên tai thành điềm lành, nếu không kịp thời phản tỉnh sẽ đối mặt với sự mất nước.

Dựa trên nhận thức này có thể thấy, mỗi lần xuất hiện thiên tai, các nhà tư tưởng và chính trị gia thời nhà Hán đều yêu cầu bậc đế vương hạ "Tội kỷ chiếu” (Chiếu thư tự trách tội mình). Truyền thống này được lưu truyền cho đến triều Thanh, và cũng có câu chuyện lịch sử về việc Bao Chửng thượng tấu "Luận địa chấn" như đã nói ở trên. Thực tế thì, điều này cho thấy những bậc Hoàng đế thời phong kiến rất biết kính sợ Thiên đạo, họ trị vì đất nước bằng đạo đức truyền thống, không phải là "chế độ độc tài quân chủ phong kiến" ​​như tuyên truyền của ĐCSTQ hôm nay.

Theo Vision Times
San San biên dịch

Xem thêm:

Quảng Bình: Đã chuẩn bị lo hậu sự, chàng trai bất ngờ khỏi bệnh ung thư máu

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/phong-su-dieu-tra-cua-bbc-ve-van-nan-mo-cuop-tang-o-trung-quoc_d25f29941.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét