Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019

Kẻ thù lớn nhất của giáo dục chính là tính nóng nảy của cha mẹ

Kẻ thù lớn nhất của giáo dục chính là tính nóng nảy của cha mẹ http://bit.ly/2Z7zWpR

Nếu bạn ít quan tâm đến cảm nhận của con trẻ, thường dạy bảo bằng cách đánh mắng và đưa ra quá nhiều kỳ vọng, hoặc vợ chồng cãi vã ngay trước mặt con cái, vậy xin bạn hãy lưu ý những điều dưới đây.

Thói quen của cha mẹ nếu tích tụ quá nhiều áp lực lên con cái sẽ tạo thành hành vi sai lệch ở trẻ nhỏ. Thời gian kéo dài sẽ làm tổn hại đến sự phát triển não bộ và ảnh hưởng đến sức học của trẻ.

Từ sáng đến tối lúc nào cũng thấy cha tức giận…

Ông Trần Vĩnh Nghi từng là giáo sư khoa Tâm lý thuộc Đại học New York, đồng thời là giáo sư khoa Khoa học Hành vi và Năng lực Lãnh đạo của Đại học Westpoint (Mỹ), hiện ông công tác tại Sở nghiên cứu Khoa học Thần kinh Nhận thức thuộc Đại học Trung ương Đài Loan. Sau nhiều năm nghiên cứu chủ đề về áp lực, tâm lý và sức khỏe, ông chỉ ra rằng tâm trạng chính là ‘cảm giác’, là cảm thị chủ quan cá nhân. Ông nói: Cảm thụ của bản thân vốn không có thị phi đúng sai, nhưng hành vi để biểu đạt tâm trạng ấy nếu như không chấp nhận được thì sẽ là vấn đề.

Giáo sư Trần nhấn mạnh: Liên kết của đại não có đặc tính như thế này: Nếu cả ngày từ sáng đến tối bạn luôn thấy cha tức giận thì mức độ quen thuộc đối với ‘tức giận’ sẽ tăng lên, vòng lặp thần kinh này sẽ nhạy cảm và phản ứng nhanh. Sau này gặp phải bất kỳ tình huống gì thì phản ứng trực giác có thể sẽ là ‘đầu tiên nổi nóng rồi sau đó mới nói chuyện’.

Tâm trạng nảy sinh vấn đề hành vi, do trải nghiệm không vui tích tụ mà thành

Trẻ con nếu khạc nhổ bừa bãi, đánh người, hoặc ở trong trạng thái tiêu cực thì khi tích tụ càng nhiều sẽ càng nảy sinh nhiều vấn đề.

Ví dụ, biểu hiện khi tức giận của trẻ trước tuổi đến trường thường là những hành vi như bướng bỉnh không nghe lời, đánh đấm, đập phá đồ đạc. Đó là vì ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển thành thục, vẫn chưa thể dùng ngôn ngữ để biểu đạt hoàn chỉnh tâm trạng được. Do đó khi bị bắt nạt hoặc chịu oan ức thì bản năng tự vệ của trẻ sẽ hiển hiện ra.

Nếu cha mẹ chỉ một mực ngăn chặn hành vi mà không tìm hiểu nguyên nhân phẫn nộ của trẻ, thì chính vì trẻ không được người lớn thấu hiểu nên sẽ tích tụ tâm trạng tiêu cực ngày càng nhiều. Khi tâm trạng tiêu cực nhiều lên rồi thì sẽ hình thành vòng tuần hoàn ác tính.

[caption id="attachment_1153339" align="alignnone" width="699"] Chỉ cần trẻ được người lớn thấu hiểu tâm trạng tiêu cực sẽ ngày càng giảm thiểu. (Ảnh: flickr.com)[/caption]

Tâm lý ảnh hưởng tới trí lực, sợ hãi và tức giận khiến trí nhớ càng ngày càng sa sút

Chuyên gia tư vấn tâm lý Trần Nghi An nhắc nhở rằng: Nếu trẻ thường ở trong trạng thái tiêu cực như căng thẳng, sợ hãi, tức giận... thì rất có thể sẽ tổn hại đến trí nhớ lâu dài của não, hiệu quả học tập cũng giảm sút.

Bà Trần giải thích rằng, quá trình học tập là trước tiên học cách sắp xếp nội dung tri thức, lý giải, rồi mới ghi nhớ được, quá trình này hao tổn rất nhiều trí lực. Nhưng với những cảm xúc như căng thẳng, sợ hãi, tức giận liên quan đến nguy cơ sinh tồn, thì đại não nhất định sẽ dốc hết sức xử lý. Khi nguồn tài nguyên chủ yếu của đại não bị chiếm cứ thì dẫu đọc sách nhiều đến đâu cũng không thể lĩnh hội được.

Tác phẩm “Sổ tay khai thông trí não trẻ” của hai nhà khoa học não khoa là Sandra Aamodt và Sam Wang đã chỉ ra rằng: Lo nghĩ và áp lực kéo dài không chỉ khiến hoóc-môn phụ trách trí nhớ trong đại não bị giảm thiểu, dẫn đến khả năng ghi nhớ bị tổn hại, mà còn làm cho thùy trán đại não co nhỏ lại. Mà thùy trán lại liên quan đến khả năng ghi nhớ, lập kế hoạch và tổ chức. Những yếu tố này đều ảnh hưởng lớn tới năng lực học tập, do đó không nên xem thường.

Nếu tâm trạng cha mẹ nặng nề thì con cái không thể thấy nhẹ nhàng thư thái

Theo bà Trần Nghi An, trẻ con tích tụ tâm trạng tiêu cực là có liên quan đến thái độ giáo dục của cha mẹ và hoàn cảnh gia đình. Một số trẻ có vấn đề về hành vi và tâm lý đều là do cách quản lý giáo dục quá nghiêm khắc của phụ huynh.

Có lẽ có người cho rằng: “Tôi cũng bị mắng chửi mà trưởng thành, tại sao tôi thì được mà trẻ con lại không được?”.

Bà Trần Nghi An cho biết: Mỗi người có khí chất khác nhau, cha mẹ nên hiểu khí chất của trẻ để tìm ra phương thức giáo dục thích hợp chứ không nên hoàn toàn dựa vào phép tắc cũ trong lòng mình để quản lý giáo dục hành vi lời nói của trẻ. Nếu không, quan hệ giữa cha mẹ với con cái sẽ càng ngày càng căng thẳng, vấn đề tâm lý của con cái cũng sẽ càng nghiêm trọng.

Có những cha mẹ tuy không đánh mắng con, nhưng quan hệ vợ chồng lại căng thẳng, động một chút là tranh cãi, là to tiếng với nhau. Nếu trẻ chứng kiến cảnh cha mẹ tranh cãi thì tâm trạng ắt sẽ không ổn định.

Bà Trần nhấn mạnh: “Tâm trạng trẻ dao động chưa chắc là do cha mẹ ‘làm điều gì đó’ đối với con, mà là những việc làm của cha mẹ được trẻ trông thấy và để tâm”.

[caption id="attachment_1153340" align="alignnone" width="684"] (Ảnh: pinterest.com)[/caption]

Không nhìn thấy không có nghĩa là không có vấn đề

Trần Nghi An cũng đề nghị rằng, với những bậc cha mẹ đông con, nếu không muốn nổi giận thì hết sức tránh can thiệp vào những cuộc tranh cãi của con trẻ. “Cha mẹ nếu chuyện gì của trẻ cũng muốn quản thì cả ngày chỉ bận rộn quát mắng thôi. Khi cha mẹ căng thẳng thì con cái không thể dịu hiền được”.

Bà nói, những biểu hiện dễ thấy như nói lời khó nghe, đánh người... thì vấn đề hành vi khá dễ xử lý, chỉ sợ trẻ không biểu hiện ra khiến chúng ta không thể nào phát hiện ra vấn đề.

Đôi khi biểu hiện bên ngoài của trẻ khá tốt nhưng bên trong luôn ẩn chứa “quả bom nổ chậm” của tâm trạng. Bởi vì yêu cầu của cha mẹ thường không có điểm dừng, khiến trẻ cảm thấy dù nỗ lực thêm nữa cũng không đạt được sự hoàn mỹ như cha mẹ mong muốn, từ đó mà không ngừng tích tụ áp lực và tâm trạng tiêu cực.

Con người cần có cảm giác thành công thì mới có động lực tiến lên. Trẻ em cũng như vậy, cần được cha mẹ thấu hiểu và động viên kịp thời.

Điều cha mẹ nên làm là giúp con ‘thư giãn’

Bà Trần Nghi An cho rằng trẻ nghiêm túc tự giác kỷ luật thì không cần cha mẹ có mặt cũng sẽ tự tạo cho mình áp lực, thế nên cha mẹ nên giúp trẻ ‘thư giãn’. Hãy khích lệ những nỗ lực của trẻ trong cả quá trình, để trẻ biết ‘thất bại là bình thường’ và học được cách buông bỏ, từ đó sẽ dần dần giải tỏa được áp lực của bản thân.

Giáo sư Trần Vĩnh Nghi cũng chỉ ra rằng: Muốn biết áp lực có tạo thành ảnh hưởng và tổn thương cho người khác hay không thì hãy xem cảm giác và mức độ kiểm soát của họ cũng như thời gian ngắn hay dài.

Ví dụ, nghiên cứu phát hiện ra rằng, nếu trong tình huống có áp lực mà tìm ra điểm nắm bắt kiểm soát thì sẽ giảm thiểu ảnh hưởng do áp lực mang đến. Áp lực ở mức độ cực đoan có thể chỉ trải qua một lần là tạo ra tổn thương tâm lý và cải biến kết cấu đại não. Nhưng áp lực ở mức độ thấp, thời gian ngắn thì sẽ không có ảnh hưởng lớn, còn áp lực vừa phải lại có thể là trợ lực để thực hiện tốt đẹp hơn.

Nhưng cần chú ý là, đối với đại não và cơ thể thì áp lực tương đương với tình trạng khẩn cấp. Thời gian ngắn tuy không đáng ngại, nhưng kéo dài thì thân thể không chịu được gánh nặng, các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần cũng sẽ theo đó mà xuất hiện.

[caption id="attachment_1153341" align="alignnone" width="699"] (Ảnh: silverasami.com)[/caption]

Ba bước của tâm trạng: Nhận thức - tiếp nhận - xử lý

Giáo sư Trần Vĩnh Nghi cho rằng tâm lý vốn đa dạng, nếu cha mẹ có thể cho con trải qua các cung bậc trạng thái khác nhau thì trẻ sẽ càng có nhiều ‘công cụ’ để lựa chọn phản ứng.

Một trong những biện pháp khá hiệu quả là “cùng trẻ luyện tập nhận thức tâm lý”. Quá trình luyện tập có thể là hỏi bản thân hoặc hướng dẫn trẻ suy nghĩ xem cảm giác hiện tại như thế nào, từ đó học cách nhận thức sự tồn tại của tâm trạng. Sau đó bất kể là cảm thụ lúc đó có dễ chịu hay không thì cũng nên thử tiếp nhận. Sau khi tiếp nhận trạng thái của mình, cha mẹ không cần vội vàng xử lý mà hãy để trẻ tự trầm lắng xuống.

Có lúc sau khi trầm lắng xuống thì trạng thái không tốt liền qua đi, nếu vẫn không qua đi thì cha mẹ hãy nghĩ nên xử lý như thế nào. Cứ luyện tập nhiều sẽ giúp trẻ học được cách dùng phương thức thích hợp để biểu đạt cảm xúc.

Khi trẻ tức giận hay buồn rầu, cha mẹ có thể nói với trẻ rằng: “Không sao đâu, sẽ qua thôi”. Bởi vì ‘không kéo dài’ chính là bản chất của tâm trạng. Ví dụ khi trẻ buồn rầu khóc lóc, hãy để trẻ khóc một lúc, lần sau lại gặp phải chuyện buồn thì trẻ sẽ biết tự mình vượt qua.

Là phụ huynh, chớ vì sợ trẻ buồn mà vội làm những việc chuyển dời tâm trạng. Bởi vì “nếu không trải qua thì bạn sẽ không biết phải đối diện, xử lý nó như thế nào”.

Luyện tập như thế này sẽ khiến đại não tạo nên vòng lặp, mức độ bao dung nhẫn nại của con người cũng sẽ được nâng cao.

Theo Cmoney
Biên dịch: Nam Phương
Biên tập: Tâm Minh

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/2-nguoi-me-noi-tieng-trong-lich-su-trung-hoa_da70fb827.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét