Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019

Khủng hoảng Venezuela 31/5: Trẻ em phải trả giá khi hệ thống y tế sụp đổ

Khủng hoảng Venezuela 31/5: Trẻ em phải trả giá khi hệ thống y tế sụp đổ http://bit.ly/2HNMD2W

Quốc gia một thời thịnh vượng nhất Nam Mỹ - Venezuela - đã trở nên nghèo đói nhanh chóng trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Nicolas Maduro. 

Nhà lãnh đạo cánh tả quyết tâm không từ bỏ nhiệm kỳ thứ hai (2019-2025) bất chấp các cuộc biểu tình trong nước và thực tế là Quốc hội đã bác bỏ tính hợp pháp của ông.

Dưới đây là diễn biến cuộc khủng hoảng Venezuela tính đến thứ Sáu ngày 31/5/2019:

Trẻ em đang phải trả một cái giá đặc biệt nặng nề cho sự sụp đổ về hệ thống chăm sóc sức khỏe của Venezuela, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đã bị thu hẹp hơn một nửa sau 6 năm suy thoái, theo Reuters.

Số liệu gần đây nhất của Bộ Y tế Venezuela cho thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, bao gồm trẻ em từ 1 tuổi trở xuống, đã tăng 30% trong năm 2016 so với một năm trước đó, lên đến 11.466 trường hợp. Không có dữ liệu chính thức về tình trạng trẻ em chết vì ung thư.

Tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đã tăng 40% kể từ năm 2000, nhóm nhân đạo Save the Children cho biết trong báo cáo năm 2019.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/tre-em-venezuela-an-rac-tai-thanh-pho-cang-maracaibo_4924c96cd.html"]

Erick Altuve, một cậu bé 11 tuổi đã qua đời ngày 26/5 vì các vấn đề về hô hấp khi đang được điều trị ung thư dạ dày tại bệnh viện công Jose de los Rios, một tòa tháp bê tông được bao quanh bởi hàng rào an ninh màu trắng ở trung tâm thủ đô Caracas.

Trong vòng 6 tháng qua, Altuve đã không nhận được thuốc vì tình trạng thiếu thuốc men và thiết bị y tế tràn lan đang tàn phá hệ thống y tế Venezuela.

"Con trai tôi thực sự muốn sống", cô Guerrero, một người nội trợ 30 tuổi, cho biết trong một cuộc biểu tình của các phụ huynh, thân nhân và các y tá sau cái chết gần đây của 4 trẻ em tại bệnh viện.

Altuve và ba đứa trẻ khác đã chết trong tháng qua là thuộc nhóm gồm 30 đứa trẻ đang chờ đến Ý để được cấy ghép tủy xương theo một thỏa thuận năm 2010.

Cái chết của những đứa trẻ đã tạo ra một làn sóng giận dữ và đau buồn trên khắp Venezuela, với các tiêu đề báo chí đầy phẫn nộ, phe đối lập kêu gọi tiến hành điều tra và các tổ chức y tế phi chính phủ bày tỏ quan ngại.

Phe đối lập cho rằng cái chết của những đứa trẻ là lỗi của chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro, những người đã dẫn dắt nền kinh tế đi đến sụp đổ tại quốc gia từng giàu có nhất Nam Mỹ.

Chính phủ Maduro thì đổ lỗi cho các biện pháp trừng phạt mà Hoa Kỳ đang áp dụng nhằm buộc ông Maduro phải từ chức.

Tuy nhiên, các nhà phê bình ông Maduro lưu ý rằng chính phủ của ông đã cắt giảm phân bổ ngoại tệ cho ngành y tế xuống còn 1/5 vào năm 2013. Trong khi đó các biện pháp trừng phạt mới chỉ được áp dụng từ tháng 8/2017.

Đại Kỷ Nguyên News

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/venezuela-dai-bieu-tinh-va-duong-ve-khong-no-le_3b4136de6.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét