Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019

Mái vòm giáo đường với hội họa tuyệt mỹ và thần thánh của họa sĩ Antonio Correggio

Mái vòm giáo đường với hội họa tuyệt mỹ và thần thánh của họa sĩ Antonio Correggio http://bit.ly/2TAnzQ1

Bức tranh trần "Thánh mẫu thăng thiên" được sáng tác trong khoảng giữa năm 1526 và 1530; có thể nói đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của Correggio. Nó có cùng một cách thiết kế và góc nhìn tương tự với bức "Sự thăng thiên của Chúa Cứu Thế". Từng vòng từng vòng như xoáy nước và những tầng mây vây quanh chạy thẳng đến trung tâm của nóc trần. Các thánh đồ cùng thiên sứ tầng tầng hiện lên trong các tầng mây, tạo ra một huyễn cảnh vô cùng xa và cao vút.

Antonio Correggio, tên thật là Antonio Allegri (1489 - 1534), sinh ra tại Correggio, cách Parma, Ý 51 km, vì thế mà ông lấy nơi sinh đặt làm tên. Correggio từ nhỏ đã được giáo dục nghệ thuật bởi chính chú của ông là Lorenzo và một vài họa sĩ khác tại nơi quê nhà, chịu ảnh hưởng của nghệ thuật văn hóa hoàng cung mà hình thành nên cách vẽ và thói quen trong sáng tác các tác phẩm. Cùng với những biến hóa trong việc phối màu, những hình tượng nhân vật vui vẻ, ta có thể nhìn thấy trong tác phẩm của ông thấp thoáng bóng dáng nghệ thuật của Leonardo Da Vinci, GiovanniRaphael.

[caption id="attachment_985099" align="aligncenter" width="577"] Chân dung Antonio Correggio (Ảnh: purakastiga.blogspot)[/caption]

Một vài tác phẩm vẽ về con người của ông khiến ta tưởng tượng đến họa sĩ lừng danh Michelangelo. Correggio đã thừa hưởng và tích hợp được các kỹ thuật khéo léo trong các giai đoạn khác nhau của thời kỳ Phục Hưng, ông cũng tạo nên những nét đột phá trong việc thể hiện không gian trên không như trần nhà hay tranh tường. Có người coi ông như một họa sĩ theo chủ nghĩa trang trí kiến trúc bằng hội họa, cũng có người coi ông là người tiên phong trong nghệ thuật Baroque (Ba Rốc).

Bức "Diana trở về sau cuộc đi săn" (Diana Returning from the Chase).

Kể từ năm 1519, Correggio tới định cư tại Parma và chuyên chú sáng tạo các tác phẩm hội họa. Bức bích họa này được thiết kế cho hội trường tu đạo viện San Paolo kéo dài từ lò sưởi đến mái vòm, được gọi chung là "Diana trở về sau cuộc đi săn" (Diana Returning from the Chase). Phần mái của hội trường được thiết kế kiểu mái vòm, nữ thần Diana điều khiển thiên xa (từ phía ống khói), đeo chiếc nỏ và lái xe ngựa, đầu trên được kết nối với bức bích họa.

[caption id="attachment_985108" align="aligncenter" width="450"] Phần ống khói hiện ra với hình ảnh nữ thần Diana (Ảnh: artium)[/caption] [caption id="attachment_985110" align="aligncenter" width="450"] (Ảnh: artium)[/caption]

Phần mái vòm màu xanh lá được chia làm 6 khối, mỗi khối đều được trang trí đối xứng với những loại dây leo hoa quả lá cây. Các cửa sổ tròn phía trên được họa sĩ khéo léo vẽ lên những đứa trẻ nghịch ngợm, một số giữ cung và mũi tên, một số giữ đầu hươu, một số cầm kèn thổi, có đứa bé ôm chó săn...Tất cả các yếu tố đều xoay quanh chủ đề "săn bắt". Bên dưới những cửa sổ tròn, họa sĩ vẽ những điêu khắc thần thoại, toàn thể bức bích họa hiện lên tuyệt đẹp và sống động. Đây cũng là một kiến trúc trang trí các mái vòm của tòa nhà bằng phương pháp hội họa.

[caption id="attachment_985112" align="aligncenter" width="450"] (Ảnh: artium)[/caption]

"Sự thăng thiên của Chúa Cứu Thế"

Từ năm 1520 đến năm 1524, Correggio đã vẽ bức "Sự thăng thiên của Chúa Cứu Thế" cho mái vòm của giáo đường San Giovanni ở Parma. Trong bức tranh này, họa sĩ đã sử dụng phương pháp kết hợp giữa ánh sáng và bóng tối để mô tả một bầu trời tươi sáng và sâu rộng, cùng với sự bay lên của Chúa, mười hai môn đồ bao chung quanh, hết sức nguy nga tráng lệ. Tương tự với thiết kế và bố cục ở hội trường tu viện, người họa sĩ lại một lần nữa thể hiện tài năng hội họa và kiến trúc của mình tại giáo đường San Giovanni, thậm chí với mức độ còn phức tạp hơn.

[caption id="attachment_985138" align="aligncenter" width="750"] Bức "Sự thăng thiên của Chúa Cứu Thế" (Ảnh: wikiart)[/caption]

"Thánh mẫu thăng thiên"

"Thánh mẫu thăng thiên" được sáng tác từ giữa năm 1526 và 1530, có thể nói đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của Correggio. Nó cùng với bức "Sự thăng thiên của Chúa Cứu Thế" có cùng một cách thiết kế và góc nhìn tương tự. Từng vòng từng vòng hình dáng như xoáy nước và những tầng mây vây quay chạy thẳng đến trung tâm của nóc trần. Các thánh đồ cùng thiên sứ tầng tầng hiện lên trong các tầng mây, tạo ra một huyễn cảnh vô cùng xa và cao vút. Thánh mẫu mặc váy đỏ khoác lam bào chậm rãi hướng về phía trung tâm mà bay lên, từ trong không trung xuất hiện Chúa Giê-su như đang từ trên thiên thượng hạ xuống để đón Thánh Mẫu.

Tuy nhiên, bút pháp vẽ với vị trí người nhìn đứng từ chân những vị thiên sứ, nếu không được xử lý đúng cách thì không thể thể hiện được sự trang nghiêm của Thiên Chúa và thậm chí có thể đi sang những tư thế biến dị thiếu tôn trọng. Các cử chỉ không đứng đắn với bộ dạng khỏa thân cũng đã xuất hiện nhiều lần trong văn nghệ thời kỳ Phục Hưng, những người nghệ sĩ này đã tuột xuống trong quan niệm đạo đức, phong cách vẽ dần dần to gan mà phóng lãng. Đối với những họa sĩ vượt qua sự kỳ huyễn của thị giác, coi trọng hình tượng thần linh, họ cũng sẽ khiến tác phẩm của mình trở nên thần thánh.

[caption id="attachment_985117" align="aligncenter" width="700"] Bức "Thánh mẫu thăng thiên" - (Assumption of The Virgin), 1526 ~1530,1093 x 1195. (Ảnh: commons.wikimedia)[/caption] [caption id="attachment_985120" align="aligncenter" width="700"] "Thánh mẫu thăng thiên" - (Assumption of The Virgin), 1526 ~1530,1093 x 1195. (Ảnh: anglican)[/caption]

Những tác phẩm hội họa khác của Corregio

Năm 1530, Correggio trở về quê hương vì vợ ông bị bệnh. Sau năm 1531, ông đã sáng tác một số tác phẩm về những nhân vật thần thoại, trong đó có những bức đã được dâng tặng vua Charles V. như bức "Ganymede", "Jupiter and Io" và một vài bức vẽ về Công tước xứ Mandua. Các tác phẩm của ông thời kỳ này đều khiến cho hậu nhân không thể hiểu rõ về ý nghĩa sâu xa của chúng, ví như bức "Ngụ ngôn đức tính tốt" và "Ngụ ngôn tội ác", tất cả đều thể hiện vẻ đẹp trong sự thuần thục của bút pháp và kỹ xảo tuyệt vời ở cách dùng màu của ông, những tác phẩm này có ảnh hưởng rất lớn đến phong cách nghệ thuật thế kỷ 18.

[caption id="attachment_985124" align="aligncenter" width="566"] Bức "Ganymede" (1531-32) , 163,5 x 70,5 cm (Ảnh: epochtimes)[/caption]

Hình ảnh ngọt ngào trong sáng của Thánh Mẫu và những đứa trẻ của Correggio cũng nhận được sự hoan nghênh của mọi người. Trong bức "Thờ đức Thánh Anh", có người cảm nhận được Thánh Mẫu dành sự thương cảm cho tình yêu của đứa trẻ và người mẹ, lại có người cảm thấy sự tôn trọng và ngưỡng mộ đức Chúa Giê-su. Từ năm 1528 đến năm 1530, bức "Đêm Giáng Sinh" lấy Thánh Anh (Chúa Giê-su khi giáng sinh) là nguồn sáng chủ yếu trong bức tranh, chiếu sáng Thánh Mẫu cùng những vị thần, Thánh Mẫu từ bi hòa ái trong biểu cảm chính là thần tình hòa quyện cùng nhân tính. Trong đêm tối, ánh sáng mang tới một bầu không khí thần bí; tác phẩm này cũng được cho là miêu tả màn đêm thành công nhất trong hội họa Châu Âu.

[caption id="attachment_985126" align="aligncenter" width="450"] Bức "Thờ đức Thánh Anh" - The Adoration of the Child, 1518-20, 81 x 67 cm (Ảnh: epochtimes)[/caption] [caption id="attachment_985127" align="aligncenter" width="437"] Bức "Đêm Giáng Sinh" - Holy Night, 256,5 x 188 cm (Ảnh: epochtimes)[/caption] [caption id="attachment_985131" align="aligncenter" width="450"] Bức “Bầu sữa của Thánh Mẫu” - Virgin and Child with an Angel, 68,5 x 56,8 cm (Ảnh: epochtimes)[/caption] [caption id="attachment_985132" align="aligncenter" width="450"] Bức "Xin đừng chạm vào tôi" miêu tả hình ảnh Giê-su gặp lại Mary Magdalene sau khi phục sinh (Ảnh: epochtimes)[/caption]

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét