Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019

Báo cáo điều tra: Trung Quốc hưởng lợi từ lao động cưỡng bức ở Tân Cương

Báo cáo điều tra: Trung Quốc hưởng lợi từ lao động cưỡng bức ở Tân Cương https://ift.tt/30BSAHf

Tổ chức Sáng kiến Quyền Công dân Trung Quốc (CPIC) hôm 22/8 đã phát hành một báo cáo phơi bày tình trạng cưỡng bức lao động trong các nhà tù và các trại cải tạo ở Trung Quốc, NTDAnadolu Agency đưa tin.

Báo cáo điều tra cho biết Bắc Kinh đã tạo ra một hệ thống trại lao động cưỡng bức ở khu tự trị Tân Cương, nơi cung cấp phần lớn các sản phẩm từ bông và dệt may của Trung Quốc với sản lượng bông chiếm khoảng 84% cả nước.

Báo cáo cho thấy một lượng lớn người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong các trại cải tạo ở Tân Cương và bị cưỡng ép tham gia dây chuyền sản xuất các sản phẩm từ bông của Trung Quốc.

[caption id="attachment_1219301" align="aligncenter" width="700"] Hãng tin Anadolu Agency có trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ, đưa tin về việc chính quyền Trung Quốc hưởng lợi từ lao động cưỡng bức ở Tân Cương (ảnh chụp màn hình).[/caption]

Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình NTD, ông Louisa Greve, Giám đốc đối ngoại của 'Dự án Nhân Quyền Duy Ngô Nhĩ, thông báo: “Một bằng chứng rùng rợn nhất mà chúng tôi may mắn được thấy, là một quảng cáo cho các công ty bán hàng may mặc, quảng cáo về lợi thế cạnh tranh của họ, rằng chúng được  sản xuất tại một nhà tù".

[caption id="attachment_1219251" align="aligncenter" width="700"] Ảnh vệ tinh chụp vào tháng 9/2018 cho thấy một trại tập trung ở Tân Cương. Các tòa nhà ở góc trên, bên trái dường như là một thiết kế thường được sử dụng cho các nhà máy.[/caption]

Phát biểu với đài NTD, ông Jianli Yang, Chủ tịch CPIC, nêu rõ: “Chúng tôi muốn phơi bày trường hợp ở Tân Cương, để nói cho mọi người biết rằng ngành công nghiệp bông của Trung Quốc hầu như được kiểm soát bởi hệ thống các trại lao động cưỡng bức. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng”.

[caption id="attachment_1219252" align="alignnone" width="700"] Truyền hình nhà nước Trung Quốc chiếu cảnh những người Hồi giáo tham dự các lớp học về cách trở thành công dân tuân thủ pháp luật. Bằng chứng rõ ràng cho thấy những người bị giam giữ cũng đang bị ép buộc phải làm việc trong các nhà máy mới.[/caption]

Mô hình bóc lột sức lao động của các tù nhân và những thường dân bị bắt giam đã giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa đạt được mục tiêu chính trị là đàn áp người dân, vừa đạt được mục tiêu kinh tế là đem lại nguồn thu cho chính quyền, theo NTD. 

Ông Lianchao Han, Phó Chủ tịch CPIC, cho biết: “Tôi nghĩ rằng mô hình này bắt đầu với cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công", môn khí công thuộc trường phái Phật gia theo nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn. Trước khi xuất hiện báo cáo của CPIC, nhiều học viên Pháp Luân Công ra nước ngoài đã thuật lại với các hãng truyền thông về tình trạng cưỡng bức lao động trong các nhà tù Trung Quốc.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/giai-ma-that-bai-cua-trung-quoc-khi-che-giau-su-that-ve-phap-luan-cong-video_2b921737c.html"]

Khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn đang tiếp tục, các chuyên gia tin rằng vấn đề lao động cưỡng bức mà Bắc Kinh áp dụng, cần được đề cập trong các cuộc đàm phán về thương mại không công bằng của Trung Quốc.

“Thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc phần lớn là do vấn đề nhân quyền. Nếu bạn muốn thay đổi mối quan hệ thương mại không cân bằng này, thì bạn phải để mắt đến vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc”, ông Jianli nhận xét.

Các chuyên gia cũng kêu gọi chính phủ Mỹ xử phạt những cá nhân vi phạm nhân quyền thuộc chính quyền Trung Quốc, và yêu cầu Hải quan và lực lượng biên phòng Hoa Kỳ cấm nhập khẩu các sản phẩm dệt bông từ Tân Cương.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/my-co-dau-hieu-san-sang-trung-phat-trung-quoc-vi-nhan-quyen_f393c0154.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét