Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

Trưởng đặc khu Hồng Kông muốn từ chức nếu được lựa chọn

Trưởng đặc khu Hồng Kông muốn từ chức nếu được lựa chọn https://ift.tt/30R6XaN

Trong một bản ghi âm mà hãng tin Reuters thu thập, lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) nói rằng, bà đã gây ra "sự tàn phá không thể tha thứ" bởi đã châm ngòi cuộc khủng hoảng chính trị đang nhấn chìm thành phố, và bà sẽ từ chức nếu bà có một sự lựa chọn.

Trong cuộc họp kín với một nhóm doanh nhân, bà Lâm nói rằng, ở địa vị hiện tại của mình, bà có rất ít quyền lực giải quyết cuộc khủng hoảng, vì tình trạng bất ổn đã trở thành một vấn đề an ninh quốc gia và chủ quyền đối với Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Hoa Kỳ.

Bà nói bằng tiếng Anh, nội dung: "Nếu tôi được quyền lựa chọn, điều đầu tiên là tôi sẽ từ chức, và gửi lời xin lỗi sâu sắc". (Nguyên văn: If I have a choice, the first thing is to quit, having made a deep apology).

Những phát biểu của bà Lâm cho thấy quan điểm rõ ràng nhất về suy nghĩ của giới lãnh đạo Trung Quốc khi điều hướng tình trạng bất ổn ở Hồng Kông - cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất - nhằm kìm kẹp đất nước kể từ các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn năm 1989.

Hồng Kông đã rung chuyển bởi các cuộc biểu tình rầm rộ và đôi khi bạo lực kể từ tháng Sáu, trong cuộc phản kháng dự luật do chính quyền bà Lâm đề xuất, nếu được thông qua, luật sẽ cho phép dẫn độ nghi phạm về Trung Quốc đại lục đối diện với các phiên tòa do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát.

Dự luật đã đình chỉ, nhưng bà Lâm không thể chấm dứt biến động. Người biểu tình đã mở rộng các yêu cầu, bao gồm rút lại hoàn toàn luật đề xuất, mà cho tới nay, chính quyền của bà đã từ chối nhượng bộ với yêu cầu này. Các cuộc biểu tình lớn đã khiến thành phố kiệt sức thêm một lần nữa vào cuối tuần qua.

Bà Lâm cho rằng, Bắc Kinh chưa thực sự xoay chuyển. Bà nói, Bắc Kinh không đặt ra bất kỳ thời hạn nào để chấm dứt cuộc khủng hoảng trước lễ kỷ niệm Quốc khánh dự kiến ngày 1/10.

Bà Lâm cho biết, Trung Quốc "hoàn toàn không có kế hoạch "triển khai quân đội Trung Quốc trên đường phố Hồng Kông. Các nhà lãnh đạo thế giới đang theo dõi chặt chẽ liệu Trung Quốc sẽ điều quân đội để dập tắt các cuộc biểu tình, như họ đã làm đối với một thế hệ trước trong cuộc đàn áp Thiên An Môn đẫm máu ở Bắc Kinh.

Trưởng Đặc khu nói rằng: "Địa vị của lãnh đạo điều hành, thật không may, theo hiến pháp phải phụng sự hai chủ nhân, đó là chính phủ nhân dân trung ương và nhân dân Hồng Kông, quyền hạn của cơ quan chính trị rất giới hạn".

Ba người tham dự cuộc họp xác nhận, bà Lâm đã đưa ra những bình luận đó trong cuộc nói chuyện kéo dài khoảng nửa giờ. Hãng tin Reuters đã thu thập được bản ghi thời lượng 24 phút về những nhận xét của bà Lâm. Cuộc gặp là một trong những "phiên họp kín" mà bà Lâm nói rằng bà đã và đang làm với "tất cả người dân từ tất cả tầng lớp" ở Hồng Kông.

Phản hồi với Reuters, người phát ngôn của bà Lâm cho biết, tuần trước, bà tham dự hai sự kiện với các doanh nhân và mỗi cuộc gặp đều có hiệu quả riêng, ở địa vị của mình, họ không thể bình luận về những gì mà Trưởng đặc khu đã nói.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/chuyen-gia-trung-quoc-dang-loi-dung-bieu-tinh-o-hong-kong-nhu-the-nao_d5736e124.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét