Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2020

Vì sao phương thức xử lý Hồng Kông của Tập Cận Bình khác hoàn toàn với người cha của mình?

Vì sao phương thức xử lý Hồng Kông của Tập Cận Bình khác hoàn toàn với người cha của mình? https://ift.tt/2VGRUzR

Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhanh chóng thông qua Luật An ninh Hồng Kông đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Có phân tích cho rằng Luật An ninh Hồng Kông chỉ mất chưa đầy hai tuần kể từ khi cân nhắc đến thông qua, nỗi rõ phong cách hành sự của ông Tập Cận Bình hoàn toàn trái ngược với cha ông là Tập Trọng Huân năm xưa, trong việc xử lý các vấn đề Trung Quốc - Hồng Kông, tạo thành một sự tương phản rõ nét.

Sau khi Luật An ninh Hồng Kông được thông qua, Bắc Kinh tuyên bố rằng Luật An ninh Quốc gia chỉ ảnh hưởng đến một số ít người. Tuy nhiên, các thành viên của Hội đồng Lập pháp Dân chủ Hồng Kông đã lên án Đạo luật An ninh Quốc gia khu Hồng Kông là hồi chuông báo tử cho chính sách “một quốc gia, hai chế độ”. Cô Trần Thục Trang, thành viên sáng lập của Đảng Công dân, đồng thời là Ủy viên lập pháp đại diện cho đảo Hồng Kông, cho rằng Đạo luật này vốn chưa thông qua Chính phủ đặc khu và Hội đồng Lập pháp xem xét, càng chà đạp lên “Luật Cơ bản” và Luật pháp địa phương, tước đoạt quyền lợi cơ bản của người dân Hồng Kông.

Kênh VOA của Mỹ cho hay, Đạo luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông được thông qua chứng tỏ Bắc Kinh đã không tiếc lấy việc phá hoại lời hứa “một quốc gia, hai chế độ” và khiến mối quan hệ với các nước lớn phương Tây như Hoa Kỳ và Anh rạn nứt thêm bước nữa làm cái giá phải trả, qua đó siết chặt kiểm soát triệt để, dốc sức thực hiện chuyển biến chính trị một cách toàn diện đối với Hồng Kông.

Có phân tích cho rằng Luật An ninh Hồng Kông chỉ mất chưa đầy hai tuần kể từ lúc xem xét cho đến thông qua, qua đó nói rõ phong cách lãnh đạo chuyên quyền độc đoán của ông Tập Cận Bình và thái độ quyết không khoan nhượng đối với bất đồng chính kiến. Điều này trái ngược hoàn toàn với tác phong hành sự của cha ông là Tập Trọng Huân về các vấn đề Trung Quốc - Hồng Kông trong nhiệm kỳ của cha ông tại tỉnh Quảng Đông từ 1978 đến 1980, tạo thành một sự tương phản rõ rệt.

Tại sao thủ pháp xử lý vấn đề Hồng Kông của nhà lãnh đạo ĐCSTQ thuộc hai thế hệ cha con nhà họ Tập lại có sự khác biệt lớn đến như vậy?

Đài VOA của Mỹ đã dẫn lời của ông Đào Kiệt, một nhà bình luận về vấn đề thời sự Hồng Kông, phân tích rằng ĐCSTQ là thể chế theo quy tắc người cai trị (rule of man), có nghĩa là các quy tắc thay đổi từ người cai trị này sang người cai trị khác, chứ không phải quốc gia pháp trị. Thời Đặng Tiểu Bình thống trị Trung Quốc, ông ta nói rằng cải cách và mở cửa sẽ không bị lung lay trong 100 năm, ĐCSTQ trong các chính sách đối ngoại cần phải giấu tài giấu nghề. Sau khi Đặng Tiểu Bình qua đời, nhà lãnh đạo mới lên nắm quyền đã thay đổi quy tắc một cách mau chóng.

Khi đó Đặng Tiểu Bình nói với người dân Hồng Kông rằng 50 năm sẽ không thay đổi, và nếu 50 năm không đủ sẽ cho người dân Hồng Kông thêm 50 năm nữa. Nhưng sau khi Đặng Tiểu Bình vừa mới mất, người lãnh đạo mới đã có cách nhìn nhận khác với ông. Đây chính là vấn đề lớn nhất.

Cha của Tập Cận Bình là Tập Trọng Huân đã từng bị ĐCSTQ bức hại, cũng từng bị Đặng Tiểu Bình loại trừ, điều này ít nhiều để lại chấn thương trong tính cách và tâm lý với Tập Cận Bình. Ông cảm thấy bản thân mình đã đủ nhượng bộ. ĐCSTQ theo quy tắc của người cai trị, vậy nên không có cách nào khác. Lối suy nghĩ của ĐCSTQ hoàn toàn khác với thế giới văn minh bên ngoài.

Học giả của Hội đồng Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ Đường Chí Học nói rằng khi người dân Hồng Kông vừa mới bắt đầu cải cách và mở cửa, nhà lãnh đạo đầu tiên họ gặp chính là Tập Trọng Huân.

Ông Tập Trọng Huân từng đảm nhiệm Bí thư tỉnh ủy thứ nhất và Bí thư tỉnh ủy thứ hai của tỉnh Quảng Đông từ 1978 đến 1980. Ngay khi vừa mới đến Quảng Đông, ông phát hiện vấn đề vượt biên khá nghiêm trọng, và cũng nhận thấy Trung Quốc rất lạc hậu. Rất nhiều người phải rời bỏ Trung Quốc đến Hồng Kông.

Vào tháng 6/1979, chính quyền trung ương mở hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương ĐCSTQ Lý Tiên Niệm đã chỉ trích ông và những người lãnh đạo của tỉnh Quảng Đông, nói rằng họ đã không làm tốt công việc của mình. Ông Tập Trọng Huân sau khi nghiên cứu đã đưa ra ba giải pháp. Một là phát triển sản xuất, cần phải trị tận gốc rễ của vấn đề, cần phải khiến cho đời sống của người dân tốt hơn lên; thứ hai là giáo dục về lòng yêu nước, khiến cho mọi người tin tưởng vào bốn hiện đại hóa; thứ ba là tóm được kẻ cầm đầu, làm tốt công tác ngăn chặn ngay trên tuyến đầu.

Ông Tập Trọng Huân cảm thấy rằng có thể thông qua việc xây dựng đặc khu kinh tế, cho phép những người này có được công ăn việc làm, nhưng nếu muốn làm tốt đặc khu kinh tế, cũng cần người dân Hồng Kông đến đầu tư. Vậy nên Mã Vạn Kỳ, Lý Gia Thành chính là quen biết ông Tập Trọng Huân tại thời điểm đó.

Tại sao Tập Cận Bình và cha ông trong việc xử lý vấn đề của Hồng Kông cũng như rất nhiều vấn đề khác lại có thái độ và phương pháp khác nhau xa đến như vậy?

Ông Đào Kiệt nói rằng, dưới ách thống trị của ĐCSTQ, có khi người bố ở bên cánh tả, con cái có thể ở bên cánh hữu; có khi người bố ở bên cánh hữu, con cái có thể ở bên cánh tả. Hồi Cách mạng Văn hoá, cha con giết nhau, vợ chồng đấu nhau, thầy trò phản nhau, mẹ con coi nhau như kẻ thù,… là những việc thường xảy ra trong quần chúng. Đó là do đảng tính kích động mâu thuẫn và thù hận mà nên. Vậy nên bên trong chuyện này có thể có tâm lý nổi loạn. Tập Trọng Huân năm xưa khi còn ở Tây Bắc Thiểm Tây đã không học đại học, nhưng trong ông thì nhân tính nhiều hơn đảng tính.

Ông Tập Trọng Huân đã thấy rất nhiều người ở Thâm Quyến vượt biên trốn sang Hồng Kông, phía mặt nhân tính của ông đã trỗi dậy. Huống hồ rốt cuộc ông được sinh ra cách đây hơn 100 năm. Khoảng thời gian lúc nhỏ và lớn lên của ông có thể là những năm cuối triều Mãn Thanh, hoặc những năm đầu thời Trung Hoa Dân Quốc, có thể từ sớm ông đã thấm nhuần tư tưởng của giáo lý nhà Nho. Còn thế hệ lãnh đạo hiện giờ của ĐCSTQ hoàn toàn không có được loại tư tưởng này.

Theo Li Quan, NTDTV.com
Vũ Dương biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét