Nếu để ý, bạn sẽ thấy một số người có một lỗ nhỏ xíu rất khó phát hiện gần vành tai, ngay phía sau vùng thái dương.
Tỷ lệ xuất hiện hiện tượng này ở dân da trắng là 1% và ở dân châu Phi, châu Á là 1-10%. Lấy ví dụ, nếu ở Mỹ hay ở Anh, tỷ lệ này chỉ là 0,1 và 0,9 %, thì ở Hàn Quốc, tỷ lệ này có thể lên đến 5%.
Vậy rốt cục lỗ nhỏ xíu này là gì? Thực ra đây là một dị tật bẩm sinh gọi là “rò luân nhĩ”. Nguyên nhân là do khiếm khuyết trong quá trình hình thành cấu trúc vành tai của thai nhi vào tuần lễ thứ sáu trong bào thai, cụ thể ở bộ phận cung họng một và hai. Đây là một cấu trúc có trên tất cả các loài động vật có xương sống, xuất hiện trong giai đoạn phát triển phôi. Ở động vật có vú, chúng tạo nên cấu trúc phần đầu và cổ, nhưng ở cá chúng sẽ phát triển thành phần mang.
Tuy rằng vô hại, nhưng lỗ nhỏ này cũng có thể dễ bị nhiễm trùng, từ đó gia tăng khả năng mắc các bệnh về tai.
Quý Khải
Video xem thêm: Lời cảnh báo của bác sĩ thận học Việt Nam về du lịch ghép tạng ở Trung Quốc
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/loi-canh-bao-cua-bac-si-than-hoc-viet-nam-ve-du-lich-ghep-tang-o-trung-quoc_a5d8c9edb.html"]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét