"Cô Ba xà bông" là người đầu tiên đăng quang hoa hậu của Sài Gòn 150 năm trước, được in hình lên tem và là đại diện thương hiệu cho một hãng mỹ phẩm.
Theo VnExpress, cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Sài Gòn, năm 1865, có tên gọi Miss Sài Gòn. Không giới hạn trong phạm vi "Hòn ngọc Viễn Đông", cuộc thi còn cho phép những mỹ nhân từ các vùng phụ cận tham dự.
Cuối cùng, vượt qua gần 100 cô gái, vương miện Hoa hậu thuộc về cô Ba Thiệu, còn được biết với tên "cô Ba xà bông", con thầy Thông Chánh, quê gốc Trà Vinh.
Trước vẻ mỹ miều của cô Ba, nhiều người Pháp đã đề nghị cô chụp ảnh để đăng báo ở chính quốc. Họ rất muốn chụp cô trong trang phục áo tắm nhưng cô không đồng ý.
Chân dung cô sau đó được vẽ rồi in thành tem với số lượng phát hành lớn chưa từng có ở Đông Dương. Cô là phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện trên con tem.
[caption id="attachment_1168088" align="alignnone" width="343"] Người được cho là cô Ba Thiệu, hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn. Ảnh: Poujade de Ladevèze[/caption]
Trong cuốn Sài Gòn năm xưa học giả Vương Hồng Sển cho rằng trong giới huê khôi mà ông được kể lại vào thời Pháp mới đến thì cô Ba Thiệu đẹp không ai bì.
"Cô đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực cao su nhân tạo. Tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng. Đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi nhà nước in hình vào con tem Bưu điện", học giả viết.
Là hoa hậu nhưng cô Ba sống bình dị, chân chất của một gái quê. Sau khi đoạt vương miện, cô bỏ lại ánh hào quang phù phiếm, không bị ảnh hưởng bởi lối sống ngoại lai. Một thời gian sau, Ba Thiệu lấy chồng.
[caption id="attachment_1168089" align="alignnone" width="460"] Hình cô Ba được in lên con tem ở Đông Dương. Ảnh: Tư liệu[/caption]
Những gương mặt đình đám ngày ấy cho đến bây giờ vẫn là chuẩn mực cái đẹp của phụ nữ Việt nói riêng và cả châu Á nói chung.
Dù họ đều đã lớn tuổi, hay có kết thúc buồn, nhưng những giai thoại, tiếng tăm lừng lẫy về họ sẽ còn mãi lưu danh.
Ngoài cô Ba Thiệu, còn có nhiều mỹ nhân tiếng tăm khác nổi danh khắp đất Việt:
Bà Đỗ Thị Bính (Cô Bính Hàng Đẫy)
Cô Bính tên thật là Đỗ Thị Bính sinh năm 1915, tại ngôi nhà số 37 Hàng Đẫy nay là số 67 Nguyễn Thái Học.
[caption id="" align="alignnone" width="500"] Nhan sắc nức tiếng một thời của giai nhân Đỗ Thị Bính những năm đầu của thế kỷ 19. Ảnh: Tư liệu[/caption]
Cô Bính Hàng Đẫy sở hữu nhan sắc được ví khiến “chim sa cá lặn”. Với nước da trắng ngần, đôi mắt bồ câu, gương mặt thanh tú và vóc dáng mảnh mai.
Cô Bính thường xuyên mặc áo màu đen và dù là áo dài tay hay ngắn tay thì vẫn là tông đen sang trọng.
Màu đen giúp cô Bình khoe được làn da trắng nhưng vẫn toát lên sự huyền bí, sang trọng và nghiêm trang của người đẹp. Thuở ấy, sắc đẹp của cô Bính khiến bao công tử, văn nhân,… đắm đuối.
[caption id="" align="alignnone" width="500"] Ảnh: Cô Bính là người đang ngồi, mặc áo dài đen. Ảnh: Tư liệu[/caption]
Vì sinh trưởng trong một gia đình giàu có nên ngay từ nhỏ cô Bính đã sống trong nhung lụa và hoàn toàn không phải lo lắng đến chuyện tiền bạc.
Tuy nhiên, vì là một gia đình nề nếp, gia phong nên cô Bình được dạy dỗ rất cẩn thận.
Cô Bính sở hữu đầy đủ những phẩm chất công, dung, ngôn, hạnh, sự trầm tĩnh, khôn khéo, dịu hiền mà trí tuệ.
Cũng vì điều này mà dù là người đẹp nức tiếng Hà thành và con nhà giàu có nhưng cô Bính không kiêu kỳ mà nhất mực hòa đồng, giản dị và gần gũi với mọi người.
Bà Bạch Thược
Sánh ngang cùng những cái tên như cô Phượng hàng Ngang, cô Bính hàng Đẫy hay cô Síu Cột Cờ, mỹ nhân Bạch Thược từng là người đẹp Hà Thành khiến bao chàng công tử mê mẩn.
[caption id="" align="alignnone" width="498"] Nhan sắc thuần khiết của mỹ nhân Bạch Thược khi ở tuổi 20. Ảnh: Tư liệu[/caption]
Từ khi mới sinh ra, Bạch Thược đã mang trong mình vẻ đẹp hiếm người có được. Bà được cha mẹ đặt theo tên một loài hoa mang câu chuyện hết sức đặc biệt. Từng có một truyền thuyết kể về loài hoa lạ mang tên Bạch Thược.
Chuyện kể rằng, danh y Hoa Đà khi xưa được tặng một loại cây trồng trong nhà mà không biết rõ đó là cây thuốc quý. Mùa xuân đến, cây ra những bông hoa rất to, trắng muốt tỏa hương quyến rũ như hoa hồng.
Ông thử hái hoa sắc uống nhưng không nhận thấy có gì khác lạ, lá rồi cành cũng như vậy. Nghĩ rằng cây hoa này tuy đẹp nhưng không có tác dụng chữa bệnh nên vị danh y này không còn để ý đến nữa.
Cho tới một đêm thu, khi Hoa Đà đang ngồi đọc sách bỗng nghe thấy bên cửa sổ tiếng một người con gái khóc thút thít.
Sau nhiều lần tìm hiểu, ông mới biết đó chính là tiếng khóc oan ức của loài hoa quý bị bỏ quên, hoa Bạch Thược.
Có mẹ là giai nhân đất Nam Định khi xưa, năm chị em gái bà đều được kế thừa những nét đẹp hiếm người có. Đặc biệt trong đó, vẻ đẹp thanh khiết của Bạch Thược nức tiếng gần xa, khiến biết bao chàng công tử phải si mê.
Bốn đức hạnh, cũng chính là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam xưa bao gồm: Công – Dung – Ngôn – Hạnh. Với điều kiện và môi trường xã hội chung xưa kia, người phụ nữ Việt Nam sinh ra và lớn lên trong sự giáo dục của gia đình có nề nếp gia phong. Cho dù là sinh ra trong giàu có hay nghèo hèn, thì họ cũng cần có đầy đủ những đức hạnh của người phụ nữ truyền thống.
Thời đại nay khác xưa, quan niệm và nhận thức cũng khác biệt nhiều, nếu lấy tiêu chuẩn đức hạnh của phụ nữ Việt xưa để giáo huấn nữ giới trẻ ngày nay thì sẽ có người cho là xưa rồi, lạc hậu quá rồi. Nhưng so sánh và suy ngẫm lại đức hạnh của phụ nữ Việt xưa kia, ta vẫn thấy có một nỗi hoài niệm mênh mang, rằng bao giờ cho tới ngày xưa ấy…?
Hoàng Minh (Tổng hợp)
VIDEO ĐƯỢC XEM NHIỀU
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/lang-dong-dem-ve-so-405-10-dieu-dai-ky-nguoi-xua-luu-lai-ai-cung-can-phai-nho_baf321d53.html"]
10 điều đại kỵ người xưa lưu lại, ai cũng cần phải nhớ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét